Lựa chọn chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty đến năm 2015.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cp sách thái hà giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 (Trang 32 - 34)

KIẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH THÁI HÀ

3.3. Lựa chọn chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty đến năm 2015.

Hiện nay, Việt Nam đang tồn tại hai hệ thống phát hành sách lớn là Fahasa với số lượng cửa hàng sách lên tới 56 nhà sách tại các tỉnh thành phố, hệ thống Phương Nam với hơn chục nhà sách ở một số tỉnh thành. Fahasa chuyên về phát hành trong khi Phương Nam books vừa mạnh về xuất bản lại vừa mạnh về phát hành. Theo đánh giả của các chuyên gia thì thị trường bán lẻ của Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng, nên việc mở ra một nhà sách để bán lẻ là một bước đi mà Thaihabooks cần phải hướng tới.

Bên cạnh đó sự ra đời, tồn tại thành công của mô hình cà phê sách (cà phê sách của Phương Nam book) cũng là hướng đi mà công ty cần phải nghiên cứu.

Tuy nhiên, có thể thấy, mô hình cà phê sách tồn tại từ nhiều năm nay, thời gian đầu phải nói rằng bùng nổ với số lượng lớn 7 đến 8 quán cà phê theo mô hình này được mở mới mỗi tháng, sau đó thì lắng dấn, một số cửa hàng nhỏ hoạt động cầm chừng, chủ yếu bán cà phê là chính. Khách vào đây chủ yếu là đọc sách chứ ít mua. Chỉ có một số ít quán cà phê sách có sự phát triển với sự đầu tư về tiện nghi và các chương trình giao lưu, hôi thảo được tổ chức thường xuyên.

Chính vì doanh thu của mô hình này chủ yếu được mang lại từ cà phê, mà cà phê lại không phải là sản phẩm kinh doanh của Thaihabooks do đó không đi theo định hướng của Công ty. Hơn nữa, việc mở một chuỗi cà phê sách thì cần phải có sự hợp tác chiến lược với các thương hiệu cà phê nổi tiếng ví dụ như Trung Nguyên. Chương trình hợp tác này để thành công thì sẽ tốn không ít chi phí của cả 2 bên.

Như đã nói ở trên thì thị trường bán lẻ của Việt Nam sẽ rất phát triển (Mới đây, AT Kearney, một trong những công ty chuyên xếp hạng chỉ số bán lẻ nổi tiếng, đã xếp Việt Nam đứng thứ 8 trong số 30 thị trường bán lẻ phát triển nhanh trong

toàn cầu - http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam/Viet-Nam-Thi-truong-ban-le-day- tiem-nang/55104421/152/) trong đó có thị trường sách, nên việc hình thành một chuỗi nhà sách bán lẻ giống như mô hình của Fahasa hay Noble & Bern là lựa chọn phù hợp với xu thế thị trường. Vì thế, việc xây dựng của chuỗi nhà sách bản quyền của Thaihabooks là phương án khả thi và đi đúng định hướng của công ty

Vậy như thế nào gọi là sách bản quyền?

Năm 1886, tại Bern Thụy Sĩ, công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước được hình thành từ những nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.

Các quốc gia tuân thủ công ước Bern công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuất bản tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này. Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Ngoài ra, những quốc gia ký công ước Berne không được đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác giả trong việc thụ hưởng tác quyền. (Các quốc gia ký công ước Bern vẫn có quyền áp đặt các luật lệ riêng cho các tác giả trong nước họ hoặc từ những nước không ký công ước này).

Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.

Sách có bản quyền là sách tuân thủ luật bản quyền tác giả, tức là đơn vị xuất bản muốn in ấn một sản phẩm nào đó thì phải mua quyền xuất bản cuốn sách đó tại nước mình từ chính tác giả hay đơn vị, cá nhân giữ bản quyền sản phẩm đó. Dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất được thể hiện tên sách là trang bản quyền.

Nhà sách Bản Quyền có nghĩa là: sách được bày bán tại Nhà sách là sách có bản quyền.

Giá trị của nhà sách mang lại cho độc giả là gì? Mang lại cho độc giả những cuốn sách thật, có bản quyền, đẹp về mẫu mã tốt về nội dung góp phần bồi dưỡng phát triển nhân cách, tâm hồn, trí tuệ của con người.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cp sách thái hà giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w