Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của hộ

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 95)

sản xuất Cobb – Douglas

Việc phân tổ các nhân tố sản xuất theo thu nhập cho thấy xu hướng tác động đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên, điều đó mới dừng lại ở việc chỉ ra về mặt xu hướng tác động, còn để đánh giá được chính xác mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố tới thu nhập của hộ, ta sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas để đánh giá.

Hàm Cobb-Douglas được xây dựng như sau: TN = b1*TDb2*TTb3*CNb4*DTb5*LDb6*eb7D*eu Trong đó:

Biến phụ thuộc:

TN: Thu nhập bình quân hộ (nghìn đồng) Các biến độc lập:

TD: Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp) TT: Chi phí cho trồng trọt (nghìn đồng) CN: Chi phí cho chăn nuôi (nghìn đồng) DT: Diện tích đất sản xuất của hộ (m2) LD: Lao động của hộ (người)

D: Biến giả về dân tộc (1: dân tộc Kinh; 0: dân tộc khác)

Ứng dụng Excel để giải bài toán hàm CD dưới dạng phi tuyến tính ta có bảng so sánh hàm sản xuất của năm 2007 và 2011 như sau:

Bảng 2.22: Kết quả phân tích hàm CD của các hộ điều tra giai đoạn 2007 - 2011 Tên biến 2007 2011 Hệ số ƣớc lƣợng T –Kiểm định Mức ý nghĩa Hệ số ƣớc lƣợng T –Kiểm định Mức ý nghĩa

Hệ số chặn 6.6733 14.8903 6.84E-34 6.2838 10.792 1.51E-21

Ln(TD) 0.2562 3.0474 0.0026 0.2142 2.2189 0.0277 Ln(TT) 0.1095 2.0313 0.0436 0.1836 2.8369 0.0050 LN(CN) 0.0860 2.2708 0.0243 0.1155 3.0353 0.0027 Ln(DT) 0.0964 2.2853 0.0234 0.1005 2.2331 0.0267 Ln(LD) 0.3285 2.8122 0.0054 0.4011 3.5096 0.0006 Dan toc 0.2816 3.5471 0.0005 0.1693 1.9771 0.0495 Hệ số xác định bội R2 28,63% 31,56% Hệ số xác định bội đã hiệu chỉnh

R2

26,41% 29,43%

FStatitic = 12.906 14.835 Prob[F] = 3.01505E-12 6.37274E-14

Số quan sát 200 200 Hàm thu được:

- Năm 2007: Ln(TN)= 6,6733+ 0,2562Ln(TD) + 0,1095 Ln(TT) + 0,0860Ln(CN) + 0,0964Ln(DT) + 0,3285 Ln(LD) + 0,2816 D + e

- Năm 2011: Ln(TN) = 6,2838+ 0,2142Ln(TD) + 0,1836 Ln(TT) + 0,1155Ln(CN) + 0,1005Ln(DT) + 0,4011 Ln(LD) + 0,1693 D + e

Kiểm định và phân tích mô hình

a/ Nhận xét mô hình

- Năm 2007: Ln(TN)= 6,6733+ 0,2562Ln(TD) + 0,1095 Ln(TT) + 0,0860Ln(CN) + 0,0964Ln(DT) + 0,3285 Ln(LD) + 0,2816 D + e

Để xác định sự tồn tại của mô hình, ta so sánh F mô hình với F(k-1,n-k) (α) Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải thích Xi không ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng.

H0: (b1=b2=...=bi=0)

Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) < F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng).

H1: Tồn tại ít nhất một hệ số bi khác 0.

F(k-1,n-k)(α) = F(5, 194)(0,05) = 2,260 < 12,906 .Vậy giả thiết H1 được chấp nhận, có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng.

R2 = 0,2863 có nghĩa 28,63% sự biến động thu nhập của hộ có thể được giải thích bằng mô hình. R2 = 0,2863 là chỉ tiêu chấp nhận được trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phù hợp với những địa phương miền núi đa dạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.

b/ Phân tích kết quả mô hình

- Năm 2007: Ln(TN)= 6,6733+ 0,2562Ln(TD) + 0,1095 Ln(TT) + 0,0860Ln(CN) + 0,0964Ln(DT) + 0,3285 Ln(LD) + 0,2816 D + e

Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng nhân tố quyết định lớn nhất đến thu nhập của hộ ở đây chính là yếu tố trồng trọt, với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0,043591 có nghĩa là với độ tin cậy 99% cho thấy cứ tăng 1% vốn đầu tư cho trồng trọt sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,1095%. Tiếp theo là nhân tố tác động đến thu nhập của hộ là hoạt động

chăn nuôi, với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0,02426 có nghĩa là với độ tin cậy 99%cứ tăng 1% vốn đầu tư cho chăn nuôi sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên là 0,0860%. Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0,02338, có nghĩa là với độ tin cậy 99% khi tăng diện tích lên thì làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,0964%.

a/ Nhận xét mô hình

Năm 2011: Ln(TN) = 6,2838+ 0,21442Ln(TD) + 0,1836 Ln(TT) + 0,1155Ln(CN) + 0,1005Ln(DT) + 0,4011 Ln(LD) + 0,1693 D + e Để xác định sự tồn tại của mô hình, ta so sánh F mô hình với F(k-1,n-k)

(α) Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải thích Xi không ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng.

H0: (b1=b2=...=bi=0)

Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) < F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng).

H1: Tồn tại ít nhất một hệ số bi khác 0.

F(k-1,n-k)(α) = F(5, 194)(0,05) = 2,260 < 14,835. Vậy giả thiết H1 được chấp nhận, có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng.

R2 = 0,3156 có nghĩa các yếu tố chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi, diện tích, lao động trong mô hình đã gây ra 31,56% sự biến động thu nhập của hộ. Còn lại 68,44% là do yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác không có trong mô hình

b/ Phân tích mô hình

Năm 2011: Ln(TN) = 6,2838+ 0,21442Ln(TD) + 0,1836 Ln(TT) + 0,1155Ln(CN) + 0,1050Ln(DT) + 0,401 Ln(LD) + 0,1693 D + e

Trong các nhân tố tồn tại của mô hình phân tích thì nhân tố trình độ của chủ hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập của hộ, với mức ý nghĩa hay P _ value = 0,0276 có nghĩa là với độ tin cậy 99%, khi các yếu tố khác không đổi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,2142%. Yếu tố tác động ít nhất đến thu nhập trong mô hình là lao động, với mức ý nghĩa hay P _ value = 0,00055, có nghĩa là với độ tin cậy 99%, khi tăng chi phí cho hoạt động chăn nuôi lên 1% sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0.4011%.

So sánh kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas qua 2 năm

Qua phân tích cho thấy:

Thu nhập của hộ nông dân đều phụ thuộc vào các nhân tố như trình độ học vấn của chủ hộ, hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, diện tích canh tác và lao động. Tuy nhiên mức độ phụ thuộc của thu nhập hộ nông dân có sự thay đổi qua 2 năm theo chiều hướng tăng (năm 2007: R2=28,63%; năm 2011: R2=31,56%); qua kết quả phân tích còn cho thấy cả 2 năm 2007 và 2011 thu nhập của hộ đều không phụ thuộc vào nhân tố dân tộc.

Trong các nhân tố tồn tại trong mô hình thì các nhân tố như: trình độ học vấn, hoạt động trồng trọt và diện tích tác động đến thu nhập của hộ có xu hướng mạnh hơn, trong đó mạnh nhất là nhân tố trình độ học vấn của chủ hộ; Năm 2007, yếu tố trình độ trong mô hình không có ý nghĩa do các hộ chưa được chú trọng đầu tư bởi suy nghĩ an phận của người dân. Năm 2011, yếu tố lao động không có ý nghĩa trong mô hình bởi tăng lao động khi không đáp ứng được nhu cầu việc làm, sẽ làm giảm thu nhập bình quân/người/tháng. Do đó, địa phương cần phải có chính sách phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm để tăng thu nhập cho người dân. Sau 5 năm, khi nhận thức được thay đổi, trình độ của chủ hộ được nâng cao thì kinh nghiệm và kiến thức trong sản xuất và quản lý gia đình thường đưa ra những

quyết định sản xuất hiệu quả tốt hơn, đặc biệt là trong việc sử dụng đồng vốn đầu tư. Năm 2011, hoạt động chăn nuôi lại có tác động không mạnh tới thu nhập của hộ so với năm 2007. Tuy nhiên, ngoài yếu tố dân tộc không tác động tới thu nhập/người/tháng của hộ, còn lại các yếu tố khác đều có ý nghĩa và ảnh hướng tới phát triển kinh tế của các hộ nghiên cứu.

Kết luận về nguyên nhân tác động đến sản xuất của hộ

Thứ nhất: Về kết quả xoá đói giảm nghèo của huyện trong thời gian qua đã thu được nhiều thành công, cụ thể số hộ nghèo đã giảm đáng kể. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy chất lượng xoá đói giảm nghèo không cao. Thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh chuẩn nghèo, do đó rất dễ dẫn đến tái nghèo do những tác động khách quan cũng như khi có sự thay đổi về chuẩn nghèo.

Thứ hai: Đối với nhóm hộ tiến hành điều tra nghiên cứu thì thu nhập của người dân không cao và phụ thuộc rất nhiều vào kết quả sản xuất nông nghiệp. Điều này phản ánh trình độ phát triển sản xuất thấp kém của các hộ gia đình, hạn chế nhiều tới việc tăng việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo của hộ. Các hoạt động khác như lâm nghiệp chưa thực sự gắn kinh tế rừng với kinh tế của hộ trong điều kiện Định Hoá có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng; các hoạt động phi nông nghiệp còn rất hạn chế đã ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Thứ ba: Các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân bao gồm:

- Thiếu nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất: Các hộ nông dân miền núi nói chung, hộ nông dân miền núi tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn đang trong tình cảnh thiếu vốn, thậm chí có hộ nghèo phải bán bớt những thửa ruộng/nương tốt, thuận lợi cho sản xuất; trong khi đó, họ phải canh tác ở những thửa ruộng/nương đã bạc màu. Nguồn vốn lớn, có thể giúp được hộ thường là từ ngân hàng chính sách xã hội.

- Thiếu định hướng phát triển kinh tế: Qua tìm hiểu chúng tôi thấy hầu hết các hộ đều có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất - chăn nuôi. Tuy số lượng là nguồn vốn vay để cho các hộ có điều kiện tiếp cận là khá dồi dào. Nhưng trong nhóm hộ nghèo có đến 61.4% tổng số hộ không dám vay vốn. Nguyên nhân do hộ không có phương hướng kinh doanh cũng như không mạnh dạn vay vốn để phát triển chăn nuôi, trồng trọt... nên đã không vay vốn để phát triển sản xuất.

- Thu nhập thuần đa số dựa vào nguồn nông nghiệp: Ngoài thời gian tham gia các hoạt động sản xuẩt nông nghiệp, lao động tại địa phương đa phần là không có nghề phụ để tạo ra thu nhập.

- Thiếu thông tin khuyến nông: Có trên 90% số hộ được phỏng vấn (hộ nghèo và không nghèo) đều thiếu các thông tin khuyến nông. Họ có rất ít các thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: Giống mới, quy trình chăm sóc bảo vệ... nên phân tích cho thấy các hộ thuộc nhóm hộ nghèo có thu nhập trung bình từ lúa thấp hơn nhiều so với nhóm hộ không nghèo. Các hộ thuộc nhóm hộ không nghèo đã áp dụng nhiều hơn các yếu tố như: giống mới, phân bón, thuốc BVTV nên đã thu được nhiều hiệu quả sản xuất cao hơn so với nhóm hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu.

- Điều kiện môi trường sống của hộ: Mặc dù các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên đã có chương trình nước sạch nông thôn, 100% các xã có các trạm y tế nhưng khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch của hộ nghèo còn khó, vì không có điều kiện đầu tư đường dẫn nước, việc khám chữa bệnh đã có thẻ bảo hiểm y tế, nhưng cuộc sống thiếu thốn của họ khiến họ không đủ các điều kiện tối thiểu hệ thống tắm giặt, xử lý chất thải của động vật, người,…

- Không đủ đất cho phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. - Trang bị tài sản phục vụ sản xuất còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến năng suất lao động, năng suất đất đai của hộ.

- Kinh nghiệm sản xuất của hộ còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến kết quả ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất của hộ còn hạn chế, tích luỹ của hộ chưa nhiều, đặc biệt là những hộ nghèo. Do đó khả năng đầu tư tái sản xuất mở rộng gặp nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến thu nhập và xoá đói giảm nghèo của hộ.

- Chưa gắn kết được kinh tế đồi rừng với kinh tế hộ nông dân, nhất là đối với những hộ vùng sâu, vùng xa diện tích đất rừng nhiều, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít.

- Không có nhiều các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương để giải quyết lao động dư thừa, lao động thời vụ cho nông dân.

- Chăn nuôi đóng góp nhiều vào thu nhập của hộ, tuy nhiên chất lượng phát triển chăn nuôi của các hộ không cao, chủ yếu là chăn thả nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn và lao động dư thừa là chính.

Trên đây là toàn bộ những phân tích, đánh giá về tình hình phát triển sản xuất của hộ cũng như những nhân tố tác động đến nghèo đói của hộ.

Chƣơng 3

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN HUYỆN ĐỊNH HOÁ

3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hoá

3.1.1. Định hướng phát triển chung của huyện

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng giá trị các ngành lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; tạo sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế; thực hiện tốt các chính sách xã hội, phát triển y tế, giáo dục; đảm bảo an ninh - quốc phòng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phấn đấu đến năm 2015 đưa huyện ra khỏi tình trạng là huyện nghèo, kém phát triển.

Cơ cấu kinh tế: Căn cứ vào tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tỷ trọng phát triển các ngành hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện được xác định lại là Nông, Lâm nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp.

Xác định khâu đột phá là tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nguồn đầu tư, tập trung mọi nguồn lực để củng cố kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

3.1.2. Những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể của Chương trình từ nay đến năm 2015

Căn cứ vào thực trạng hiện nay và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, từ nay đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 17%; phấn đấu bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3,5% trở lên.

- 100% người nghèo, nhân dân các dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT miễn phí; được khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT.

- 100% số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi được vay vốn. - 100% học sinh, sinh viên con hộ nghèo và con em đồng bào ở các xã ĐBKK được miễn, giảm học phí và hỗ trợ học tập theo quy định.

- 100 % hộ nghèo được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - Không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công. - Không còn hộ nghèo phải ở nhà dột nát.

- Mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 1.700 lao động trở lên.

Như vậy, trong định hướng phát triển của huyện, nghèo đói được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2015 cùng với sự thay đổi chuẩn nghèo mới của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo đói của huyện đã tăng lên 41,63%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thị trấn là 1,25% và khu vực nông thôn là 40,38% . Đây chính là một thách thức lớn đối với huyện, do đó công tác xoá đói giảm nghèo càng phải được coi trọng triển khai thực hiện. Để thực hiện được những mục tiêu này, qua kết quả nghiên cứu, tôi xin mạnh dạn đề ra một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân của huyện như sau.

3.2. Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân

3.2.1 Những giải pháp về kinh tế

3.2.1.1 Giải pháp về vốn

Vốn là một vấn đề quan trọng đối với các hộ nông dân, đặc biệt đối với Định Hoá, thu nhập của người dân còn thấp, tích luỹ không nhiều. Mặc dù trong thời gian vừa qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện tốt

Một phần của tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 95)