Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 42)

1.2.6.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ

(1) Tổng giá thị sản xuất của hộ : GO (Gross output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.

GO = ∑(qi x pi) (i = 1:n)

Trong đó : qi khối lượng sản phẩm phẩm i Pi : giá của sản phẩm i

(2) Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí mua ngoài phục vụ quá trình sản xuất của hộ.

IC = ∑ Ci (i = 1:n)

(3) Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.

VA = GO – IC

1.2.6.2. Các chỉ tiêu bình quân

Công thức tính số bình quân:

n X n i i X     1

Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân …

1.2.6.3. Chỉ tiêu hiệu suất biên một đơn vị của biến độc lập

(1)Đối với biến định lượng: _

_ X Y b Yi  

(2)Đối với biến thuộc tính: Dj e Y  

Ý nghĩa: đầu tư thêm 1 đơn vị yếu tố i sẽ mang lại thêm bao nhiêu đơn vị yếu tố thu nhập (Y)

Chƣơng 2

NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 2.1. Tình hình cơ bản của huyện Định Hóa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu

Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên,

cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên gần 60km về phía tây – Bắc theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 248, có tọa độ địa lý từ 24005‟ đến 24040‟ độ vĩ Bắc; từ 18005‟ đến 185080‟ độ kinh Đông.

Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên có vị trí hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế,…và đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế của vùng Trung du miền núi bắc bộ và của đất nước. Cần phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng và huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra bước đột phá mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, bền vững.

- Phía Bắc và phía Đông huyện Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn - Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang

- Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương

Huyện có 24 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 23 xã. Dân số hiện nay là 86.200 người, mật độ dân số trung bình của huyện là 169 người/km2

[5]

Các thành phần dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện gồm: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán dìu.

35

BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH HUYỆN ĐỊNH HOÁ

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình huyện Định Hóa

Là một huyện vùng núi nên địa hình đặc trưng là các dãy núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và các khe rạch. Địa hình của huyện nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình khoảng 250 m. Phía Tây là những dãy núi đất có độ cao trung bình từ 300 – 400 m, tầng đất dày. Phía Nam là dãy núi đất xen với đồi thấp có độ cao trung bình từ 100 – 150 m.

Huyện Định Hóa nằm ở khu vực tương đối cách biệt, hay nói cách khác, huyện nằm ở vị trí vĩ độ cao và điều kiện tiếp cận với thị trường là rất ít. Vì vậy, có sự khác nhau trong quá trình phân bổ nguồn lực cả về chất lượng và số lượng. Ngoài ra còn có sự khác nhau giữa các dân tộc với các điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội khác nhau.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn

Định Hóa chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Ở đây mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân đạt 1.700mm/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều tập chung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9, cường độ mưa lớn nhất vào hai tháng 7 và 8. Mùa mưa lượng nước bốc hơi thường cao hơn lượng mưa, thường có sương muối và rét đệm kéo dài, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây dài ngày. Nhiệt độ trung bình của huyện là 22,50C; từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau có nhiệt xuống thấp nhất trong năm. Đặc biệt là tháng 1 nhiệt độ trung bình ở huyện chỉ đạt 14,90C.

Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85%, các tháng mùa mưa có ẩm độ khá cao từ 83 – 87%. Ẩm độ cao kéo dài gây khó khăn lớn cho việc chế biến và bảo quản nông sản. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện làm cho dịch bệnh phát sinh ở cây trồng, vật nuôi và người.

Huyện Định Hóa là nơi bắt nguồn của 3 con sông chính: Sông Chu, sông Công và sông Đu. Các nhánh của 3 con sông này phát triển thành hình nan quạt, phân bố khá đồng đều trên các vùng của huyện. Nhiều vùng đất sông suối được bối đắp từ 3 con sông trên. Ngoài ra, các suối nhỏ, xuất hiện lũ vào mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 9. Lũ xuất hiện tập trung vào tháng 7 và 8, vào thời gian này, lưu lượng dòng chảy cũng là lớn nhất, nhỏ nhất vào dịp tháng 3. Những hệ thống suối nhỏ cũng có tác dụng cho sản xuất nông nghiệp; đặc biệt cây lúa; đồng thời còn phục vụ sinh hoạt của một số hộ gia đình vào mùa khô. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên dành cho huyện Định Hóa để phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Có thế mạnh trồng lúa nước và một số loại rau màu đòi hỏi nghiêm ngặt về chế độ nước tưới của nhân dân trong huyện.

2.1.1.4. Tài nguyên đất đai của huyện

Huyện Định Hóa có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp thông qua số liệu tại bảng trong tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện, thì đất lâm nghiệp là 27.548ha tương đương 53,69% tổng diện tích; đất nông nghiệp bằng 2/5 của đất lâm nghiệp (20,79% hay 10.737ha). Ngoài ra, huyện còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng (bao gồm cả sông suối và đất núi đá vôi) có tiềm năng mở rộng diện tích sản xuất nông, lâm nghiệp.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Định Hoá năm 2011

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 51.351 100,00

1 Đất Nông nghiệp 10.737 20,79

2 Đất Lâm nghiệp 27.548 53,69

5 Đất phi NN 1.888 3,69

6 Đất chưa sử dụng 9.500 18,59

(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Định Hoá 2011)

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất

Dựa trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Thái Nguyên kết hợp với cơ sở phân loại, đánh giá theo FAO UNESCO, tài nguyên đất của huyện Định Hoá được chia thành các loại sau:

Đất phù sa không được bồi: phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Kim Phượng, Tân Dương, thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo Cường. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho trồng lúa và cây màu ngắn ngày.

Đất phù sa ngòi suối: phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng mùn từ trung bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng các giống lúa mới và rau màu, phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: chủ yếu dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, có độ phì tương đối khá, có phản ứng chua. Hiện nay, phần lớn diện tích này đã được sử dụng trồng cây công nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã.

Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazơ: là loại đất khá tốt, giàu dinh dưỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua, hiện nay chủ yếu đã được trồng rừng. Đất rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở những nơi độ dốc lớn thích hợp với việc trồng cây đặc sản (trám, hồi, quế). Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Linh Thông, Lam Vỹ, Bảo Linh, Trung Hội, Sơn Phú, Bình Thành.

Đất đỏ vàng trên đá biến chất: có cấu trúc tơi, xốp, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, có tính chua. Hiện nay đất này chủ yếu được trồng rừng, phân bố ở các xã: Quy Kỳ, Tân Thịnh, Tân Dương, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu.

Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch: kém tơi xốp, tính chua, có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Hiện nay đất này chủ yếu là trồng rừng, phân bố ở hầu hết các xã.

Đất vàng đỏ trên đá Macma axit: có cấu trúc tơi xốp, tính chua, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, thích hợp với nhiều loại cây khác nhau như: chè, ngô, lúa, sắn, vầu... Hiện trạng chủ yếu là rừng, phân bố ở hầu hết các xã.

Đất vàng nhạt trên đá cát: có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất cứng chặt, không có kết cấu, giữ ẩm kém, nghèo dinh dưỡng. Hiện trạng chủ yếu là rừng cây bụi và rừng tái sinh, phân bố tập trung ở các xã: Bảo Linh, Thanh Định, Định Biên, Bình Thành.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ: thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây đậu, đỗ. Loại đất này phân bố rải rác ở các xã.

Đất vàng đỏ trên đá Macma axit: có cấu trúc tơi xốp, tính chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình.

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: có hàm lượng dinh dưỡng khá, hiện đang sử dụng trồng lúa, phân bố ở các xã: Bình Yên, Thanh Định, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.

Tóm lại, tài nguyên đất của huyện Định Hoá nói chung phong phú và đa dạng, do đó cho phép phát triển nhiều chủng loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

2.1.1.5. Tài nguyên nước

Do đặc điểm địa hình đồi núi xen kẽ, chia cắt và dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nên hình thành nhiều suối nhỏ.

Hệ thống sông: huyện Định Hóa dòng chảy chính là sông Chu, sông Công và sông Đu. Sông chợ Chu: là sông lớn nhất, hợp lưu bởi nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ sườn núi các xã phía tây, phía bắc huyện, với 3 nhánh chính là suối Chao, suối Múc, suối Tao; đoạn chảy qua xã Tân Dương là đoạn lớn nhất. Sau đó, sông chảy qua xã Yên Ninh Huyện Phú Lương và hợp lưu với Sông Cầu ở Chợ Mới. Sông chợ Chu có lưu vực rộng 437 km2, lưu lượng nước bình quân năm 3,06 m3

/s. Sông Công (phần trên đất Định Hóa là thượng nguồn) có hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua xã Bình Yên, Sơn Phú. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát xã Phú Đình, hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi chảy qua xã Minh Tiến (huyện Đại Từ). Tổng diện tích lưu vực trên địa bàn huyện là 128 km2, lưu lượng nước bình quân 3,06 m3/s. Sông Đu (phần chảy trên địa bàn huyện thuộc thượng nguồn) bắt nguồn tử xã Yên Trạch Huyện Phú Lương), đoạn chảy qua xã Phú Tiến (Định Hóa) dài khoảng 3,5 km. Sau đó sông chảy dọc phía tây huyện Phú Lương, hòa vào sông Cầu ở xã Sơn Cẩm. Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70 km2, lưu lượng nước bình quân 1,68 m3

/s.

2.1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội huyện Định Hoá

2.1.2.1. Dân số và lao động của huyện Định Hoá

Huyện Định Hoá có 23 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn, trong đó có 3 xã vùng cao, 2 xã miền núi khu vực III. Cộng đồng dân tộc sinh sống tại

huyện Định Hoá gồm có 8 dân tộc, trong đó chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Nùng. Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ năm 1995. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp có tỷ lệ còn hạn chế, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Tại thời điểm năm 2011, dân số huyện Định Hoá là 87.722 người, mật độ dân số trung bình 171 người/km2

.

Khu vực nông thôn có 80.144 nhân khẩu, chiếm 92,97% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Điều đó cho chúng ta thấy dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và sống phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp là chính.

Bảng 2.2: Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2011

Chỉ tiêu

Số hộ Nhân khẩu Lao động

SL (Hộ) CC (%) SL (Khẩu) CC (%) SL (L.Đ) CC (%) Toàn huyện 22.077 100,0 87.722 100,0 50.005 100,0

1. Chia theo khu vực:

- Khu vực Thị trấn 1.706 7,7 6.001 7,0 3.450 6,9 - Nông thôn 20.371 92,3 80144 93,0 46.555 93,1

2. Chia theo ngành:

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 19.648 89,0 79.783 89,0 45.255 90,5 - Công nghiệp, xây dựng 662 3,0 2.689 3,0 1.500 3,0 - Thương nghiệp, dịch vụ 1.767 8,0 7.172 8,0 3.250 6,5

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện năm 2011)

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu lao động của huyện chia theo ngành

2.1.2.2. Kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện

Cơ sở hạ tầng của huyện Định Hoá còn thấp kém. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư của Nhà nước bằng các chương trình, dự án như chương trình 135, trung tâm cụm xã, ATK, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, chương trình kiên cố hoá trường học... nên bộ mặt cơ sở hạ tầng của huyện cũng đã có những bước được củng cố. Tuy vậy, so với nhu cầu thực tế, thì sự đầu tư như vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.

Đường giao thông: toàn huyện có tổng số 520,7 km đường giao thông, trong đó có 64 km đường tỉnh lộ và 456,7 km đường cấp huyện và giao thông nông thôn. Toàn huyện có 19/24 xã có đường nhựa đến hoặc qua trung tâm xã. Ngoài đường tỉnh lộ, quy hoạch các tuyến giao thông của huyện được thực hiện tốt với những tuyến đường nhựa liên xã như: Quán Vuông- Bình Yên- Điềm Mặc- Phú Đình; Bình Yên- Thanh Định- Bảo Linh; Chợ Chu- Phúc Chu- Bảo Linh; Quy Kỳ - Linh Thông - Lam Vỹ; Chợ Chu - Tân Dương - Tân Thịnh- Lam Vỹ; Tân Dương; Phượng Tiến- Trung Hội. Các tuyến giao thông này đóng một vai trò quan trọng trong việc giao lưu, thông thương, phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Tuy nhiên tuyến đường tỉnh lộ do được xây dựng đã lâu, cấp đường thấp, nên ảnh hưởng rất lớn đến sự giao lưu kinh

tế với bên ngoài huyện và khả năng phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ- du lịch.

Hệ thống điện: Với 90 trạm biến áp và 107km chiều dài đường dây hạ thế, toàn bộ 24/24 xã, thị trấn trong huyện với 89% số hộ đã được sử dụng lưới điện quốc gia.

Hệ thống thuỷ lợi: Do vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế của huyện, hệ thống thuỷ lợi được chú ý đầu tư xây dựng. Huyện có Hồ Bảo Linh có khả năng tưới tiêu cho khoảng 740 ha lúa phía hạ lưu, tổng số đập là 109 cái, tổng số chiều dài kênh mương kiên cố là 35,8 km. Hệ thống thuỷ lợi nhìn chung chỉ đáp ứng được một phần diện tích sản xuất nông nghiệp. Vẫn còn nhiều khu vực còn thiếu nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là vào những năm hạn hán kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Y tế: Huyện đã có Trung tâm y tế với đội ngũ y, bác sỹ đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, toàn bộ 24/24 xã, thị trấn đều đã có trạm xá, tuy nhiên chỉ có 4 xã trạm y tế được xây dựng cấp 4, còn lại là nhà

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)