Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm MIC Hải Phòng (Trang 38)

Môi trường kinh tế

chất là hoạt động dự trữ của các cá nhân, gia đình, các tổ chức nhằm đối phó với các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất - kinh doanh và đời sống. Do vậy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ có thể diễn ra khi kinh tế của các tổ chức, cá nhân và gia đình có dư thừa. Nói cách khác, nền tảng của mội hoạt động dự trữ bảo hiểm là kinh tế. Sức mua của thị trường bảo hiểm phụ thuộc vào khả năng tài chính của các doanh nghiệp và dân cư – khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy cần phải tiến hành phân tích môi trường kinh tế để xem xét những yếu tố nào có thế ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm trong hiện tại và tương lai. Các yếu tố kinh tế gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp bảo hiểm đó là sự vận động của nền kinh tế trong nước và trong khu vực, chu kỳ kinh tế, mức tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, mức đầu tư vào nền kinh tế, lãi suất thị trường và ảnh hưởng của nó tới khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư, các chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó tới quan hệ xuất nhập khẩu, mức độ thất nghiệp, hệ thống thuế và chính sách thuế quan tạo ra cơ hội và gây ra nguy cơ như thế nào đối với doanh nghiệp.

Môi trường chính trị - pháp luật

Đây là môi trường nhạy cảm có tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Môi trường chính trị - pháp luật vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Chúng có thể tạo ra cơ hội thuận lợi và cũng có thể là trở ngại, thậm chí là rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu một quốc gia có nền chính trị bất ổn, chiến tranh, nội chiến thì sẽ dẫn đến kinh tế bị suy thoái, kiệt quệ. Ngược lại, nếu chính trị ổn định sẽ thu hút được sự đầu tư, nền kinh tế phát triển. Hệ thống pháp luật được xây dựng hoàn thiện là cơ sở để sản xuất – kinh doanh phát triển. Các chính sách liên quan đến thuế, xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư, chính sách lao động, chính sách đóng hay mở cửa thị trường bảo hiểm…đều ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh bảo hiểm. Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật càng minh bạch thỡ nền hoạt động kinh doanh bảo hiểm càng phát triển.

Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật cũng có thể dẫn tới những biến động lớn trong kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Dịch vụ bảo hiểm hoạt động và chịu sự điều chỉnh, giám sát bởi Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ban hành ngày 9 tháng 12 năm 2000 và Luật kinh doanh baorhieerm sửa đổi bố sung số 61/2010/QH12 ban hành ngày 24/11/2010. Theo Luật thì có các quy định điều chỉnh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam gồm có

- Nghị định số 123/201/NĐ-CP ngày 28/12/2011 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều luật bố sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi một số điều bố sung của nghị định số 45/2007/NĐ-CP

- Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05/05/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

- Nghị định số 114/2008/NĐ-CP ngày 03/11/2008 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật phá sản đối với doanh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác

- Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/09/2008 về quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

- Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

- Và một số quy định khác

- Dịch vụ bảo hiểm là một trong những lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước, Bộ tài chính là cơ quan có trách nhiệm giám sát trực tiếp các hoạt động động bảo hiểm. Các quy định về dịch vụ bảo hiểm được quy định tại Điều 120-129 trong Luật bảo hiểm. Việc thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện ít nhất 1 lần 1 năm. Ngày 2/12/2009, quyết định số 228/QĐ-TTg đã ban hành để xác định rõ chức năng, quyền hạn và cơ cấu của cục quản lý và giám sát bảo hiểm (ISA). ISA trực tiếp giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và báo cáo cho Bộ tài chính. Ngoài ISA, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (AVI), được thành lập ngày

24/12/1999 đang hoạt động để bảo vệ các quyền lợi của các doanh nghiệp bảo hiểm thành viên và bên mua bảo hiểm Vụ giám sát bảo hiểm với chức năng giám sát thị trường bảo hiểm tiến hành kiểm soát khá chặt chẽ, công bằng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.

Hình 1.1 Các cơ quan quản lý hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam

Môi trường dân cư

Môi trường dân cư bao gồm các nhân tố: Dân số và mật độ dân số, cơ cấu dân số, đặc điểm về gia tầng trong xó hội, thu nhập và khả năng thanh toán của dân cư, nhận thức của người dân, các yếu tố về đặc điểm và tâm lý tiêu dùng của người dân

Dân số và mật độ dân số: Đây là nhân tố cơ bản để tạo ra một thị trường bảo hiểm nếu không có con người thì sẽ không có nhu cầu bảo hiểm. Khi dân số tăng dẫn đến nhu cầu của con người về bảo hiểm tăng, các doanh nghiệp bảo hiểm phải mở rộng thị trường và tạo ra nhiều sản phẩm bảo hiểm mới để thỏa mãn nhu cầu của người dân.

Cơ cấu dân số, đặc điểm về giai tầng xã hội: Với bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào, khi xây dựng thị trường, ngoài việc phân đoạn thị trường theo dân số và mật độ dân số, cũng phải xem xột đến cơ cấu dân cư, đặc điểm giai tầng trong xó hội Mỗi vựng khác nhau thì có nhu cầu khác nhau về tiêu dùng, do đó có nhu cầu

bảo hiểm khác nhau.

Thu nhập và khả năng thanh toán: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm chỉ có thể trở thành nhu cầu thực tế khi bảo đảm phù hợp với thu nhập và khả năng thanh toán. Khi dân cư có mức thu nhập càng cao thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao cấp ngày càng tăng lên.

Nhận thức của người dân: Theo sự phát triển của xã hội thì hiện nay, người dân Việt Nam đó có cái nhìn cởi mở hơn với việc bảo hiểm, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. Tại các quốc gia phát triển, trình độ dân trí cao, ngành bảo hiểm càng phát triển và thực sự đạt được nhiều thành công vỡ họ nhận thức được vai trò quan trọng của bảo hiểm đối với cuộc sống.

Môi trường công nghệ

Môi trường khoa học công nghệ cũng tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển nhanh chóng đồng thời có thể cũng gây ra những thách thức đe dọa. Phân tích môi trường khoa học công nghệ để doanh nghiệp nhận biết và khai thác những công nghệ phù hợp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. giống như các sản phẩm hàng hóa, công nghệ cũng có chu kỳ sống. Áp dụng một công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp cần chú ý đến giới hạn, tiến bộ cảu công nghệ và rất cú thể có những công nghệ thay thế khác để sản phẩm của doanh nghiệp không bị lạc hậu. Nhiều doanh nghiệp rất thành công với công nghệ hiện đại nhưng lại gặp nhiều khó khăn đối với giải pháp công nghệ thay thế. Do đó doannh nghiệp cần phân tích và dự báo khả năng biến động của một công nghệ mới mà doanh nghiệp muốn áp dụng đồng thời xem xét đến giới hạn tiềm năng của công nghệ đó và khả năng thay thế nó.

Môi trường toàn cầu

Toàn cầu hóa đó, đang và sẽ là xu hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi quốc gia quan tâm dến. Trong bối cảnh đó, môi trường quốc tế hóa là môi trường đặc biệt nói chung của môi trường chung bên ngoài doanh nghiệp. Môi trường quốc tế phát triển kèm theo đó các điều lệ, tập quán chung trong xử lý các

nghiệp vụ bảo hiểm đũi hỏi cỏc doanh nghiệp bảo hiểm phải nhanh chóng bắt kịp xu hướng đó mới có thể tồn tại và phát triển, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của các cá nhân, doanh nghiệp.

Các nhân tố nội tại doanh nghiệp Trình độ quản lý doanh nghiệp

Một nhân tố quan trọng có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là trình độ quản lý doanh nghiệp, trong đó việc kiểm soát và tiết kiệm chi phí hoạt động, hạn chế, ngăn chặn trục lợi bảo hiểm trong khâu bồi thường đóng vai trò then chốt.

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ các khoản chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm trừ chi lập dự phòng, chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm. Như vậy, chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm gồm chi hoa hồng, chi giám định tổn thất, chi đòi người thứ ba, chi dịch vụ đại lý, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi đánh giá rủi ro, xử lý hàng bồi thường 100%, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các khoản chi này cho thấy có hai khoản chi có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi hoa hồng bảo hiểm gốc. Vì vậy, việc kiểm soát và tiết kiệm hai khoản chi này là chìa khóa để doanh nghiệp bảo hiểm có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, Kiểm soát chi hoa hồng sao cho việc chi hoa hồng của doanh nghiệp bảo hiểm đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách là mục tiêu của nhà quản lý. Đây là công việc không đơn giản, các doanh nghiệp bảo hiểm chạy đua trong việc chi hoa hồng để dành dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm soát và tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp cú liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy. Một bộ may quản lý doanh nghiệp cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động yếu kém không những không nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm mà cũng có tác động ngược lại.

để nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm là hạn chế và ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm.

Năng lực tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm thể hiện ở qui mô vốn kinh doanh và qui mô các quĩ dự phòng của doanh nghiệp. Tính đặc thù trong kinh doanh bảo hiểm làm cho qui mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quan trọng hơn nhiều so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Đối với doanh nghiệp có chu trình sản xuất kinh doanh thuận, khác với doanh nghiệp bảo hiểm, việc thiếu hụt vốn kninh doanh có thể được giải quyết bằng vốn vay ngân hàng. Kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt có chu trình đảo ngược, vì vậy không thể có hậu thuẫn từ nguồn vốn của ngân hàng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chính vflý do đó mà vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển các dịch vụ bảo hiểm cũng như qui mô thị trường. Các nghiệp vụ bảo hiểm càng đa dạng thì càng cần có nguồn tài chính lớn và ổn định.

Trình độ cán bộ

Trong kinh doanh bảo hiểm, lực lượng lao động của doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, lao động có thể sáng tạo ra công nghệ kỹ thuật hiện đại và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức đòi hỏi lực lượng lao động phải là đội quan tinh nhuệ và có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều đó càng chứng tỏ vai trò quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp bảo hiểm

Công cụ lao động là phương diện để con người sử dụng tác động lên đối tượng sử dụng các công cụ đó.

lao động và quá trình tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm dẫn đến tăng hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm MIC Hải Phòng (Trang 38)