Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm MIC Hải Phòng (Trang 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM MIC HẢI PHÒNG

2.1.1.Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm. Ngoài các đặc điểm chung giống như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có một số đặc điểm như: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh tài chính, chủ yếu thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh bảo hiểm và các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính.

hiểm dưới các hình thức như: thông qua đại lý, môi giới bảo hiểm, thông qua đấu thầu, thông qua các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với hoạt động tái bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có quyền chuyển nhượng một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được phép nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm.

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải duy trì một mức vốn điều lệ đã đóng góp không thấp hơn mức vốn pháp định đã quy định. Việc trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng đã ký kết.

Hình 2.1: Cấu trúc một doanh nghiệp bảo hiểm

Nguồn: Pwc Insurance

Cấu trúc của một doanh nghiệp bảo hiểm gồm những bộ phận chính sau:

-Bộ phận định phí bảo hiểm (Actuaria): Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc phân tích dữ liệu và làm việc với các nhân viên khác của công ty để ấn

định chi phí bảo hiểm mà công ty sẽ thu của khách hàng.

-Bộ phận tái bảo hiểm (Reinsurance): Tại hầu tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều có một chương trình tái bảo hiểm của riêng mình. Mục tiêu cuối cùng của chương trình là để giảm thiểu rủi ro bằng cách chuyển một phần rủi ro thiệt hại cho một doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc một nhóm các doanh nghiệp tái bảo hiểm.

-Bộ phận đánh giá rủi ro/chấp nhận bảo hiểm (Underwriting): Bộ phận này chịu trách nhiệm thiết lập, thực hiện và quản lý các chương trình bảo hiểm cho công ty. Bộ phận này cũng bao gồm cả chức năng nghiên cứu thị trường, đánh giá chương trihf sản phẩm bảo hiểm, và xây dựng hướng dẫn đánh giá rủi ro và bán sản phẩm.

-Xử lý khiếu nại (Claims): là bộ phận tiếp nhận các thông tin khai báo tổn thất từ phía khách hàng để cung cấp cho nhân viên xử lý khiếu nại và xử lý các cuộc gọi từ khách hàng cũng như từ đại lý bảo hiểm

-Quản lý đầu tư (Investment management) là bộ phận quản lý tài sản đầu tư cho doanh nghiệp. Hoạt động của bộ phận này là lựa chọn các công cụ đầu tư tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, giám sát hoạt động của toàn bộ doanh mục đầu tư sao cho phù hợp với chính sách đầu tư và các mô hình định giá.

Bất kỳ một ngành nào đều có một chu kỳ kinh doanh thăng trầm từ khi khởi nghiệp, tăng trưởng, mở rộng cho đến khi thoái trào và thu hẹp. Ngành bảo hiểm cũng không là ngoại lệ, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm thường kéo dài từ 2 tới 10 năm và bao gồm một thị trường “cứng” (hard market) và một thị trường “mềm” (soft market).

Một chu kỳ của ngành bảo hiểm thường bắt đầu khi doanh nghiệp bảo hiểm thắt chặt các chỉ tiêu đánh giá rủi ro của mình và nâng phí bảo hiểm sau một thời gian thua lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hay, một chu kỳ mới lại bắt đầu tại điểm “bùng nổ” như trong hình. Trước thời điểm này, thị trường bảo hiểm là một thị trường mềm và có một số đặc điểm như: (i) phí bảo hiểm thấp, (ii) phạm vi bảo hiểm được mở rộng, (iii) các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tại các doanh nghiệp bảo hiểm được nới lỏng và (iiii) cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng mạnh mẽ. Những điểm trên gộp lại có tác động xấu đến ngành bảo hiểm, khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu thua lỗ và gây ảnh hưởng xấu đến ngành bảo hiểm khiến các doanh nghiệp bảo hiểm chịu thua lỗ và lợi nhuận phụ thuộc ngày càng nhiều từ các doanh động đầu tư. Sau đó các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn trong chính sách đánh giá rủi ro với mức phí bảo hiểm cao hơn, lợi nhuận cũng sẽ tăng lên. Một lần nữa, sự gia tăng hoạt động bảo hiểm làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh nhau hơn, hệ quả là phú bảo hiểm của các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giảm và tiếp tục nới lỏng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro, gây thiệt hại cho hoạt động bảo hiểm và một chu kỳ kinh doanh mới lại bắt đầu.

Các doanh nghiệp bảo hiểm có chu kỳ kinh doanh như vậy bởi một số nguyên nhân như: (i) Thứ nhất là do sự mất cân bằng giữa cung và cầu, cạnh tranh về giá để giành thị phần và hạn chế về năng lực bảo hiểm do thua lỗ từ trước đó

trong việc chi trả bảo hiểm; (ii)Thứ hai là do các cú sốc từ bên ngoài như lãi suất thay đổi, thảm họa, thiên tai lũ lụt…; (iii)Thứ ba là do các ảnh hưởng bởi nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI…

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm MIC Hải Phòng (Trang 47)