Tình hình chung của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 66 - 74)

Với giả thiết đưa ra dựa trên sự tham vấn của các chuyên gia, các vị lãnh đại của UBND huyện Định Hóa: hộ nghèo là những hộ do thiếu ruộng đất để canh tác, không có hoặc thiếu lao động, không có hoặc thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Mức sống thấp hơn nhóm hộ không nghèo thong qua các tiêu chí chi tiêu hàng năm bình quân/khẩu/năm, chi phí cho đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Hai vấn đề này có quan hệ với nhau và có thể là nguyên nhân và kết quả của nhau. Để đánh giá xem giả thiết này có đúng hay không chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá thực trạng của các hộ được điều tra.

a/ Thông tin về chủ hộ

Việc tìm hiểu nguồn lực của các hộ trong nghiên cứu phát triển kinh tế hộ rất quan trọng, vì nó cung cấp những thông tin để ta có thể hiểu rõ hơn về phương thức kiếm sống của các hộ và lý do của sự khác biệt giữa hai nhóm hộ nghèo và hộ không nghèo. Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu nhiều vào các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn bằng tiền của hộ.

Để tiện cho quá trình phân tích, chúng tôi phân tổ các hộ trong nghiên cứu ra thành 2 nhóm hộ nghèo và hộ không nghèo theo tiêu chí của Bộ LĐTB và XH

2007: Nghèo nông thôn: Thu nhập dưới 200 nghìn đồng/khẩu/tháng 2011: Nghèo nông thôn: Thu nhập dưới 400 nghìn đồng/khẩu/tháng

Bảng 2.6 . Thông tin chung về chủ hộ

Chỉ tiêu Nhóm hộ

nghèo

Nhóm hộ không nghèo

Tuổi bình quân chủ hộ 41,96 43,07

Giới tính của chủ hộ (% trên tổng số)

Chủ hộ là nam giới 82,86 75,00

Chủ hộ là nữ giới 17,14 25,00

Trình độ văn hóa (% trên tổng số)

- Cấp 1 30,72 16,67

- Cấp 2 42,14 50,00

- Cấp 3 27,14 33,33

(Nguồn : Tổng hợp số liệu của nhóm nghiên cứu, năm 2011)

Cụ thể trong nhóm hộ nghèo, chủ hộ là nam chiếm 82,86% và nữ chiếm 17,14%. Trong khi đó đối với nhóm hộ không nghèo, chủ hộ là nam chiếm 75% và nữ chiếm 25%.

Bảng 2.7. Tình hình thành phần dân tộc và lao động của Hộ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh 11/07 Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Thành phần dân tộc (% trên tổng số) - Kinh 23,34 41,37 25,40 41,85 2,06 0,48 - Tày 51,43 38,55 50,87 38,33 -0,56 -0,22 - Khác 27,23 20,08 23,73 19,82 -3,50 -0,26

Nhân khẩu và lao động (người)

Nhân khẩu BQ/hộ 3,99 4,20 4,21 4,55 - -

Lao động BQ/hộ 2,00 2,99 2,09 3,32 - -

Lao động nông

nghiệp (người) 259 200,00 280,00 210,00 108,10 105,00

Lao động có nghề

phụ (người) 35 89,00 45,00 93,00 128,57 104,44

Xét yếu tố dân tộc, trong quá trình điều tra nghiên cứu tại 7 xã, chủ yếu điều tra tại hộ dân tộc Kinh và dân tộc Tày, kết quả cho thấy nhóm dân tộc Kinh có khả năng làm ăn tốt hơn cho nên xu hướng ở các nhóm hộ không nghèo cao hơn, trong khi đó nhóm hộ dân tộc Tày và dân tộc khác lại có hướng ngược lại. Cụ thể, năm 2011 với nhóm hộ nghèo số lượng chủ hộ là người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 25,40%; dân tộc tày chiếm 50,87% giảm 0,56% so với năm 2007. Nhóm hộ không nghèo chủ yếu là người Kinh (chiếm 41,85% trong tổng số năm 2007. Điều này được lý giải như sau: hộ dân tộc Kinh đều là những hộ ở dưới xuôi lên nhập cư nên họ có kinh nghiệm làm ăn cũng như ý chí làm giàu và có vốn tốt hơn người bản địa. Tuy nhiên không phải hộ dân tộc Kinh nào cũng đạt ở nhóm hộ không nghèo, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đất đai, trình độ văn hóa, vốn… của chủ hộ.

Quy mô nhân khẩu năm 2011 của nhóm hộ nghèo là 4,55 nhân khẩu/hộ, nhóm hộ không nghèo là 4,21 nhân khẩu/hộ. Từ đó, kéo theo lao động bình quân của nhóm hộ nghèo 2,09 lao động/hộ, trong khi đó nhóm hộ không nghèo là 3,32 lao động. Điều này được hiểu như sau: Nhóm hộ nghèo thường là những hộ mới lập gia đình và ra ở riêng nên phải đầu tư cho nhà cửa và vật dụng trong gia đình nhiều, trong khi đó con cái còn nhỏ, vốn ít, đất đai và con giống cũng ít dẫn đến thu nhập của nhóm hộ này thấp. Ngược lại, nhóm hộ không nghèo lại có tỷ lệ lao động cao hơn, số người ăn theo thấp hơn và kinh tế gia đình cơ bản hơn nhóm hộ nghèo nên nhóm hộ này có khả năng tích luỹ cao hơn nhóm hộ nghèo. Điều này chứng tỏ quy mô nhân khẩu và quy mô lao động của hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.

b. Các thống kê về tài sản phục vụ cuộc sống giữa hai nhóm hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.8: Tình hình trang bị tài sản phục vụ SXKD & đời sống

ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh 11/07 (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo */ TS phục vụ đời sống Xe máy 70,05 87,35 79,43 90,21 9,38 2,86 Xe đạp 70,99 87,65 90,14 96,49 19,1 8,84 Tủ lạnh 17,45 43,24 20,43 68,42 2,98 25,1 Ti vi 65,25 85 82,25 100 17,0 15 Đầu video, KTS, 15,38 63,52 25,67 79,72 10,2 16,2 */ TS phục vụ SXKD

Máy cày, máy kéo 30,02 37,21 40,57 52,84 10,5 15,6

Máy tuốt lúa 20,42 29,35 30,54 37,46 10,1 8,11

Máy bơm nước nhỏ 30,12 40,9 45,5 58,6 15,3 17,7

Máy phát điện,

máy xay xát 4 5,55 8 15 4 9,45

Chuồng trại 45 50,02 55 70 5 19,9

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra

Tài sản phục vụ đời sống

Để đánh giá khả năng đáp ứng một cuộc sống đầy đủ của các nhóm hộ. Ta tiến hành đánh giá tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống hàng ngày của người dân như tivi, xe máy, rađio thì cho thấy các nhóm hộ có thu nhập cao đều có xu hướng trang bị tài sản nhiều hơn nhóm hộ nghèo. Ở nhóm không nghèo toàn bộ đều đã trang bị được tivi, ở nhóm hộ nghèo tỷ lệ hộ trang bị được tivi chỉ chiếm 65,25%; tương tự ở trang thiết bị về xe máy thì năm 2011 nhóm hộ không nghèo đã trang bị 90,21%, tăng 2,86% so với năm 2007 nhưng nhóm hộ nghèo mới chỉ trang bị được 79,43%, tăng 9,38% so với năm 2007. Tuy đã trang bị được xe máy và tivi nhưng ở nhóm hộ không nghèo có giá trị tài sản cao hơn hẳn so với nhóm hộ nghèo, hộ nghèo thường hay trang bị xe máy Trung Quốc nhiều hơn.

Việc trang bị tài sản này không những phục vụ đời sống mà còn góp phần phục vụ cho quá trình sản xuất của hộ, đó là việc có được những thông tin mới về kỹ thuật, thị trường hay phục vụ cho việc vận chuyển trong quá trình sản xuất. Tóm lại, mức độ trang bị tài sản của nhóm hộ nghèo năm 2011 tăng hơn so với năm 2007 những hộ có thu nhập cao hơn thì mức độ trang bị tài sản tốt hơn, điều này làm cho chất lượng cuộc sống được đảm bảo hơn, đồng thời lại có tác động tốt hơn đến kết quả sản xuất và thu nhập của hộ.

Tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh

Nhìn chung, quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp đã phát triển mạnh. - Máy cày, máy kéo: Số lượng máy cày để phục vụ sản xuất của người dân huyện còn thấp. Đối với nhóm hộ nghèo, năm 2011 tổng mức đầu tư trang bị máy cày chỉ đạt 40,57%, tăng 10,5% so với năm 2007. Nhóm hộ không nghèo tăng 15,6% so với năm 2007. Các loại máy như máy bơm nước, máy say xát... đều tăng ở cả hai nhóm hộ, mức độ trang bị ngày càng nhiều, đặc biệt là ở nhóm hộ nghèo. Như vậy, khi sản xuất của người dân phát triển, thu nhập của hộ tăng cao thì yêu cầu đầu tư máy móc thiết bị cũng tăng cao do khi đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất đã góp phần giải phóng sức lao động, năng suất lao động cũng tăng theo và hiệu quả của việc sử dụng đất tăng lên rõ rệt.

- Máy tuốt lúa: mức độ trang bị máy tuốt lúa ở nhóm hộ nghèo năm 2011 tăng 10,1% so với năm 2007, ở nhóm hộ không nghèo tăng 8,1%. Như chúng ta thấy khi sản xuất của người dân phát triển, thu nhập của hộ tăng cao thì yêu cầu đầu tư máy móc thiết bị cũng tăng cao vì đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất đã góp phần giải phóng sức lao động, năng suất lao động tăng theo và hiệu quả của việc sử dụng đất tăng lên rõ rệt.

Tóm lại, thu nhập của hộ tăng lên, hộ thường có xu hướng trang bị những máy móc, thiết bị nhằm giúp nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động của hộ. Mặt khác, áp dụng những máy móc thiết bị vào sản xuất

lại góp phần tăng hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho hộ. Việc trang bị những máy móc thiết bị cũng là giải pháp góp phần tăng thu nhập cho hộ từ đó giúp hộ thoát nghèo bền vững. Như vậy, việc ít được trang bị những tài sản phục vụ sản xuất cũng là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của hộ nông dân. Việc không được trang bị đầy đủ tài sản phục vụ sản xuất và đời sống còn là hệ quả của đói nghèo. Đây là một mắt xích trong vòng luẩn quẩn đói nghèo của hộ mà ta có thể tác động vào nhằm giảm nghèo cho hộ.

Đối với tài sản là những con vật nuôi, qua số liệu điều tra nhóm nghiên cứu có những số liệu thống kê sau đây:

Bảng 2.9: Thống kê về số lƣợng vật nuôi của hai nhóm hộ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2011 So sánh (2011/2007) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Chăn nuôi lợn

Tỷ lệ số hộ chăn nuôi % 58,7 49,3 60,2 52,9 1,5 3,6 Số vật nuôi bình quân/

hộ thực tế nuôi con 4,1 9,74 5,7 12 1,6 2,26

Chăn nuôi gia cầm

Tỷ lệ số hộ chăn nuôi % 76,2 69,3 83,5 79,5 7,3 10,2 Số vật nuôi bình quân/

hộ thực tế nuôi con 15,6 21,7 23,6 32,5 8 10,8

Chăn nuôi trâu, bò

Tỷ lệ số hộ chăn nuôi % 25,4 25 19,2 16,3 -6,2 -8,7 Số vật nuôi bình

quân/hộ thực tế nuôi con 2 3 2 1 0 -2

Qua biểu số liệu ta thấy:

+ Chăn nuôi lợn: Tỷ lệ số hộ chăn nuôi của nhóm hộ nghèo đạt 60,2% năm 2011, tăng 1,5% so với năm 2007. Nhóm hộ không nghèo có tỷ lệ chăn nuôi đạt 52,9%, tăng 3,6% so với năm 2007. Mặc dù tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn của nhóm hộ không nghèo chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhóm hộ nghèo nhưng tốc độ tăng về tỷ lệ số hộ chăn nuôi lại cao hơn, quy mô nuôi tăng cao hơn hẳn với số lợn bình quân đạt 12 con/hộ, nhóm hộ nghèo đạt 5,7 con/hộ. Tương tự đối với chăn nuôi gia cầm đó là tỷ lệ số hộ trong nhóm hộ không nghèo tham gia ít hơn nhưng có quy mô chăn nuôi cao hơn so với nhóm hộ nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chăn nuôi trâu, bò thì tỷ lệ số hộ chăn nuôi giữa hai nhóm đều giảm, nhóm hộ nghèo có tỷ lệ chăn nuôi trâu bò đạt 19,2% năm 2011, giảm 6,2% so với năm 2007; nhóm hộ không nghèo đạt tỷ lệ chăn nuôi trâu, bò 16,3%, giảm 8,7% so với 2007. Do một số năm gần đây, dịch bệnh chăn nuôi trâu bò diễn biến phức tạp, hơn nữa trâu bò không có bãi chăn thả khiến chăn nuôi bị thu thiệt nhiều, các nhóm hộ nghèo không dám đầu tư nhiều vào đàn trâu, bò.

c. Nguồn lực đất đai

Đất đai là nguồn lực quan trọng nhất đối với hộ gia đình nông dân. Kết quả điều tra về nguồn lực đất đai của hộ được thể hiện qua bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra, 2011

ĐVT: Sào Bắc Bộ

Nhóm hộ Hộ nghèo Hộ không nghèo

Chỉ tiêu SL % SL % Tổng diện tích 32,76 100,00 27,05 100,00 Diện tích đất bằng 7,05 21,52 7,95 29,39 -Diện tích đất lúa 4,91 69,64 5,88 73,96 -Diện tích đất trồng màu 0,63 8,93 0,42 5,28 -Diện tích đất vườn 1,51 21,41 1,65 20,75 Diện tích đất rừng 25,71 78,47 19,10 70,60 -Rừng trồng 13,66 53,13 16,60 86,91 -Rừng tự nhiên 1,64 6,37 1,80 9,42 -Rừng thoái hoá 10,41 40,49 0,70 3,66

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ bảng 2.10 trình bày số liệu này ta thấy diện tích đất của các hộ trong nghiên cứu. Diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này được thể hiện qua diện tích đất bằng, diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp của hộ chiếm tỷ lệ thấp. Diện tích trung bình đất bằng của nhóm hộ nghèo là 7,05sào/ hộ chiếm tỷ lệ 21,52%; của nhóm hộ không nghèo là 7,95 sào/ hộ chiếm tỷ lệ 29,39%. Việc có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển sản xuất của hộ cũng như khả năng thoát nghèo của hộ. Bên cạnh đó, diện tích đất rừng của hộ lại chiếm một tỷ lệ rất lớn tới 70 – 80%. Chủ yếu rừng ở đây được Nhà nước và địa phương giao cho dân quản lý, trong khi đó chính sách hỗ trợ cho việc chăm sóc, bảo vệ lại không cao, bình quân chỉ 39.000đ đến 50.000đ/ha/năm. Đồng thời, người dân lại chưa được giao quyền chủ động trong việc khai thác rừng, điều này đã hạn chế khả năng phát triển kinh tế rừng của hộ nông dân, chưa thực sự gắn kinh tế của hộ nông dân với việc bảo vệ và chăm sóc rừng. Mặt khác do bị khai thác kiệt quệ nên nguồn lực từ rừng của huyện Định Hoá không còn nhiều, chủ yếu là rừng tái sinh hoặc rừng cây bụi, có hiệu quả kinh tế thấp.

Như vậy, đất đai là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo của hộ nông dân. Đối với người dân Định Hoá đất đai là yếu tố rất quan trọng trong xoá đói giảm nghèo. Nói cách khác, sự thiếu hụt về đất phục vụ sản xuất nông nghiệp chính là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 66 - 74)