Thu nhập bình quân từ hai nhóm hộ nghiên cứu của hộ gia

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 74 - 76)

huyện Định Hóa giai đoạn 2007 – 2011

Tổng hợp từ kết quả thực địa nghiên cứu, thu nhập bình quân của hộ được tổng hợp và trình bày thông qua bảng sau:

Bảng 2.11: Các nguồn thu của nhóm hộ điều tra giai đoạn 2007 - 2011

ĐVT: 1.000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Tổng thu nhập 8.687 30.728 18.303 54.501 110,69 77,36

Thu từ trồng trọt 5.296 19.161 11.915 29.953 56,32 44,14 Thu từ chăn nuôi 2.262 5.128 4.028 13.625 78,07 165,69 Thu từ lâm nghiệp 250 3.416 420 5.222 68 52,86

Thu từ

KD-DV 419 1.900 620 2.258 47,97 18,84

Thu khác 460 1.123 1.320 3.443 86,95 206,58

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng nguồn thu của hộ ta thấy, hầu hết các khoản thu nhập của hộ đều xuất phát từ sản xuất nông nghiệp. Tổng thu nhập bình quân của các

nhóm hộ nghèo năm 2011 đạt 15.250 nghìn đồng, trong đó thu nhập từ trồng trọt đạt 11.915 nghìn đồng. Thu nhập từ chăn nuôi đạt 4.028 nghìn đồng, tăng 78,07% so với năm 2007, còn lại các khoản thu nhập từ lâm nghiệp.

Thu nhập từ trồng trọt: thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ nghèo đạt 11.915 nghìn đồng so với năm 2007. Nhóm hộ không nghèo đạt 29.953 nghìn đồng, tăng 44,14% so với năm 2007. Điều này cho chúng ta thấy thu nhập của các hộ nông dân huyện Định Hóa hầu hết vẫn từ trồng trọt là chính, trong đó diện tích đất trồng chè của huyện chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Việc thu nhập phụ thuộc nhiều vào sản xuất trồng trọt cũng ảnh hưởng đến việc xoá đói giảm nghèo của các hộ nếu như hộ không có nhiều sự đầu tư trong việc sản xuất chuyên canh và đầu tư cho phát triển cây chè theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thu nhập từ chăn nuôi: Chăn nuôi cũng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho các hộ gia đình, chỉ đứng sau trồng trọt. Thu nhập bình quân từ chăn nuôi của nhóm hộ nghèo đạt 4.028 nghìn đồng, chiếm 21,68% thu nhập của nhóm hộ, tăng 78,07% so với năm 2007. Nhóm hộ không nghèo đạt 13.625 nghìn đồng. Mặc dù có xu hướng giảm xuống về tỷ lệ nhưng giá trị thu được từ chăn nuôi lại tăng lên. Tuy nhiên việc phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân huyện Định Hóa chủ yếu vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa thực sự gắn với sản xuất hàng hoá. Điều này đã gây ra tình trạng lãng phí về lợi thế và tiềm năng phát triển chăn nuôi của huyện cũng như làm ảnh hưởng đến việc tạo ra thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho hộ gia đình.

Thu nhập từ lâm nghiệp: Thu nhập bình quân từ rừng của nhóm hộ nghèo chỉ đạt 420 nghìn đồng, thu nhập của nhóm hộ không nghèo đạt 5.222 nghìn đồng. Điều này cho thấy các hộ khá có tỷ lệ và giá trị thu được từ rừng cao hơn rõ rệt so với hộ nghèo. Những hộ không nghèo thường có nhiều diện tích đất rừng, chú trọng sớm đến phát triển lâm nghiệp hơn hộ nghèo vì trồng rừng phải đầu tư nhiều vốn, nhiều thời gian nhưng thu nhập từ rừng có tính ổn

định và lâu dài, tạo ra nguồn thu lớn giúp cải thiện rõ rệt đời sống. Mặt khác, lâm sản thường được bán ở dạng sản phẩm thô, giá của một số loại lâm sản thấp nên chưa thúc đẩy nghề rừng đi vào đời sống của người dân.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ: Thu nhập của các nhóm hộ từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thấp, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của hộ, cụ thể thu nhập bình quân từ kinh doanh dịch vụ của nhóm hộ nghèo là 620 nghìn đồng, nhóm hộ không nghèo là 2.258 nghìn đồng. Như vậy, tình hình kinh doanh dịch vụ ở địa phương kém phát triển, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất và lưu thông hàng hoá của địa phương cũng như việc tạo thêm thu nhập của các nhóm hộ.

Thu nhập khác: Thu nhập khác được hiểu là những thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ, thu nhập khác bao gồm các khoản lương, thu nhập từ làm thuê và những khoản cho, tặng, trợ cấp từ các tổ chức cá nhân và cộng đồng... Thu nhập khác của nhóm hộ nghèo bình quân đạt 1.320 nghìn đồng, nhóm hộ không nghèo đạt 3.443 nghìn đồng. Việc thu khác của nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng thu nhập của hộ đã phản ánh hộ nghèo ít có tư liệu để sản xuất trồng trọt và chăn nuôi hơn các hộ không nghèo nên phải đi làm thuê ngoài nhiều hơn. Việc thiếu các công việc ngoài nông nghiệp, cũng như các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã hạn chế khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ trong huyện. Chính điều này cũng là một trong những nhân tố tác động dẫn đến nghèo đói cho các hộ gia đình nông dân

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 74 - 76)