Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện định hóa

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 57 - 66)

2007 - 2011

2.1.3.1 . Kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2007 - 2011 Giảm tỷ lệ hộ nghèo:

Thực hiện nội dung chương trình công tác về Giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm dần theo từng năm, kết quả đó nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn của đảng, nhà nước và cính bản thân người nghèo, theo:

- Năm 2007, số hộ nghèo toàn huyện là 8.210 hộ, chiếm tỷ lệ 37,5%; - Năm 2008, số hộ nghèo toàn huyện là 7.268 hộ, chiếm tỷ lệ 32,74%; - Năm 2009, số hộ nghèo toàn huyện là 6.534 hộ, chiếm tỷ lệ 28,64%. - Đầu năm 2010, số hộ nghèo toàn huyện là 5.424 hộ, chiếm tỷ lệ 23,21%; theo số liệu điều tra tháng 10/2010, số hộ nghèo của huyện đến cuối giai đoạn 2006-2010 chỉ còn 3.871 hộ với 16,3%;

- Kết quả tổng số hộ thoát nghèo từ năm 2006 đến cuối năm 2010 là 5.186 hộ; tỷ lệ thoát nghèo bình quân cả huyện mỗi năm đạt 5,06%;

- Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn...thực hiện theo Chương trình giảm nghèo đã đề ra đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo;

- Nhân dân các dân tộc thuộc diện hộ nghèo của huyện đều được khám, chữa bệnh miễn phí theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

- 100% học sinh con hộ nghèo được miễn, giảm học phí theo quy định. - Làm mới, sửa chữa 836 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo theo chương trình 134; 898 nhà được làm theo chương trình làm nhà đại đoàn kết, nhà tình thương; hỗ trợ làm mới và hiện nay đã đưa vào sử dụng 1.963 nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (còn 830 nhà, theo kế hoạch đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành).

- Cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN) cấp huyện, xã, thôn, bản hàng năm đều được tập huấn để nâng cao năng lực công tác XĐGN.

Giải quyết việc làm:

Từ năm 2006 đến 30/9/2010, toàn huyện đã GQVL mới cho 8.198 LĐ, đạt 102,475% KH; trong đó: GQVL tại địa phương là 1.837 LĐ (trong đó có tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp 473 LĐ), đi làm việc trong tỉnh là 2.162 LĐ, đi làm việc ngoài tỉnh 3.792 LĐ, đi xuất khẩu lao động là 407 LĐ.

Bảng 2.4: Kết quả giảm nghèo huyện Định Hóa, giai đoạn 2007 – 2011

STT Đơn vị xã, thị trấn

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Bảo Cường 290 30,21 267 26,81 235 23,52 182 17,9 348 32,74 2 Bảo Linh 125 24,7 98 18,77 80 14,84 71 13 227 39,26 3 Bình Thành 459 39,91 435 37,83 391 32,37 373 30,3 460 35,47 4 Bình Yên 323 40,27 285 35,06 237 28,38 185 21,9 326 36,59 5 Bộc Nhiêu 358 34,23 306 29,17 258 24,59 166 15,8 326 28,72 6 TT Chợ Chu 146 8,51 120 7,00 100 5,76 69 4,0 83 4,68 7 Định Biên 161 26,18 145 23,16 116 18,04 99 15,1 195 28,85 8 Điềm Mặc 380 35,65 350 31,67 286 25,2 226 18,9 393 33,94 9 Đồng Thịnh 351 35,67 294 29,7 226 21,77 132 12,6 209 19,09 10 Kim Phượng 267 35,74 251 33,6 206 27,39 158 21 240 30,81 11 Kim Sơn 204 36,43 182 31,11 168 27,18 88 14,4 214 33,33 12 Lam Vỹ 341 36,28 282 29,41 256 26,28 241 24,4 296 27,92 13 Linh Thông 251 38,62 241 36,19 220 32,84 175 25,3 308 43,69 14 Tân Dương 279 35,01 266 32,28 215 25,56 89 10,5 143 16,16 15 Tân Thịnh 306 30,97 264 25,98 231 22,15 187 17,6 258 23,69 16 Thanh Định 302 31,96 292 29,98 257 25,83 97 9,4 288 27,07 17 Trung Lương 353 35,69 318 29,92 286 27,06 215 20,3 347 30,93 18 Trung Hội 294 25,34 304 24,07 207 16,02 125 9,7 252 19,38 19 Phú Đình 465 36,3 422 31,92 354 25,63 289 20,3 474 32,03 20 Phú Tiến 218 32,54 198 28,37 156 21 111 6,1 235 28,66 21 Phúc Chu 205 38,03 189 34,05 160 27,83 79 13,5 189 30,43 22 Phượng Tiến 301 34,2 263 28,87 200 21,34 85 8,7 278 27,52 23 Quy Kỳ 398 40,2 333 33,23 251 24,61 159 15,3 281 26,69

2.1.3.2. Đánh giá việc quản lý đối tượng của chương trình, các chính sách giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo

A, Việc quản lý đối tượng của chương trình

Công tác quản lý đối tượng của chương trình Giảm nghèo huyện Định Hoá được thực hiện tốt, BCĐ Huyện thường xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm, tạo điều kiện cho người nghèo thụ hưởng mọi ưu đãi, chính sách của nhà nước đối với hộ nghèo, đảm bảo mọi quyền lợi liên quan đến hộ nghèo, duy trì tốt chế độ thông tin 2 chiều, từ phía BCĐ các xã, thị trấn và qua sự phản ánh của chính bản thân người dân thuộc diện hộ nghèo, mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng thụ hưởng, tránh gây phiền hà, bỏ sót quyền lợi cho người nghèo.

B, Các chính sách giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo:

Chính sách giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Trung tâm Huyện và tăng thời gian cho lao động ở nông thôn:

Đã giải quyết việc làm mới cho 4.975 lao động, đạt 62,18% KH, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.658,3 lao động. Đã đưa 231 lao động của Huyện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Đề án xuất khẩu lao động của tỉnh Thái Nguyên, đưa lao động đi làm việc ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở ngoài Tỉnh 2202 lao động, lao động đi làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp trong Tỉnh 1200 lao động...Tỷ lệ thất nghiệp ở thị trấn giảm từ 2,02% cuối năm 2005 xuống còn 2% vào cuối năm 2008, tăng thời gian lao động ở nông thôn cuối năm 2005 là 79% lên 81,2% vào cuối năm 2008.

Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo:

Chính sách cho người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi đã mang lại hiệu quả cao trong công tác Giảm nghèo tại Huyện. Tổng nguồn vốn cho vay đã

giải ngân từ Ngân hàng CSXH Huyện trong giai đoạn 2006-2008 là 117,122 tỷ đồng, với hơn 7615 lượt hộ nghèo được vay, bình quân mỗi hộ được vay khoảng 15,3 triệu đồng để đầu tư vào các dự án kinh tế, mua sắm các trang thiết bị để phát triển kinh tế, chính sách vay vốn ưu đãi đã mang lại hiệu quả trực tiếp cho người nghèo thiếu vốn sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn vốn vay giải quyết việc làm đã giải ngân theo dự án 120 là 3.867 triệu đồng với tổng số hộ được vay là 123 hộ, từ chương trình 120 đã giải quyết việc làm cho 640 lao động, đã có rất nhiều hộ nghèo của Huyện nhờ được vay vốn ưu đãi đã vươn lên thoát nghèo. Chính sách này cần được duy trì thêm vì đa phần hộ nghèo của Huyện hiện nay còn nghèo là do thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.

Một nguồn vốn khác cũng mang lại hiệu quả cao trong công tác Giảm nghèo là nguồn tín dụng quay vòng XĐGN (KFW) của Cộng hoà liên bang Đức, với trên 790 triệu đồng, đã có hơn 442 lượt hộ nghèo tại 05 xã trên địa bàn Huyện được vay.

Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho người nghèo:

Thực hiện dự án “Hỗ trợ công cụ sản xuất ” thuộc chương trình 135 cho 3.949 hộ nghèo tham gia hưởng lợi trực tiếp với tổng số tiền 7.861,297 triệu đồng để chuyển giao vật tư, giống cây trồng, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Thực hiện Đề án “Chăn nuôi trâu, bò hàng hoá ”, đã hỗ trợ cho 105 hộ với tổng số tiền 246,4 triệu đồng để mua 98 bò cái, 08 bò đực giống. Chương trình lồng ghép của Tỉnh hỗ trợ 30 hộ với tổng số tiền 91,5 triệu đồng để mua 30 bò cái sinh sản, Đề án này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho chương trình Giảm nghèo tại địa phương.

Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chương trình XĐGN bền vững. Huyện đã tổ chức được 351 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật, hội thảo đầu bờ với

10.434 lượt người tham gia, tổ chức tham quan học tập mô hình chương trình 135 cho 1854 lượt người là cán bộ thôn, bản và các hộ nông dân đầu mối tham dự, đạt 60% KH.

Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các xã thuộc chương trình 135:

Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã 135 là một giải pháp quan trọng trong chiến lược XĐGN, tạo ra những thuận lợi cơ bản để phục vụ cho công tác Giảm nghèo bền vững, đối với các xã nghèo còn thiếu thốn về cơ sở vật chất như: Điện, đường, trường, trạm...thì đây là một trong những bước đệm rất quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh việc Giảm nghèo.

Xây dựng được tổng cộng 34 công trình với tổng kinh phí là 18,7 tỷ đồng, đã bàn giao đưa vào sử dụng, chương trình 135 đã thực hiện ở Huyện gồm: Dự án xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, dự án xây mới, cải tạo sửa chữa 02 Chợ trung tâm cụm xã với 1.055 triệu đồng.

Xây dựng được 36 phòng học tại 21 trường THCS, Tiểu học, Mầm non trên địa bàn Huyện với tổng kinh phí 6.237 triệu đồng, 08 trạm Y tế với kinh phí 1.571 triệu đồng, 03 công trình thuỷ lợi, tổng kinh phí 1.924 triệu đồng lồng ghép với vốn công trình 135. Vốn 135 đầu tư xây dựng mới, cải tạo công trình điện là 310 triệu đồng cho 02 công trình, số hộ gia đình được dùng điện nhờ chương trình 135 là 458 hộ gia đình.

Đã có 197 lượt người lựa chọn dự án đầu tư vào các công trình 135 của Huyện, có 02 hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng phương pháp đấu thầu, 71 hợp đồng sử dụng phương pháp chỉ thầu. Số công trình giao thông được xây dựng mới hoặc cải tạo lại bằng chương trình 135 là 14 công trình, với tổng số vốn là 13.662,5 triệu đồng cho 38,1km đường, 311 cầu cống; có 03 công trình thuỷ lợi được xây dựng mới hoặc cải tạo lại, vốn đầu tư là 1.924 triệu đồng, đã có 115 ha đất nông nghiệp được tưới tiêu thêm nhờ các công trình thuỷ lợi 135...

Chính sách định canh định cư:

Chính sách định canh định cư (ĐCĐC) nhằm quy hoạch, sắp xếp, bố trí lại dân cư trên địa bàn Huyện, giúp đỡ nhân dân ổn định nơi ăn, chốn ở để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, nhờ tính khoa học của chính sách nên đã mang lại hiệu quả cao trong công tác Giảm nghèo cả về mặt kinh tế lẫn chính trị, đặc biệt là đối với dân nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn.

ĐCĐC có sự kết hợp của các chương trình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, dự án làng nghề và lồng ghép các mô hình khuyến công, khuyến lâm; qua đó góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, tạo thêm việc làm để tăng thu nhập, đem lại hiệu quả thiết thực phục vụ cho mục tiêu XĐGN, đã tác động trực tiếp đến hộ nghèo, hộ cận nghèo...giúp đỡ người nghèo có thêm động lực phấn đấu vươn lên cải thiện đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.

Hoạt động nâng cao năng lực công tác giảm nghèo:

Được sự quan tâm của cấp trên, số lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn được tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực công tác, phương pháp làm việc ngày càng nhiều. Công tác tổ chức tập huấn được ban tổ chức hội nghị triển khai tốt, khoa học, quy mô mở rộng đến nhiều thành phần cán bộ; tài liệu tập huấn, tuyên truyền về công tác giảm nghèo được in ấn, cấp phát đúng, đủ đến từng đối tượng học viên.

Với Chương trình 135, UBND huyện đã tổ chức mở 202 lớp đào tạo, tập huấn cho 13.446 lượt người tham gia với tổng kinh phí thực hiện 4.260,97 triệu đồng; trong đó: 63 lớp tập huấn cho 5.727 lượt cán bộ xã, thôn, bản tham gia; 133 lớp cho 7.562 lượt đối tượng cộng đồng người dân; 06 lớp dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề cho 160 thanh niên người dân tộc thiểu số.

Hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo:

Công tác đánh giá, giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo được cấp tỉnh, Huyện uỷ, HĐND huyện quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ; để lấy căn cứ cho việc thực hiện so sánh công tác giảm nghèo của năm sau so với năm trước; hàng năm UBND huyện đều có kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác giảm nghèo tại các xã, thị trấn. Ban hành văn bản để chỉ đạo và hướng dẫn cách thức tiến hành giám sát, đánh giá chương trình giảm nghèo cho cấp cơ sở theo bộ khung đánh giá, giám sát theo tiêu chí của quốc gia; hàng năm coi một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình công tác năm là quá trình triển khai công tác giảm nghèo tại địa phương.

UBND huyện đã thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể của huyện phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác giảm nghèo, bảo đảm mỗi cơ quan, đơn vị là một yếu tố quan trọng góp phần để huyện thực hiện tốt nội dung công tác giảm nghèo.

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thành lập đoàn giám sát đi kiểm tra, đánh giá về kết quả, mức độ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại một số xã, thị trấn; kịp thời phát hiện và điều chỉnh những khó khăn vướng mắc, nảy sinh trong khi triển khai nhiệm vụ công tác giảm nghèo tại cấp cơ sở.

Bảng 2.5 Kết quả chính sách Nhà nƣớc hỗ trợ ngƣời nghèo huyện Định Hóa , giai đoạn 2007 - 2010

STT Mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo

Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Thực hiện đến tháng 11/2010 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ %)

1 Số lượt hộ nghèo được vay vốn tín

dụng ưu đãi 3229 35.6 2679 32.6 2866 39.4 2353 36.0 1888 34.0

2 Số lượt hộ nghèo được tập huấn

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư 720 8.76 2011 27.66 2017 30.8 160 2.44 648 8.62 3 Số lao động nghèo được hỗ trợ đào tạo

nghề 0 0 0 0 30 0.45 30 0.45 60 1.1

4 Số mô hình giảm nghèo được xây

dựng, nhân rộng - - 4 - 1 - 1 - - -

5 Số lượt người nghèo được cấp thẻ

BHYT 27952 89.5 24179 89.5 21212 89.5 21.235 89.6 19.068 98.9

6

Số lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ đồ dùng học tập, trợ cấp xã hội

14.746 100 15.919 100 15.453 100 16.542 100 17.307 100 7 Số lượt cán bộ giảm nghèo được tập

huấn 1190 39.7 1507 50.3 720 24 527 17.4 507 16.7

8 Số hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở 446 4.92 358 4.36 122 1.67 904 13.8 1.097 20.2 9 Số người nghèo được trợ giúp pháp lý 380 2.38 450 5.4 720 9.8 5255 80.4 26 0.47

Những hỗ trợ của các nguồn ngân sách đối với người nghèo của huyện Định Hóa là rất lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đối tượng chính sách nói chung, với người nghèo nói riêng. Các số liệu này phản ánh lượng tiền hỗ trợ trực tiếp đến đối tượng, các khoản đầu tư cho các chương trình, dự án công: tín dụng đối với đối tượng là hộ nghèo và đối tượng chính sách, hệ thống nước sạch, điện, đường, xây dựng trường học, trụ sở làm việc, y tế là chưa đề cập đến.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 57 - 66)