- Khoa Kỹ thuật Viễn thông: Gồm1 trưởng khoa, 1phó khoa và các giáo viên trực tiếp giảng dạy.
2.2.1. Số lượng đội ngũ giáo viên của Trường
- Cơ cấu đội ngũ Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I bao gồm:
+ Cán bộ quản lý các phòng ban: Phòng Tổ chức Tổng hợp, Hành chính, Kế toán Thống kê Tài chính, Đào tạo
+ Nhân viên phục vụ các phòng chức năng
Bảng 2.1: Thống kê số lượng giáo viên từ năm học 2006 - 2007 đến 2008 - 2009
Năm học Tổng CBGV CBQL & NVPV Giáo viên Tỉ lệ GV/Tổn g CBGV Tổng số GV Khoa QTKD Khoa KTVT Khoa KTĐT& CNTT Khoa GDCB 2006-2007 114 51 63 19 20 17 07 (55%) 2007-2008 106 45 61 18 19 16 08 (57%) 2008-2009 94 39 55 16 18 14 07 (58%)
(Nguồn: Phòng Tổ chức Tổng hợp - Trường THBCVT &CNTT I)
Qua Bảng 2.1 ta thấy:
- Nhìn chung số lượng đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường giảm nhanh trong ba năm nay. Lý do: Từ những ngày đầu mới thành lập, trong thời kỳ bao cấp số lượng cán bộ phục vụ, nhân viên bảo vệ, đặc biệt là đội ngũ nấu ăn rất lớn. Cho đến năm 2005 nhà trường vẫn tồn tại bếp ăn tập thể, chỉ đến năm 2006 khi số lượng nhân viên nhà bếp nghỉ hưu dần thì nhà ăn mới giải tán.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên phục vụ của nhà trường chiếm tỷ lệ lớn trên tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên, bình quân các năm xấp xỉ 40%-45%, điều đó cho thấy mặc dù tổng số cán bộ đông nhưng đội ngũ giáo viên ít.
- Số lượng giáo viên của các khoa giảm dần trong ba năm gần đây do đội ngũ giáo viên nghỉ hưu dồn dập. Từ 63 GV năm 2006 xuống 55 GV năm 2008. Dự kiến từ nay đến năm 2010 sẽ có 8 GV ở tất cả bốn khoa nghỉ hưu. Nhà trường có tuyển dụng bổ sung hàng năm song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Tỷ lệ tăng giảm giáo viên giữa các khoa tương đối đồng đều theo số lượng giáo viên của nhà trường, tức là bình quân các khoa đều đảm nhiệm khối lượng công việc tương đối ngang nhau, không có sự chênh lệch lớn giữa các khoa theo từng năm
Bảng 2.2: Số liệu tuyển sinh và tổng số HS từ năm học 2006 - 2007 đến 2008 - 2009 Năm học Hệ đào tạo 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Tuyển sinh Tổng số HS Tuyển sinh Tổng số HS Tuyển sinh Tổng số HS Trung cấp nghề (Công nhân) 414 936 440 854 470 910
Trung cấp tại chức 30 73 42 72 80 122
Trung cấp chuyên nghiệp 72 72 160 242 188 348
Bổ túc 6 tháng 328 328 297 297 310 310
Tổng học sinh 844 1409 939 1465 1048 1690
(Nguồn: Phòng Đào tạo – Trường THBCVT &CNTT I)
Các hệ đào tạo và số lượng học sinh của các hệ đào tạo các năm học kể từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2008 của Trường được cho ở Bảng 2.2, trong đó thời gian đào tạo: Trung cấp nghề đào tạo 18 tháng; Trung cấp chuyên nghiệp đào tạo 24 tháng; Trung cấp tại chức đào tạo 16 tháng. Vì thế mỗi học kỳ đều có số lượng học sinh gối của mỗi khoá. Hàng năm số lượng học sinh tăng do nhà trường tăng quy mô đào tạo và mở rộng đối tượng đào tạo cho xã hội. Trước đây nhà trường chỉ đào tạo chủ yếu con em trong ngành, chỉ hai năm gần đây, ngành cho phép tuyển sinh rộng rãi; hơn nữa, do nhu cầu về nhân lực cho viễn thông ngày càng tăng do có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông ra đời và phát triển: Vietel, Điện lực...
Phân tích các số liệu từ Bảng 2.1, Bảng 2.2 ta có thể thấy tỷ lệ học sinh/giáo viên là rất cao. Hầu hết các học kỳ đều vượt quá tỷ lệ cho phép, cụ thể số lượng thể hiện qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tỷ lệ học sinh/giáo viên từ năm học 2006 - 2007 đến 2008 - 2009
2006-2007 2007-2008 2008-2009 Bình quân
Tổng Giáo viên 63 61 55 59,66
Tổng học sinh 1409 1465 1690 1521
- Tỉ lệ học sinh/giáo viên bình quân hàng năm là 25,69 (xem Bảng 2.3), ngoài ra giáo viên còn tham gia đi nâng bậc cho các Bưu điện tỉnh và Viễn thông các tỉnh nên khối lượng công việc càng đội lên nhiều dẫn đến nâng khối lượng, số giờ giảng của giáo viên lên trên mức quy định. Hàng năm có khoảng 35% giáo viên thừa giờ. Đây là vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng của các giờ học, ảnh hưởng tới sức khoẻ của giáo viên, tới quỹ lương chung của nhà trường và khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp giờ lên lớp của Phòng Đào tạo. Có những năm cán bộ của Phòng Đào tạo cũng phải tham gia giảng dạy rất nhiều do thiếu giáo viên.
Lí do của việc số lượng giáo viên thừa giờ cao:
- Số lượng giáo viên giảm nhiều so với các năm trước - Số giáo viên trẻ nhiều, chưa giảng dạy được nhiều môn
- Số giáo viên ở tuổi trên 40 tất cả đều kiêm nhiệm công tác quản lý về chuyên môn cũng như đoàn thể.