Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin i thành trường cao đẳng (Trang 52)

- Khoa Kỹ thuật Viễn thông: Gồm1 trưởng khoa, 1phó khoa và các giáo viên trực tiếp giảng dạy.

2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ

2.3.4.1. Những điểm mạnh của công tác phát triển đội ngũ

- Trong những năm qua nhà trường đã thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ như:

+ Thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010, cụ thể hoá quan điểm lấy giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ làm khâu đột phá, phát triển nguồn nhân lực, trong đó xác định vai trò đội ngũ giáo viên là quyết định.

+ Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 40/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX ngày 15/6/2004 về việc nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

+ Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Trường Trung cấp chuyên nghiệp.

+ Quyết định số 01/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên Trường Trung cấp chuyên nghiệp.

+ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.

- Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm tới công tác quy hoạch và phát triển đội ngũ đặc biệt là đội ngũ giáo viên.

- Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Quá trình tuyển dụng thực hiện công khai và theo đúng nguyên tắc.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ được thực hiện có hiệu quả hàng năm bằng mọi hình thức như đưa đi bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, động viên cán bộ giáo viên tự học tập.

- Công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến thường xuyên được quan tâm. Mỗi năm nhà trường đều phát động, triển khai, kiểm tra, tổng kết đánh giá khen thưởng định kỳ theo hai đợt.

- Lãnh đạo nhà trường, Đoàn thanh niên, Công đoàn trường, tổ chức nữ công thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoại khoá nhằm phát động phong trào trong đội ngũ, tạo không khí thi đua sôi nổi trong giảng dạy, học tập và công tác, xây dựng môi trường lành mạnh, trong sáng.

2.3.4.2. Những điểm yếu của công tác phát triển đội ngũ

- Việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ của nhà trường đôi khi còn thiếu tính chiến lược, chưa đáp ứng được định hướng và chiến lược lâu dài của ngành và của nhà trường và về chất lượng nguồn nhân lực.

- Quá trình tuyển dụng đôi khi còn chưa tuân thủ chặt chẽ theo từng bước và thiếu tính đồng bộ: Có mảng thừa có mảng thiếu do nguồn tuyển dụng không phong phú.

- Chất lượng tuyển dụng chưa hoàn toàn đạt mức phù hợp và có chất lượng cao. Một số giáo viên trẻ từ các cơ sở chuyển sang còn yếu về nghiệp vụ sư phạm mặc dù đã cho đi bồi dưỡng. Một số yếu về chuyên môn.

Nguyên nhân là thiếu bước phỏng vấn để kiểm tra sơ bộ kỹ năng giao tiếp ứng xử và quan điểm của người được tuyển dụng

- Kinh phí đào tạo bồi dưỡng được cấp hàng năm còn rất ít so với nhu cầu được đưa đi đào tạo. Vì thế việc hỗ trợ cho cán bộ giáo viên đi học tập nâng cao trình độ có phần hạn hẹp.

- Việc bố trí sắp xếp cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ còn chồng chéo dẫn đến giáo viên thường có giờ giảng tương đối cao theo đó việc học tập nâng cao trình độ có phần bị ảnh hưởng. Hầu hết giáo viên đi học tại chức đều vẫn phải đảm nhiệm đủ giờ giảng trong thời gian còn lại ở trường.

- Sau khi tuyển dụng, một số khoa giao việc tương đối nặng cho giáo viên mới mà thiếu sự kiểm tra, hỗ trợ dẫn đến kết quả giảng dạy còn hạn chế

- Sự phản hồi chậm từ phía các khoa giảng dạy về đội ngũ giáo viên mới tuyển dụng dẫn đến việc rút kinh nghiệm trong tuyển dụng và bố trí nhân lực chưa hợp lý.

- Việc đưa giáo viên đi học tập nâng cao trình độ còn chưa hợp lý. Số lượng giáo viên được đi học cao học còn quá ít, nhà trường chỉ mới tập trung vào đội ngũ giáo viên từ trung cấp lên cao đẳng và từ cao đẳng lên đại học

- Tuy nhiên nhà trường cũng có những khó khăn nhất định: do chế độ lương bổng không đủ sức hấp dẫn so với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở Hà Nội nên việc thu hút nhân tài về trường còn khó khăn.

Tóm lại: So với tiêu chuẩn của trường trung học và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồn nhân lực của ngành Thông tin

và truyền thông hiện nay; bên cạnh một số mặt mạnh, thực trạng đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I còn một số tồn tại chưa đáp ứng được nhu cầu:

Về đội ngũ giáo viên

- Đội ngũ thiếu về số lượng, cụ thể là thiếu giáo viên Khoa Viễn thông và giáo viên Công nghệ thông tin, đặc biệt là giáo viên Kỹ thuật Viễn thông

- Về chất lượng đội ngũ còn thấp. Rất ít giáo viên có trình độ cao học. Đặc biệt khả năng nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế

- Về cơ cấu chưa đảm bảo, không có độ tuổi kế thừa, giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy.

Về công tác phát triển đội ngũ giáo viên:

- Đôi khi còn có những điểm yếu nhất định trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến ảnh hưởng chất lượng tuyển dụng hoặc đôi khi thiếu giáo viên giảng dạy.

- Việc kiểm tra đôn đốc các khoa giảng dạy, thường xuyên dự giờ, hỗ trợ giúp đỡ giáo viên mới còn hạn chế.

- Một số biện pháp động viên khích lệ giáo viên đi học tập nâng cao trình độ còn chưa phong phú, cụ thể giờ giảng còn cao so với tiêu chuẩn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin i thành trường cao đẳng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)