Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 40 - 42)

a. Phương pháp phân tổ

Khi tiến hành điều tra căn cứ theo tiêu chuẩn đói nghèo của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, để phân tổ hộ nghèo và hộ không nghèo. Khi tiến hành phân tổ, tôi sử dụng phương pháp đồ thị. Có nghĩa sau khi tính được thu nhập bình quân của tất cả các mẫu, sắp xếp theo chiều tăng dần và tiến hành xác định khoảng cách tổ một cách phù hợp. Mức thu nhập của nhóm hộ điều tra được phân chia thành 02 nhóm: nhóm hộ nghèo (năm 2007 mức thu

nhập dưới 200 nghìn đồng/người/tháng, năm 2011 mức thu nhập dưới 400 nghìn đồng/người/tháng), nhóm hộ không nghèo (năm 2007 mức thu nhập trên 200 nghìn đồng/người/tháng, năm 2011 mức thu nhập trên 400 nghìn đồng).

b. Hàm sản xuất Cobb – Douglas

Việc phân tổ các nhân tố sản xuất theo thu nhập cho thấy xu hướng tác động đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên, điều đó mới dừng lại ở việc chỉ ra về mặt xu hướng tác động, còn để đánh giá được chính xác mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố tới thu nhập của hộ, ta sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas để đánh giá.

Hàm Cobb-Douglas được xây dựng như sau: TN = b1*TDb2*TTb3*CNb4*DTb5*LDb6*eb7D*eu Trong đó:

Biến phụ thuộc:

TN: Thu nhập bình quân hộ (nghìn đồng) Các biến độc lập:

TD: Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp) TT: Chi phí cho trồng trọt (nghìn đồng) CN: Chi phí cho chăn nuôi (nghìn đồng) DT: Diện tích đất sản xuất của hộ (m2) LD: Lao động của hộ (người)

D: Biến giả về dân tộc (1: dân tộc Kinh; 0: dân tộc khác)

Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai vế và giải trên phầm mềm EXCEL.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 40 - 42)