thương mại mà Việt Nam đã ký kết
1.2.2.1. Những quy định của WTO về dịch vụ bảo hiểm
Trong phụ lục về dịch vụ tài chính thuộc hiệp định chung về thương mại dịch vụ, WTO đã nêu rõ, dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác. Trong đó dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm gồm:
i. Bảo hiểm trực tiếp (kể cả đồng bảo hiểm): bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
ii. Tái bảo hiểm và tái nhượng bảo hiểm
iii. Bảo hiểm trung gian, như môi giới bảo hiểm và đại lý
iv. Dịch vụ phụ trộ bảo hiểm như là tư vấn, dịch vụ đánh giá xác xuất rủi ro và các dịch vụ giải quyết khiếu nại.
1.2.2.2. Cam kết theo hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký vào ngày 13/07/2000 và chính thức có hiệu lực từ 10/12/2001 sau khi Quốc hội hai nước phê chuẩn. Theo hiệp định, Việt Nam đưa ra những cam kết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của kinh doanh bảo hiểm gồm: (i) Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tai nạn con người trừ bảo hiểm sức khỏe, (ii) Bảo hiểm phi nhân thọ, (iii) Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm, (iv) Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động bảo hiểm (gồm các dịch vụ môi giới và đại lý môi giới)
Cụ thể như sau:
Đối với cung cấp dịch vụ qua biên giới, các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ được phép cung cấp không hạn chế đối với:
Các dịch vụ bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ) cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Các dịch vụ tái bảo hiểm
- Các dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm - Các dịch vụ tư vấn giải quyết khiếu nại, đánh giá mức rủi ro
Cũng theo hiệp định này, việc tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài không phải chịu bất kỳ một hạn chế nào. Sự hiện diện thương mại của các công ty baỏ hiểm Mỹ không bị hạn chế nhưng phải tuân thủ theo lộ trình tự do hóa thương mại từng bước trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm. Cụ thể là:
- Sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, các công ty bảo hiểm của Hoa kỳ được thành lập công ty liên doanh với các đối tác được phép kinh doanh bảo hiểm của Viettj Nam, trong đó, tỷ lệ góp vốn của đối tác Hoa Kỳ không vượt quá 50% tổng vốn pháp định.
- Sau 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cho phép thành lập công ty bảo hiểm với 100% vốn của Hoa Kỳ
- Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư của Hoa Kỳ không được phép kinh doanh các dịch vụ đại lý bảo hiểm
- Sau 3 năm đối với các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư của Hoa kỳ không được phép kinh doanh các dịch vụ đại lý bảo hiểm
- Sau 3 năm đối với các công ty liên doanh và 6 năm đối với công ty bảo hiểm 100% vốn của Hoa Kỳ kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ xóa bỏ việc không cho phép các công ty bảo hiểm Hoa Kỳ kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc (Nnhư bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng, lắp đặt, bảo hiểm các dự án dầu khí, bảo hiểm các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường).
- Sau 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải bãi bỏ chế độ tái bảo hiểm bắt buộc.
Những cam kết này sẽ là các điều kiện để Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập với khu vực và các đối tác thương mại quan trọng như Nhật Bản, Liên minh Châu Âu….
1.2.2.2.Cam kết trong khuôn khổ các nước ASEAN
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập chung, lĩnh vực bảo hiểm cũng diễn ra xu thế này một cách rất mạnh mẽ. Các quốc gia đã và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định thư số 5 về thiết lập chung của ASEAN về bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba của chủ xe cơ giới.
Ngoài ra, các cố gắng xây dựng thế cũng được đẩy mạnh với việc thành lập Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN và Hiệp hội bảo hiểm ASEAN để gắn kết và tăng cường sự hợp tác giữa chính phủ và ngành bảo hiểm các nước trong khu vực.