Một số nghiên cứu nghèo đói trên phạm vi địa bàn tỉnh Thá

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 34)

Các đề tài nghiên cứu về nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên được nhiều tác giả nghiên cứu: Đặng Thị Thái (2008), “ phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ”. Trong luận văn nghiên cứu về môi trường của tác giả cũng bước đầu lượng hóa kết quả nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy tuyến tỉnh về mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học và một số biến khác là biến nguyên nhân, có ảnh hưởng đến biến kết quả (phụ thuộc) là thu nhập từ trồng trọt. Do vậy, kết quả chưa rõ ràng, liệu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học càng nhiều có làm suy giảm môi trường hay không? Bởi vì,

dấu của các biến độc lập này đều là dấu dương (+). Mặt khác, việc đánh giá thông qua số liệu thu thập trong một năm cũng khó đánh giá được tác động của việc sử dụng lượng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đến thu nhập từ người nông dân [2].

1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.1. Các vấn đề mà đề tài cần giải quyết

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm cải thiện mức sống cho người dân trên địa bàn huyện Định Hóa nói riêng và cho các khu vực miền núi khác trong tỉnh cũng như trong khu vực nói chung. Vì vậy, để giải quyết mục tiêu đề tài đặt ra, thì các vấn đề mà tác giả cần tập trung giải quyết là:

- Đói nghèo là gì?

- Đói nghèo được biểu hiện ở những khía cạnh nào?

- Các chỉ tiêu và chuẩn mực để xác định và đánh giá đói nghèo?

- Thực trạng đói nghèo của huyện Định Hóa trong những năm gần đây như thế nào?

- Các biện pháp khắc phục?

+ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ huyện Định Hóa?

+ Giải pháp nào để giải quyết tình trạng đói nghèo của người dân miền núi tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Định Hóa nói riêng

1.2.2. Thiết kế nghiên cứu

Sau khi đã lựa chọn được đối tượng là những người nghèo từ kết quả danh sách của địa phương, công việc thu thập số liệu ở cấp độ xã, làng, thôn và đến hộ gia đình sẽ được tiến hành.

Hình 1.2. Sơ đồ Khung phƣơng pháp phân tích vấn đề Vấn đề nghiên cứu:

Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói ảnh hƣởng đến ngƣời dân

Lựa chọn vùng nghiên cứu và phân tích

Các số liệu thu thập ở cấp độ vi mô: huyện, xã, làng, thôn, hộ gia đình trong phạm vi đơn vị hành chính là huyện.

Dữ liệu thông tin

Thông tin định lƣợng Thông tin định tính

+ Diện tích đất canh tác + Lao động

+ Chi phí sản xuất của hộ + Giá cả

+ Chi tiêu của hộ + Thu nhập

+ Mong muốn ngƣời dân; + Các nhân tố tác động tới nghèo đói

+ Sự quan tâm của các tổ chức xã hội đối với ngƣời dân;

+ Các chính sách hỗ trợ

Phân tích

1.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận của mình, qua đó cho tác giả một cái nhìn biện chứng về hiện tượng, sự vật nghiên cứu mà cụ thể ở đây là kinh tế hộ và vấn đề nghèo đói ở địa phương.

Chủ nghĩa Duy vật biện chứng cho ta phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với nhau.

1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo của địa phương, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và các cán bộ có trách nhiệm ở địa phương.

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp + Phương pháp xác định mẫu điều tra

Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, việc chọn hộ để điều tra phải mang tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu. Để xác định số lượng hộ cần điều tra nghiên cứu, ta sử dụng công thức sau:

2 2 2   tn Trong đó:

n: Số lượng hộ cần tiến hành điều tra t: Hệ số tin cậy (t = 1,96 với  = 5%) : Phạm vi sai số cho phép

Để ước lượng  ta dùng phương sai chọn mẫu (S2 được tính cho 30 hộ điều tra thử) và ước lượng theo công thức sau:

1 2 2 2 2 ) 1 ( ) 1 ( U s n U s n    Trong đó:

S2: Phương sai mẫu n: Dung lượng mẫu

U1, U2: Chênh lệch mẫu và được tra từ bảng phân phối 2.

Sau đó dựa vào công thức tính n, ta xác định được số lượng mẫu cần điều tra là n = 195 mẫu. Tuy nhiên để tăng độ chính xác và để loại trừ những mẫu không đạt chất lượng hoặc số liệu điều tra trùng nhau nên số lượng mẫu được tăng lên là 200 mẫu. 200 mẫu được xác định ngẫu nhiên và được điều tra nghiên cứu lặp lại vào năm 2007 và 2011

Huyện Định Hoá được chia thành 3 vùng rõ rệt, vùng Phía Bắc là xã miền núi, vùng sâu; Vùng trung tâm bao gồm các xã gần trung tâm huyện có điều kiện về thị trường, gần các trung tâm văn hoá, chính trị - xã hội của huyện; Vùng phía Nam là các xã thuộc khu vực núi thấp, trong đó sản xuất nông nghiệp là chính, tuy nhiên có một số xã có truyền thống trồng chè và thu nhập chính của hộ là từ cây chè.

Với mục tiêu nghiên cứu đói nghèo,tôi lựa chọn khu vực trung tâm làm điểm nghiên cứu và 2 vùng phía Nam và phía Bắc đại diện cho toàn huyện.

+ Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình kinh tế và đói nghèo của hộ.

+ Thu thập tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên quan đến sản xuất và nguyên nhân nghèo đói của hộ.

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này đặc biệt cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

1.2.3. Chọn điểm nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn điều tra lại 200 hộ tại huyện Định Hóa (số hộ này đã được tham gia vào điều tra năm 2007) ở 7 xã nông thôn (Bình Thành, Trung Hội, Điềm Mạc, Kim Phượng, Tân Dương, Bảo Cường, Linh Thông) đây là 7 xã đại diện cho 3 vùng phía bắc, phía nam và khu vực trung tâm có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện, từ đó chọn các thôn, xóm và hộ điều tra. Đối tượng điều tra bao gồm cả những hộ người dân tộc và hộ gia đình người kinh. Thứ nhất, trong một môi trường chung, người Kinh và người dân tộc ở nông thôn Định Hóa đã có sự đồng hoá nhất định cả về phong tục, lối sống và cách thức làm ăn trong một cộng đồng; thứ hai, đề tài lựa chọn những hộ người Kinh làm cơ sở để so sánh và đánh giá trình độ phát triển của hộ gia đình người dân tộc.

Bảng 1.4: Lựa chọn mẫu điều tra

Stt Tên xã Cỡ

mẫu Tiêu thức lựa chọn

1 Linh Thông 29 Xã đại diện KV phía Bắc, tỷ lệ hộ nghèo cao, chuyên sản xuất nông nghiệp

2 Kim Phượng 28

3 Bảo Cường 29 Xã đại diện KV gần Trung tâm, tỷ lệ hộ nghèo cao, địa hình khó khăn, phức tạp

4 Tân Dương 29

5 Bình Thành 28

Xã đại diện KV miền nam, có điều kiện sản xuất vùng chè chuyên canh

6 Điềm Mạc 29

7 Trung Hội 28

Quy trình điều tra

+ Sau khi xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là tiến hành điều tra tình hình kinh tế của hộ bằng phiếu điều tra trước.

+ Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên quan đến sản xuất và nguyên nhân nghèo đói của hộ.

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này đặc biệt cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương về các nguyên nhân đói nghèo, các khó khăn trong phát triển kinh tế ...

1.2.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

a. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp

1.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp phân tổ

Khi tiến hành điều tra căn cứ theo tiêu chuẩn đói nghèo của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, để phân tổ hộ nghèo và hộ không nghèo. Khi tiến hành phân tổ, tôi sử dụng phương pháp đồ thị. Có nghĩa sau khi tính được thu nhập bình quân của tất cả các mẫu, sắp xếp theo chiều tăng dần và tiến hành xác định khoảng cách tổ một cách phù hợp. Mức thu nhập của nhóm hộ điều tra được phân chia thành 02 nhóm: nhóm hộ nghèo (năm 2007 mức thu

nhập dưới 200 nghìn đồng/người/tháng, năm 2011 mức thu nhập dưới 400 nghìn đồng/người/tháng), nhóm hộ không nghèo (năm 2007 mức thu nhập trên 200 nghìn đồng/người/tháng, năm 2011 mức thu nhập trên 400 nghìn đồng).

b. Hàm sản xuất Cobb – Douglas

Việc phân tổ các nhân tố sản xuất theo thu nhập cho thấy xu hướng tác động đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên, điều đó mới dừng lại ở việc chỉ ra về mặt xu hướng tác động, còn để đánh giá được chính xác mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố tới thu nhập của hộ, ta sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas để đánh giá.

Hàm Cobb-Douglas được xây dựng như sau: TN = b1*TDb2*TTb3*CNb4*DTb5*LDb6*eb7D*eu Trong đó:

Biến phụ thuộc:

TN: Thu nhập bình quân hộ (nghìn đồng) Các biến độc lập:

TD: Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp) TT: Chi phí cho trồng trọt (nghìn đồng) CN: Chi phí cho chăn nuôi (nghìn đồng) DT: Diện tích đất sản xuất của hộ (m2) LD: Lao động của hộ (người)

D: Biến giả về dân tộc (1: dân tộc Kinh; 0: dân tộc khác)

Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai vế và giải trên phầm mềm EXCEL.

1.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

1.2.6.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ

(1) Tổng giá thị sản xuất của hộ : GO (Gross output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.

GO = ∑(qi x pi) (i = 1:n)

Trong đó : qi khối lượng sản phẩm phẩm i Pi : giá của sản phẩm i

(2) Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí mua ngoài phục vụ quá trình sản xuất của hộ.

IC = ∑ Ci (i = 1:n)

(3) Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.

VA = GO – IC

1.2.6.2. Các chỉ tiêu bình quân

Công thức tính số bình quân:

n X n i i X     1

Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân …

1.2.6.3. Chỉ tiêu hiệu suất biên một đơn vị của biến độc lập

(1)Đối với biến định lượng: _

_ X Y b Yi  

(2)Đối với biến thuộc tính: Dj e Y  

Ý nghĩa: đầu tư thêm 1 đơn vị yếu tố i sẽ mang lại thêm bao nhiêu đơn vị yếu tố thu nhập (Y)

Chƣơng 2

NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 2.1. Tình hình cơ bản của huyện Định Hóa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu

Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên,

cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên gần 60km về phía tây – Bắc theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 248, có tọa độ địa lý từ 24005‟ đến 24040‟ độ vĩ Bắc; từ 18005‟ đến 185080‟ độ kinh Đông.

Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên có vị trí hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế,…và đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế của vùng Trung du miền núi bắc bộ và của đất nước. Cần phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng và huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra bước đột phá mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, bền vững.

- Phía Bắc và phía Đông huyện Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn - Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang

- Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương

Huyện có 24 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 23 xã. Dân số hiện nay là 86.200 người, mật độ dân số trung bình của huyện là 169 người/km2

[5]

Các thành phần dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện gồm: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán dìu.

35

BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH HUYỆN ĐỊNH HOÁ

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình huyện Định Hóa

Là một huyện vùng núi nên địa hình đặc trưng là các dãy núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và các khe rạch. Địa hình của huyện nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình khoảng 250 m. Phía Tây là những dãy núi đất có độ cao trung bình từ 300 – 400 m, tầng đất dày. Phía Nam là dãy núi đất xen với đồi thấp có độ cao trung bình từ 100 – 150 m.

Huyện Định Hóa nằm ở khu vực tương đối cách biệt, hay nói cách khác, huyện nằm ở vị trí vĩ độ cao và điều kiện tiếp cận với thị trường là rất ít. Vì vậy, có sự khác nhau trong quá trình phân bổ nguồn lực cả về chất lượng và số lượng. Ngoài ra còn có sự khác nhau giữa các dân tộc với các điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội khác nhau.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn

Định Hóa chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Ở đây mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân đạt 1.700mm/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều tập chung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9, cường độ mưa lớn nhất vào hai tháng 7 và 8. Mùa mưa lượng nước bốc hơi thường cao hơn lượng mưa, thường có sương muối và rét đệm kéo dài, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây dài ngày. Nhiệt độ trung bình của huyện là 22,50C; từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau có nhiệt xuống thấp nhất trong năm. Đặc biệt là tháng 1 nhiệt độ trung bình ở huyện chỉ đạt 14,90C.

Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85%, các tháng mùa mưa có ẩm độ khá cao từ 83 – 87%. Ẩm độ cao kéo dài gây khó khăn lớn cho việc chế biến và bảo quản nông sản. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện làm cho dịch bệnh phát sinh ở cây trồng, vật nuôi và người.

Huyện Định Hóa là nơi bắt nguồn của 3 con sông chính: Sông Chu, sông Công và sông Đu. Các nhánh của 3 con sông này phát triển thành hình nan quạt, phân bố khá đồng đều trên các vùng của huyện. Nhiều vùng đất sông suối được bối đắp từ 3 con sông trên. Ngoài ra, các suối nhỏ, xuất hiện

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 34)