Phân tích nhân tố tác động và các hậu quả ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 85)

của hộ gia đình huyện Định Hóa giai đoạn 2007 – 2011

2.2.5.1. Tổng hợp những nguyên nhân đói nghèo của hộ

Để đưa ra được những giải pháp xoá đói giảm nghèo, một căn cứ vô cùng quan trọng chính là phải xác định được đâu là những nguyên nhân dẫn đến vấn đề nghèo đói của hộ. Việc không xác định được nguyên nhân, hay những nguyên nhân được xác định không đúng với thực tế, có thể làm giảm hiệu quả của các giải pháp xoá đói giảm nghèo, thậm chí những giải pháp này sẽ không phát huy được tác dụng mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hộ hoặc địa phương. Do vậy, qua bảng câu hỏi điều tra đã xác định được những nguyên nhân dẫn đến cho hộ hoặc địa phương.

Bảng 2.17: Tổng hợp nhân tố tác động dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ điều tra năm 2011

STT Nhân tố tác động dẫn đến nghèo đói Năm 2007 Năm 2011 Số lần lựa chọn % lựa chọn Số lần lựa chọn % lựa chọn

Tổng số hộ tham gia trả lời 200 200

1 Thiếu vốn 168 93,33 190 95,00 2 Thiếu hiểu biết trong sản xuất 181 90,50 166 92,22 3 Thiếu đất canh tác 140 77,78 161 80,50 4 Không có việc làm ngoài nông nghiệp 127 70,56 143 71,50 5 Có người nghiện rượu không làm việc 119 66,11 122 61,00 6 Thiếu lao động lúc thời vụ 111 61,67 119 59,50 7 Chất lượng đất kém 78 43,33 122 61,00 8 Thiên tai, rủi ro 64 35,56 117 58,50 9 Gia đình có người nghiện ma tuý 61 33,89 70 35,00 10 Gia đình có người hay cờ bạc 51 28,33 64 32,00 11 Nguyên nhân khác 50 27,78 56 28,00

Với kết quả như sau: Nguyên nhân được nhiều hộ gia đình lựa chọn với 200 hộ coi như đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nghèo đói của hộ chính là yếu tố vốn đầu tư cho sản xuất. Năm 2011 có 190 hộ lựa chọn; năm 2007 có 168 hộ. Thật vậy, với nền sản xuất tự cung, tự cấp là chính dẫn đến nguồn thu nhập của hộ gia đình không cao, điều này đồng nghĩa với việc gia đình không có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, cũng như để đầu tư cho sản xuất và đời sống. Khi không có vốn, người nông dân không có nhiều lựa chọn để quyết định xem sản xuất cái gì đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp với thị trường, bởi việc lựa chọn sản xuất cái gì cho có hiệu quả nó phụ thuộc rất nhiều vào giống, công nghệ, phương thức canh tác, mức đầu tư về phân bón, thức ăn... Hơn nữa, với những hộ nghèo, do không có vốn dẫn đến họ không dám mạo hiểm trong việc đầu tư sản xuất, điều này càng làm cho hộ không có cơ hội tạo ra thu nhập để thoát nghèo. Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất hiện đang là vấn đề của nhiều hộ gia đình, song với những chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện nay vấn đề vốn phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn hầu như đã được giải quyết thông qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hôi và các hệ thống tín dụng khác. Vấn đề cốt lõi đối với người dân là phải làm sao hướng dẫn họ vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

Nguyên nhân thứ hai gây ra tình trạng nghèo đói cho hộ nông dân là do thiếu hiểu biết trong sản xuất. Năm 2007 với 181 lượt hộ nông dân được hỏi, năm 2011 với 166 hộ lựa chọn coi đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói cũng như là khó khăn trong sản xuất, có thể nói thiếu hiểu biết hay thiếu kinh nghiệm trong sản xuất đã có tác động lớn tới việc bố trí sản xuất cũng như kết qủa sản xuất của hộ. Khi không có kinh nghiệm hay kiến thức trong sản xuất và quản lý gia đình, chủ hộ thường không dám quyết định thay đổi phương thức sản xuất để có kết quả tốt hơn hoặc nếu có thay đổi

thì cơ hội thành công cũng không nhiều. Đặc biệt trong điều kiện người dân áp dụng những phương thức sản xuất mới, giống mới... vào sản xuất, nếu thất bại sẽ gây ra những hậu quả vô cùng lớn, vì họ sẽ không còn vốn, cũng như khả năng để có thể đầu tư lại từ đầu. Bên cạnh đó việc thiếu kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý còn làm giảm hiệu qủa của việc sử dụng đồng vốn vốn đã ít ỏi của hộ để tăng thu nhập và thoát nghèo. Chính vì vậy, để khắc phục được nguyên nhân này, các cấp chính quyền địa phương cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, hướng dẫn người dân cả về kỹ thuật và kỹ năng quản lý gia đình.

Nguyên nhân thứ ba dẫn đến nghèo đói cho nhóm hộ điều tra là nguồn lực đất đai. Năm 2007 có 140 hộ, nhưng năm 2011 thiếu nguồn lực đất đai đã tăng lên do tốc độ đô thị hóa hay diện tích đất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi để làm đường, với 161 hộ lựa chọn là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ hoặc địa phương. Đất đai vừa là đối tượng, vừa là tư liệu của sản xuất nông nghiệp, với một cơ cấu kinh tế mang nặng tính chất thuần nông như huyện Định Hoá, đất đai trở thành một yếu tố cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, Định Hoá là một huyện miền núi với phần lớn diện tích đất là đất lâm nghiệp, đất núi đá vôi... trong khi đó diện tích đất nông nghiệp và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp thấp. Chính việc không có đất sản xuất đã làm hạn chế nguồn thu của các hộ nghèo. Đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi của các hộ chưa phát triển và các ngành nghề phụ trong nông thôn chưa được đầu tư phát triển. Vì vậy, để thực hiện xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân, cũng như khắc phục nguyên nhân này, một mặt cần phải thực hiện chính sách giao đất, giao rừng kết hợp với xây dựng chính sách phù hợp để người dân có thể gắn kinh tế gia đình với đồi rừng. Đồng thời du nhập những ngành nghề phụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa

phương, vừa giải quyết được công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ nông dân, nhất là những hộ nghèo, những hộ dưới xuôi lên định cư đang không có đất phục vụ sản xuất.

Thiếu lao động cũng là một nguyên nhân được nhiều hộ gia đình lựa chọn. Năm 2007 với 111 lượt hộ gia đình chọn, năm 2011 có đến 119 hộ chọn đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ gia đình. Ngoài yếu tố đất đai và vốn, lao động là một yếu tố quan trọng quyết định tới kết quả sản xuất và thu nhập của hộ. Các hộ gia đình đông con nhưng thiếu lao động đã dẫn đến tình trạng số người phụ thuộc cao, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Mặt khác, người phụ nữ trong gia đình sinh đẻ nhiều cũng dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng tham gia lao động, cũng như gia đình cần chi tiêu nhiều hơn và mất nhiều thời gian cho việc chăm sóc con cái. Đây là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo đói của nhóm hộ điều tra tại Định Hoá.

Không có việc làm thêm: Theo kết quả điều tra, năm 2001 có đến 127 số hộ lựa chọn. Sau 5 năm, số lao động thiếu việc làm ngoài nông nghiệp tăng lên với 143 hộ lựa chọn. Điều này cho rằng không có việc làm thêm ở địa phương là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ, cũng như những khó khăn của người dân địa phương nói chung. Điều này rất phù hợp với đặc điểm của Định Hoá, nơi hầu hết nguồn thu nhập của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đó nguồn đất phục vụ sản xuất lại không nhiều. Do vậy, để giải quyết được vấn đề đói nghèo, cũng như tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, cần phải tạo ra nhiều việc làm trong nông thôn, trong đó có thể thực hiện bằng việc mở ra các ngành nghề phụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để tận dụng lao động cũng như nguồn nguyên liệu.

Ngoài những nguyên nhân trên tại địa phương còn có nhiều những nguyên nhân khác dẫn đến nghèo đói như: Chất lượng đất không tốt, do thiên tai…

2.2.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất của hộ

a. Đất đai trong sản xuất và thu nhập của hộ

Bảng 2.18: Nguồn lực đất đai của hộ qua thời kỳ 2007-2011

ĐVT: Sào bắc bộ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh 11/07 (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Đất thổ cư (m2 ) 295,15 480,22 310,04 488,25 105,04 101,67 Đất lúa 4,20 5,12 4,91 5,88 116,90 114,84 Đất trồng màu 0,51 0,35 0,63 0,42 123,52 1,20 Đất vườn 1,43 1,49 1,51 1,65 105,59 110,73 Đất rừng tự nhiên 1,75 1,86 1,64 1,8 93,71 96,77 Đất rừng trồng 12,22 14,99 13,66 16,60 111,78 110,74 Đất đồi 10,11 0,67 10,41 0,7 102,96 104,47 Đất nuôi trồng TS 0 0,48 0 0,50 - 104,16 Đất đi thuê 0,08 0,40 0,085 0,45 106,25 112,50 Đất cho thuê 0,03 0,33 0,031 0,35 103,33 106,06

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, sau 5 năm diện tích các loại đất của hai nhóm hộ đều có sự thay đổi và tăng nhanh. Nhóm hộ nghèo đã biết tích lũy tiền để đầu tư vào đất đai nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư tăng 5,04%, tăng cao nhất là đất trồng màu tăng 23,52%, đất lúa (+16,90%), diện tích đất đi thuê của nhóm hộ nghèo không nhiều, diện tích đất này đã tăng

6,25%; diện tích đất cho thuê tăng 3,33%. Tuy nhiên, diện tích đất rừng tự nhiên có sự giảm sút là do diện tích rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ nên việc khai thác phải tuân thủ theo rất nhiều thủ tục vì vậy hộ sẽ không chủ động trong việc khai thác. Tuy diện tích đất rừng lớn nhưng việc trồng rừng gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu công nghiệp lại không có, các hộ chủ yếu trồng rừng để phục vụ cho xây dựng nên nhu cầu rất ít, điều này cũng là một nguyên nhân kìm hãm nghề trồng rừng phát triển. Nhìn chung, nhóm hộ nghèo qua 5 năm đã biết sử dụng diện tích đất hiện có hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tác động rất lớn vào thu nhập của nhóm hộ nghèo.

- Nhóm hộ không nghèo, diện tích đất thổ cư nhiều hơn gấp đôi nhóm hộ nghèo. Qua 5 năm, diện tích đất thổ cư tăng 1,67%; đất lúa tăng 14,84%; đất trồng màu tăng 1,20%. Diện tích đất đi thuê tăng 12,50% là do nhóm hộ không nghèo có điều kiện kinh tế để thuê thêm đất sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư vào các cây trồng giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, diện tích đất cho thuê của nhóm hộ nghèo tăng 6,06% thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động, một bộ phận dân cư chuyển sang làm dịch vụ, thương mại, điều này làm tăng thu nhập cho nhóm hộ không nghèo

Tóm lại, đất đai là một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo của hộ nông dân tại huyện Định Hóa.

b. Tình hình vốn của hộ

Vốn cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng trong bất cứ ngành sản xuất nào, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Vốn được hình thành từ các khoản tiết kiệm của hộ được dùng để đầu tư vào sản xuất và các khoản vốn vay khác.

Bảng 2.19: Tình hình vốn và vốn vay của hộ giai đoạn 2007 – 2011 ĐVT: 1.000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Tiền tiết kiệm

tiền mặt 4.333 8.426 5.888 10.388 135,88 123,28 Vốn vay 2.768 4.594 8.833 15.422 319,111 335,69

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua nghiên cứu cho thấy năm 2007 nhóm hộ nghèo có mức tiết kiệm bình quân 4.333đ/ hộ so với năm 2011 là 5.888 tăng 35,88%. Như vậy, tiết kiệm tiền mặt đóng vai trò quan trọng đối với các hộ gia đình, một mặt nó thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của hộ trong năm trước, mặt khác nó thể hiện khả năng quay vòng của vốn cũng như khả năng đầu tư của hộ. Những hộ có thu nhập càng cao, càng có điều kiện tích luỹ để đầu tư tái sản xuất, hộ đó càng có cơ hội để tạo ra thu nhập.

Đối với nguồn vốn vay của hộ, không có sự cách biệt qúa nhiều giữa các nhóm hộ. Điều này được giải thích bằng khả năng cung cấp vốn của các tổ chức tín dụng ở địa phương (Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội…) đã hoạt động rất tốt, đáp ứng được nhu cầu về vốn của tất cả các đối tượng có nhu cầu. Tình hình vốn vay của các nhóm hộ được thể hiện như sau: Năm 2007 nhóm hộ nghèo có mức vốn vay bình quân đạt 2.768đ/ hộ,trong đó năm 2011 nhóm hộ nghèo có mức vay bình quân đạt 8.833đ/hộ như vậy năm 2011 các hộ nông dân đã dám vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Điều này chứng tỏ vốn đã đóng góp vai trò rất quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình. Nhóm hộ nào có nhiều vốn hơn thì khả năng tạo ra thu nhập bình quân đầu người cũng cao hơn. Do vậy, để giúp người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo thì vốn được coi là giải pháp quan trọng.

c. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Bảng 2.20: Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của hộ giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2011 So sánh (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo TĐHV chủ hộ Lớp 5,94 7,23 6,54 10,9 110,10 150,76 Tham gia các dịch vụ khuyến nông Hộ 30 49 43 60 143,33 122,44

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình được nghiên cứu dựa trên hai khía cạnh là trình độ học vấn của chủ hộ và việc tham gia các chương trình khuyến nông của các hộ.

Các nhóm hộ khác nhau, trình độ văn hóa của chủ hộ cũng khác nhau. Cụ thể trình độ học vấn của chủ hộ nhóm hộ nghèo năm 2007 bình quân ở lớp 5,94; nhóm hộ không nghèo ở lớp 7,23; so với năm 2011 trình độ học vấn được tăng lên đáng kể cụ thể nhóm hộ nghèo ở lớp 6,54, nhóm hộ không nghèo ở lớp 10,9 . Như vậy, việc được học lên cao hơn đã tác động đến nhận thức của các chủ gia đình về khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý gia đình cũng như tính nhạy bén trong tiếp cận thị trường… Các hộ nghèo hầu hết các chủ hộ không được học hành đến nơi đến chốn, chính điều đó đã hạn chế sự nhận thức của chủ hộ gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của gia đình.

Bên cạnh việc nâng cao trình độ học vấn, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh còn được nâng lên thông qua việc sử dụng các dịch vụ khuyến nông như: tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân,

khuyến cáo về tình hình sâu bệnh và cách phòng tránh cũng như chuyển giao các giống mới. Có thể nói, công tác khuyến nông của địa phương đã được triển khai tới tất cả các thành phần từ hộ nghèo đến hộ giàu đều được hưởng và không có sự phân biệt đối xử, đây là một thành công quan trọng của công tác khuyến nông. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy công tác khuyến nông còn mang tính ban phát, chưa thực sự theo nhu cầu thực tế của các hộ nông dân,

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 85)