Lịch sử phát triển của Nhà trường

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin i thành trường cao đẳng (Trang 29 - 30)

- Giáo viên ngành Bưu chínhViễn thông có thể là sinh viên tốt nghiệp từ nhiều trường đại học khác nhau:

2.1.1.Lịch sử phát triển của Nhà trường

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân kĩ thuật lành nghề phục vụ Ngành và phục vụ xã hội, ngày 1/10/1960 Trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam được thành lập theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Trường đóng trên địa bàn làng Mễ thuộc xã Liêm Chính, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Nhiệm vụ của trường là đào tạo công nhân Bưu điện cho các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng.

Ngày 15/1/1961 Trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam đã chuyển về xã Châu Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam (nay thuộc thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam) và cũng là nơi hiện trường đang tồn tại. Cơ cấu của trường lúc này bao gồm phòng Giáo vụ, phòng Tổ chức Cán bộ, phòng Quản trị Hành chính Kế toán. Hệ thống đào tạo gồm Tổ bộ môn Máy dây hữu tuyến điện, Tổ bộ môn Cơ công vô tuyến điện, Tổ bộ môn Khai thác Bưu chính và Phát hành báo chí.

Ngày 19/2/1962 Tổng cục Bưu điện được đổi tên thành Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh. Theo đó tháng 7/1962 Trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam cũng đổi tên thành trường Nghiệp vụ Bưu điện Truyền thanh. Lúc này Trường được giao thêm nhiệm vụ đào tạo công nhân kĩ thuật cho mạng lưới truyền thanh toàn miền Bắc. Sau 5 năm từ khi thành lập, Trường đã đào tạo được 2552 công nhân kĩ thuật thuộc các ngành nghề khác nhau với thời gian đào tạo từ 6 đến 18 tháng.

Năm 1965 đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, Trường đã sơ tán về xã Văn Lý và Hợp Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Ngày 9/5/1965 Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh đã ra quyết định số 813/TCBĐTT tách trường Nghiệp vụ Bưu điện Truyền thanh thành 2 trường: Trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam và trường Kĩ thuật Bưu điện và Truyền thanh Hà Nam. Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh sơ tán gặp nhiều khó khăn, yêu cầu công nhân đa dạng trong các ngành nghề nhưng trong 10 năm kể từ 1965 đến 1975 nhà trường đã đào tạo trên 10.000 học sinh cung cấp cho ngành với các nghề Cơ công vô tuyến điện, công nhân máy hữu tuyến, công nhân kĩ thuật tải ba, công nhân kĩ thuật tổng đài điện thoại tự động và nhân viên khai thác nghiệp vụ Bưu chính và phát hành Báo chí.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, hai trường: Trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam và Trường Kĩ thuật Bưu điện và Truyền thanh Hà Nam đã sát nhập về đóng tại Châu Sơn - Kim Bảng - Hà Nam, lấy tên là Trường Công nhân Bưu điện I. Tính đến tháng 12/1984 toàn trường lúc này có 270 cán bộ giáo viên với gần 3000 học sinh mỗi năm. Tính đến năm 1985 nhà trường đã đào tạo được 14.000 công nhân đủ các loại ngành nghề cho ngành Bưu điện, cho các Bộ, ngành khác, trong đó có cả học sinh Lào, Campuchia.

Trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh, do đòi hỏi của đất nước cũng như của ngành, nhà trường đã được nâng cấp thành Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I, đóng tại phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ lý, Tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin i thành trường cao đẳng (Trang 29 - 30)