Phân tích tình hình sản xuất và thu nhập của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 76 - 80)

Định Hóa giai đoạn 2007 - 2011

Qua nghiên cứu tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ nông dân huyện Định Hoá ta có thể nhận thấy tình trạng thuần nông của sản

xuất nông nghiệp. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nhóm hộ, cũng như ảnh hưởng đến tình hình xoá đói giảm nghèo của huyện nói chung và nhóm hộ nói riêng. Để đưa ra cái nhìn sâu hơn về vấn đề sản xuất và thu nhập của hộ, ta đi phân tích, đánh giá tình hình sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của nhóm hộ.

a/ Về giá trị sản xuất trồng trọt của nhóm hộ

Về sản xuất trồng trọt của các nhóm hộ: biết rằng thu nhập từ trồng trọt chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng thu nhập của các hộ nông dân, trong thu nhập trồng trọt thì thành phần chính là lúa, ngô và chè. Do vậy, nghiên cứu sản xuất trồng trọt của hộ chính là nghiên cứu về kết quả sản xuất lúa, ngô và chè của hộ. Để nghiên cứu tình hình sản xuất trồng trọt và nguồn thu của hộ từ trồng trọt, ta đi nghiên cứu qua bảng số liệu sau:

Kết quả sản xuất lúa: kết quả sản xuất lúa giữa các nhóm hộ có sự khác nhau, các hộ nhóm không nghèo có thu nhập từ lúa nhiều hơn so với nhóm hộ nghèo. Cụ thể, giá trị thu nhập từ lúa của nhóm hộ nghèo đạt bình quân 5.642 nghìn đồng/hộ tăng 56,46% so với năm 2007; nhóm hộ không nghèo đạt 18.900 nghìn đồng/hộ tăng 56,22% so với năm 2007. Qua 5 năm, nhóm hộ nghèo tăng 56,46% nhóm hộ không nghèo tăng 56,22% so với năm 2007. Như vậy kết quả sản xuất lúa đã tác động rõ rệt đến thu nhập của hộ, điều này cũng khẳng định những hộ có diện tích đất lúa nhiều hơn, thu nhập từ lúa nhiều hơn thì có thu nhập cao hơn. Cho nên để tăng thu nhập cho hộ cũng như để xoá đói giảm nghèo cho hộ thì phát triển sản xuất lúa cũng là một giải pháp quan trọng đối với hộ nông dân huyện Định Hóa

Bảng 2.12: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra năm 2011

ĐVT: 1000đ/hộ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Tổng thu từ trồng trọt 5170 19161 8242 29379 59,41 54,07 Trong đó thu từ - Lúa 3.606 12.098 5.642 18.900 56,46 56,22 -Ngô 1.010 4.085 1.890 6.235 87,12 52,63 -Chè 554 2.885 670 4.100 20,94 42,11

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kết quả sản xuất Ngô: cây ngô là loại cây trồng có giá trị kinh tế lại phù hợp với khí hậu và địa hình của huyện. Qua kết quả trên cho thấy nhóm hộ nghèo có giá trị sản xuất ngô ít hơn nhóm hộ trung bình và khá. Cụ thể, nhóm hộ nghèo có giá trị trồng trọt từ cây ngô chỉ đạt 1.890 nghìn đồng/hộ tăng 87,12% so với năm 2007; nhóm hộ không nghèo đạt 6.235 nghìn đồng/hộ tăng 52,63% so với năm 2007. Qua 5 năm, tốc độ tăng khá cao, nhóm hộ nghèo tăng 87,12%, nhóm hộ không nghèo 52,63%. Kết quả trồng trọt từ cây ngô cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của hộ nông dân, việc phát triển cây ngô sẽ giúp cho hộ tạo được nguồn thức ăn cho chăn nuôi, từ đó giúp tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân.

Kết quả sản xuất chè: Cây chè cũng là một trong những cây trồng chính được phát triển tại huyện Định Hóa, cây chè đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kết

quả nghiên cứu như sau: Nhóm hộ nghèo có kết quả sản xuất chè đạt 670 nghìn đồng/hộ, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập từ những hộ trồng chè do cây chè đòi hỏi phải có sự đầu tư, chăm sóc tương đối lớn, nhóm hộ không nghèo đạt 4.100 nghìn đồng/hộ tăng 42,11% so với nhóm hộ không nghèo vào năm 2007 . Vậy, cây chè cũng có ảnh hưởng lớn tới thu nhập của hộ, đặc biệt cây chè cũng là một trong những hướng phát triển để có thể giúp hộ nông dân xoá đói giảm nghèo, điều quan trọng là phải tìm ra được giống chè tốt, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của huyện, đồng thời tìm cách tiêu thụ sản phẩm chè cho bà con nông dân trong huyện.

b/ Về giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ

Bảng 2.13: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra

ĐVT: 1000đ/hộ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo

Thu từ chăn nuôi 2.262 5.128 4.028 13.625 78,07 165,69

Trong đó thu từ

Lợn 1.815 2834 2.925 4.212 61,15 48,62

Gia cầm 401 680 724 955 80,05 40,44

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Giá trị đàn lợn: Năm 2011 giá trị đàn lợn trung bình của nhóm hộ nghèo đạt 2.925 nghìn đồng/hộ, tăng 61,15% so với năm 2007 và giá trị đàn lợn của nhóm hộ không nghèo đạt 4.212 nghìn đồng/hộ. tăng 48,62% so với năm 2007. Như vậy, khoảng cách giá trị đàn lợn giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ

không nghèo là khá lớn. Ngoài ra, nhóm hộ không nghèo thường thu được nhiều sản phẩm từ trồng trọt hơn hộ nghèo nên việc đầu tư trở lại cho chăn nuôi của nhóm hộ không nghèo là dễ hơn nhóm hộ nghèo.

Giá trị đàn gia cầm: Giá trị đàn gia cầm giữa nhóm hộ không nghèo và nhóm hộ nghèo cũng có sự chênh lệch, hộ không nghèo đạt 955 nghìn đồng/hộ, nhóm hộ nghèo đạt 724 nghìn đồng/hộ. Hầu hết các hộ nông dân huyện Định Hóa vẫn chăn nuôi gia súc gia cầm chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của gia đình, chỉ một lượng nhỏ được bán ra ngoài nhất là đối với nhóm hộ nghèo. Giá bán của các loại gia cầm lại có biến động lớn, các hộ nông dân lại chăn nuôi các loại giống gia cầm thuần chủng nên khả năng sinh trưởng thấp, dịch bệnh nhiều. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gia cầm không cao nên chưa thúc đẩy được sản xuất hàng hoá từ việc chăn nuôi gia cầm.

Như vậy, Giá trị chăn nuôi của hai nhóm hộ qua 5 năm có tốc độ tăng tích cực, nhóm hộ nghèo lựa chọn ngành chăn nuôi cải thiện mức sống gia đình, tăng thu nhập và đã tính đến hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, khả năng đầu tư còn thấp, nhiều dịch bệnh chăn nuôi nên chưa có điều kiện để thoát nghèo. Bên cạnh đó, xu hướng chăn nuôi cũng thể hiện khả năng phát triển sản xuất của các hộ, những hộ có điều kiện kinh tế phát triển thì có xu hướng chăn nuôi để sản xuất hàng hoá hơn. Định Hóa có nhiều lợi thế về phát triển chăn nuôi, do đó địa phương cần chú trọng tới phát triển chăn nuôi hơn, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm “sạch”.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 76 - 80)