- Khoa Kỹ thuật Viễn thông: Gồm1 trưởng khoa, 1phó khoa và các giáo viên trực tiếp giảng dạy.
3.2.3. Biện pháp 3: Tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên
độ đội ngũ giáo viên
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Một trong những biện pháp phát triển và nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ là tiến hành đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu phát triển của Nhà trường trong công tác đào tạo, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đội ngũ giáo viên cần có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu để Nhà trưởng trở thành Trường Cao đẳng.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
a) Xác định các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
Mục tiêu tổng quát của đào tạo, bồi dưỡng là phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên
b) Xác định các chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
* Căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường, phòng Tổ chức Tổng hợp xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng
- Các chương trình học phù hợp với mỗi trường hợp ở các độ tuổi và cương vị khác nhau.
- Tuỳ từng đối tượng giáo viên, yêu cầu về chuyên môn trong quá trình giảng dạy mà nhà trường bố trí cho giáo viên đi tham gia đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng.
+ Với giáo viên Khoa Kỹ thuật Viễn thông và Khoa Kỹ thuật điện tử và Công nghệ thông tin cần đưa đi đào tạo nâng cao trình độ, nhằm đảm bảo số lượng giáo viên có trình độ cao học, tiến sĩ. Bên cạnh đó còn nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại; nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hoá.
+ Với giáo viên Doanh thác, Chính trị, Ngoại ngữ thì cần thiết hơn trong việc cập nhật kiến thức mới bởi thể lệ thủ tục bưu chính thay đổi liên tục và tình hình thời sự trong và ngoài nước cũng diễn biến hết sức phức tạp.
* Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo nâng cao trình độ (sau đại học) để đáp ứng chỉ tiêu dự kiến trong Bảng 3.3.
- Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, nâng cao trình độ lý luận chính trị kết hợp với việc bồi dưỡng đoàn viên ưu tú và kết nạp Đảng viên, nâng cao tầm cỡ Đảng bộ; bồi dưỡng quan điểm lập trường giai cấp theo định hướng chính trị của Đảng trong từng giai đoạn.
- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nâng cao năng lực giảng dạy, truyền thụ kiến thức, năng lực quản lý giáo dục học sinh, công tác giáo viên chủ nhiệm: Nội dung này cần quan tâm tới số đối tượng tốt nghiệp các trường chưa có chứng chỉ sư phạm, hoặc các cán bộ chuyển về từ các đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành. Bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học hiện đại.
+ Kỹ năng tổ chức quản lý, công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
- Bồi dưỡng về sử dụng thiết bị công nghệ thông tin: Đối tượng cao tuổi bởi đối tượng này trước đây chưa được tiếp cận nhiều với thiết bị tin học
- Bồi dưỡng về ngoại ngữ: Giáo viên trẻ cần được quan tâm hơn để tiếp cận khoa học, sách báo thiết bị nước ngoài và để dự thi cao học hoặc làm tiến sĩ
- Bồi dưỡng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, tổ chức tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học.
+ Nâng cao năng lực tổ chức hội thảo, thảo luận các chuyên đề. + Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể.
Để có thể thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ cần tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, đồng thời với việc tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ giáo viên.
c) Xác định các hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo, bồi dưỡng tập trung: đối với những lớp, những chương trình có tính chính quy và bắt buộc về thời gian thực hiện.
- Đào tạo, bồi dưỡng tài chức, tại chỗ: Đối với những chương trình, nội dung không chính quy hoặc không bắt buộc về thời gian thực hiện.
- Tự đào tạo, bồi dưỡng: Đây là hình thức cần được tổ chức và khuyến khích để mọi giáo viên thực hiện.
- Xây dựng những chính sách thúc đẩy công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên
d) Trong đào tạo bồi dưỡng cần lưu ý:
+ Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giáo viên phải thật sự có tác dụng thiết thực, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong Nhà trường. Mặt khác, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ.
+ Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chung cho đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động khác trong Nhà trường. Khắc phục tình trạng trình độ đội ngũ giáo viên có phát triển nhưng năng lực không được nâng lên tương ứng.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên phải được gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học; coi đây là 2 nhiệm vụ gắn liền chặt chẽ, không thể tách rời nhau để cùng hướng đến mục đích nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của đội ngũ sư phạm Nhà trường; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học còn có ý nghĩa là Nhà trường đã biết tạo ra động lực bên trong để nâng cao chất lượng đào tạo. Nội dung đề tài nghiên cứu khoa học cần tập trung vào vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục. Định hướng đề tài nghiên cứu phải thiết thực, giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra tại Nhà trường và xã hội.
- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cần lưu ý theo các tiêu chí: + Ưu tiên đội ngũ giáo viên trẻ học tập ở các trình độ cao như đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh
+ Chú ý cân đối số lượng đi học theo các khoa để đảm bảo khối lượng giảng dạy tại trường
+ Tận dụng một cách tối đa các chỉ tiêu học tập nâng cao trình độ hoặc tham quan thực tế tại nước ngoài do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông bố trí.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
a) Bố trí cho giáo viên đi học dài hạn, tại chức nâng cao trình độ
- Phân công giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung, tại chức với nội dung phù hợp. Để làm tốt công tác này, các khoa, tổ bộ môn cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm; kế hoạch cần xác định rõ nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng.
+ Cử giáo viên tham gia các khoá bồi dưỡng do các Bộ, ngành tổ chức nhằm chuyển giao công nghệ, tri thức mới, phương pháp mới để về thông tin, báo cáo lại cho đội ngũ giáo viên nhà trường.
+ Thường xuyên tổ chức cho giáo viên nhà trường tiếp cận với kiến thức mới bằng cách tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận những vấn đề mới có liên quan đến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy.
b) Đào tạo giáo viên đầu đàn làm nòng cốt
+ Giáo viên đầu đàn làm nòng cốt cho các khoa có tác dụng: Tạo ra không khí thi đua giảng dạy trong khoa
+ Giáo viên có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn kèm cặp những giáo viên mới theo sự phân công của nhà trường và quy định của Nhà nước; hướng dẫn các giáo viên trẻ trong việc phát hiện những vấn đề khoa học phù hợp với yêu cầu thực tiễn và định hướng cho họ tiếp tục nghiên cứu giải quyết vấn đề.
+ Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, khoa học trong đội ngũ giáo viên của khoa một cách thường xuyên.
c) Tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tại nhà trường - Tổ chức các hoạt động tự bồi dưỡng thông qua thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của các tổ bộ môn và các khoa.
- Để có thể tiến hành công tác tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả cao, các khoa, tổ bộ môn cần phải:
+ Sắp xếp, bố trí thời gian một cách linh hoạt để mọi thành viên trong đơn vị, trong từng bộ phận có thể tham gia tự bồi dưỡng.
+ Có sự phân tích, đánh giá nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong đội ngũ sư phạm để từ đó đề ra nội dung bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng.
+ Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, chế độ chính sách nhằm khuyến khích động viên đội ngũ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cả về chuyên môn và nghiệp vụ.
+ Mỗi giáo viên cũng phải tự xây dựng cho mình nội dung, kế hoạch học tập, bồi dưỡng hàng năm và tích cực phấn đấu, thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.
+ Bên cạnh đó, Nhà trường duy trì thường xuyên phong trào thi đua tự học tập bồi dưỡng trong đội ngũ cán bộ công chức Nhà trường, các khoa và tổ bộ môn quan tâm phát hiện, bồi dưỡng những giáo viên dạy giỏi, có nhiều kinh nghiệm để nhân điển hình và tạo điều kiện để họ tiếp tục học tập nâng câo trình độ chuyên môn.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngoài việc khuyến khích đội ngũ giáo viên tham gia đăng ký các đề tài cũng cần áp dụng các biện pháp mang tính bắt buộc, vì hoạt động nghiên cứu khoa học cũng nhằm để nâng cao chất lượng cho đội ngũ sư phạm.
+ Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, người giáo viên vừa có điều kiện tự bồi dưỡng tư duy khoa học, vừa rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, thực hành để thâm nhập vào thực tiễn và tiếp cận trí thức mới.
+ Có thể giao đề tài nghiên cứu cho từng cá nhân hoặc từng nhóm tác giả, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các khoa, các tổ chuyên môn về thời gian, về phương pháp luận về nghiên cứu khoa học, Nhà trường tạo điều kiện về tài chính, về các chính sách động viên khuyến khích.
d) Tạo điều kiện cho giáo viên đi thực tế tại cơ sở trong và ngoài nước - Tận dụng tối đa tiêu chuẩn được đi học tập nghiên cứu tại nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông dành cho nhà trường.
- Hàng năm tổ chức cho giáo viên đi tham quan tại các cơ sở sản xuất, các công ty trong và ngoài ngành có liên quan đến thiết bị, đồ dùng, vật tư giảng dạy để giáo viên kịp thời nắm bắt kỹ thuật công nghệ, dịch vụ mới.
e) Trang bị cơ sở vật chất tối ưu phục vụ quá trình giảng dạy học tập Cơ sở vật chất không những là cơ sở phục vụ giảng dạy, tác động có hiệu quả tới riêng học sinh mà còn tới giáo viên. Với những kỹ thuật công nghệ mới đưa vào giảng dạy, giáo viên tự tìm tòi nghiên cứu nâng cao trình độ cho chính bản thân mình và bổ sung vào bài giảng