- Khoa Kỹ thuật Viễn thông: Gồm1 trưởng khoa, 1phó khoa và các giáo viên trực tiếp giảng dạy.
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin
Trường Cao đẳng
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
a) Mục tiêu của việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là giúp cho việc phát triển đội ngũ được thực hiện một cách chủ động, có định hướng, nhằm đảm bảo về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn.
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cho từng thời điểm, cho từng khoa và cho từng bộ môn về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu đội ngũ đáp ứng yêu cầu của ngành và của xã hội.
- Vì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành thay đổi theo từng giai đoạn, nên việc tuyển sinh của nhà trường, các ngành nghề đào tạo, chương trình giảng dạy thay đổi, việc lập kế hoạch cụ thể cho việc phát triển đội ngũ dài hạn sẽ giúp cho việc định hướng số lượng giáo viên của từng khoa theo từng giai đoạn
b) Là căn cứ cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên; sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo tại các phòng khoa
- Trên cơ sở kế hoạch dài hạn, hàng năm Phòng Tổ chức Tổng hợp cùng với Phòng Đào tạo sắp xếp bố trí lên kế hoạch cho đội ngũ giáo viên có thể đi học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn, về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, về lý luận chính trị, về tiếng Anh và tin học.
- Từ kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, Phòng Tổ chức Tổng hợp bố trí sắp xếp cán bộ lãnh đạo tại các phòng khoa cho phù hợp với điều kiện nhà trường và theo đúng quy định của nhà nước, đảm bảo về độ tuổi, năng lực hợp lý và cơ cấu nam nữ...
c) Bảo đảm cho việc sử dụng đội ngũ một cách chủ động.
Việc sử dụng đội ngũ tại các khoa, theo từng bộ môn sẽ không bị động nếu có kế hoạch phát triển giáo viên một cách dài hạn. Nhà trường có thể đào tạo những ngành nghề cho ngành và cho cả xã hội, mở thêm những trung tâm như trung tâm ngoại ngũ, tin học, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị viễn thông, điện lạnh...
d) Là cơ sở tổng kết một cách chính xác để theo dõi và báo cáo về Tập đoàn, làm cơ sở cho việc xin kinh phí đào tạo đội ngũ.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên giúp nhà quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường. Có kế hoạch phát triển thì có cơ sở để tổng kết, theo dõi.
Có kế hoạch phát triển đội ngũ sẽ là cơ sở để xin các chỉ tiêu đi đào tạo bồi dưỡng, xin kinh phí đào tạo, học tập nâng cao trình độ.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Quy hoạch đội ngũ giáo viên là một khâu quan trọng trong hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ của Nhà trường. Kế hoạch là bước triển khai thực hiện quy hoạch.
a) Việc quy hoạch và lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ các căn cứ cụ thể:
+ Căn cứ các văn bản, chỉ thị của Đảng, của Nhà nước, của Ngành, của Bộ GD&ĐT về công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, về việc bồi dưỡng sử dụng đội ngũ nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.
+ Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung cấp và trường cao đẳng.
+ Căn cứ vào tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với giáo viên TCCN và giảng viên CĐ.
+ Căn cứ chức năng nhiệm vụ, đặc điểm của nhà trường, đặc biệt là kế hoạch đào tạo khi trường được nâng cấp thành trường cao đẳng.
+ Căn cứ nhu cầu nguồn nhân lực của ngành cũng như của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
+ Căn cứ vào thực trạng hiện nay của đội ngũ giáo viên nhà trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Cần phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, lí do mặt yếu và biện pháp khắc phục.
b) Nội dung cơ bản của công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ bao gồm các nội dung sau:
- Kế hoạch tuyển dụng đội ngũ;
- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực bao gồm: + Năng lực chuyên môn
+ Năng lực sư phạm
+ Năng lực nghiên cứu khoa học + Năng lực quản lý.
- Kế hoạch bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị
- Kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn; - Kế hoạch bổ nhiệm giáo viên thành cán bộ lãnh đạo nhà trường và cán bộ các khoa.
c) Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải được triển khai có kế hoạch và theo đúng quy trình:
- Công tác lập quy hoạch phải được thực hiện định kỳ hàng năm và rà soát theo từng học kỳ
- Phải được sự quan tâm từ phía lãnh đạo Đảng và có sự phản hồi, ý kiến đóng góp từ phía các khoa, nơi trực tiếp quản lý, sử dụng đội ngũ.
- Phải có kiểm tra, giám sát công tác lập quy hoạch.
d) Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí cho đội ngũ:
* Về số lượng:
- Đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường
- Đảm bảo theo quy định của trường cao đẳng: 20 HS/GV * Về chất lượng:
- Đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu. Tiến tới tất cả giáo viên đều đạt và vượt chuẩn đào tạo; gia tăng số lượng giáo viên chính, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn
- Đặc biệt chú trọng năng lực nghiên cứu khoa học
- Đảm bảo theo quy định của trường cao đẳng: số giáo viên có trình độ cao học ( 40% thạc sĩ; 25% tiến sĩ)
* Về cơ cấu:
- Bảo đảm cân đối, đầy đủ số lượng giáo viên cho các bộ môn, các ngành đào tạo, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên mà chủ yếu là giáo kỹ thuật viễn thông, khắc phục tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số giáo viên dạy vượt giờ chuẩn quá nhiều.
- Phải cân đối về độ tuổi, giới tính,...
Trong quá trình lập quy hoạch, và triển khai kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nếu việc tuyển dung, đào tạo, bồi dưỡng không đúng tiêu chuẩn, không đúng đối tượng theo yêu cầu mà nhà trưòng đang cần thì chỉ làm cho đội ngũ tăng lên về số lượng nhưng chất lượng không tăng, có khi còn giảm sút.
* Dự báo quy mô phát triển của nhà trường
Theo dự báo phát triển, quy mô của nhà trường đến năm 2010 sẽ có các hệ đào tạo :
- Hệ trung cấp nghề
- Hệ trung cấp chuyên nghiệp - Hệ cao đẳng nghề
- Hệ cao đẳng chuyên nghiệp.
Vào năm 2011 nhà trường sẽ có hai lớp đại học: Quản trị kinh doanh và Điện tử viễn thông.
Như vậy có thể thấy quy mô nhà trường phát triển thêm các hệ Cao đẳng và Đại học, ngoài ra khi được nâng cấp, có thêm một số ngành học mới sẽ được tổ chức đào tạo như: Kế toán, Xây lắp đài trạm, Kỹ thuật đài trạm, ...
Chương trình môn học cũng sẽ xuất hiện thêm một số môn mới
* Dự báo số lượng học sinh, sinh viên :
Dự kiến từ năm 2010 nhà trường có từ 2.200 đến 3.300 học sinh, sinh viên trên các loại hình đào tạo gồm cả hai khoá gối nhau. Số lượng học sinh, sinh viên của các hệ trong giai đoạn đến năm 2012 được nêu trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Dự báo số lượng tuyển sinh của trường đến năm 2012
Hệ đào tạo Năm
2009 2010 2011 2012
Hệ trung cấp nghề 500 500 500 500
Hệ trung cấp nghề tại chức 100 100 100 100
Hệ trung cấp chuyên nghiệp 300 300 300 300
Hệ cao đẳng nghề 0 150 250 250
Hệ cao đẳng chuyên nghiệp 0 150 200 200
Hệ đại học 0 0 70 100
Hệ bổ túc ngắn hạn 200 200 200 200
Tổng 1100 1400 1620 1650
(Nguồn: Kế hoạch của phòng Đào tạo- Trường THBCVT&CNTTI)
Như vậy số lượng học sinh của các khóa từ 2010 được thể hiện ở Bảng 3.2
Bảng 3.2. Dự báo số lượng học sinh của trường đến năm 2012
Hệ đào tạo
Khóa học
2010-2011 2011-2012 2012-2013
Hệ trung cấp nghề 1.000 1000 1000
Hệ trung cấp nghề tại chức 200 200 200
Hệ trung cấp chuyên nghiệp 600 600 600
Hệ cao đẳng nghề 150 400 500
Hệ cao đẳng chuyên nghiệp 150 350 400
Hệ đại học 0 70 170
Hệ bổ túc ngắn hạn 200 200 200
Tổng 2.300 2.820 3.070
Từ dự báo trên, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung học Bưu chính Viễn thông tập trung vào những nội dung sau:
Về số lượng:
Theo quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010" quy định tỷ lệ bình quân giữa số lượng sinh viên và giảng viên đại học, cao đẳng là 20 sinh viên/ 01 giảng viên, 40% giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ.
Căn cứ số lượng tuyển sinh của nhà trường được cho ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2. ta có thể thấy số lượng giáo viên của nhà trường cần có từ năm 2010 đến 2012 như sau:
Bảng 3.3. Dự kiến số lượng giáo viên của trường cần có đến năm 2012
Trình độ Khóa học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Trình độ đại học 41 53 24 Trình độ thạc sĩ 46 56 61 Trình độ tiến sĩ 28 32 38 Tổng 115 141 153
+ Cần tuyển dụng thêm giáo viên môn kế toán và một số môn văn hoá và năm 2010.
+ Do nhu cầu về kỹ sư tin học cuả ngành và của xã hội ngày càng lớn, nên việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tin học và giáo viên viễn thông là hết sức cần thiết.
+ Theo dự báo, từ nay tới năm 2010 số giáo viên về hưu là 10 người. Như vậy nhà trường phải lưu ý tới việc bổ sung đội ngũ thay thế.
+ Trên cơ sở về số lượng chung, nhà trường phân tích số lượng cho từng khoa giảng dạy
Về chất lượng:
Chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường được thể hiện trên các mặt: phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp. Vì vậy trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cần quan tâm đầy đủ các mặt nêu trên.
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ đã phân tích ở chương 2, nhà trường cần quan tâm:
- Lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên - Chú ý kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ từ Đại học lên Cao học và Tiến sỹ
- Có kế hoạch nâng cao trình độ Anh văn và vi tính để giáo viên có thể đáp ứng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học
- Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, hội thảo, chủ trì hội nghị
Về cơ cấu:
Trong kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của Nhà trường cần phải bảo đảm sự cân đối, hợp lý về cơ cấu giữa các khoa, các môn học, các chuyên ngành đào tạo. Theo dự báo thì số lượng giáo viên ở ba khoa Kỹ thuật Viễn thông, khoa Kỹ thuật Điện tử và Công nghệ thông tin, và khoa Giáo dục Cơ bản sẽ cần rất nhiều trong tương lai do nhu cầu đào tạo.
Ngoài cơ cấu chuyên môn, cần chú ý đến vấn đề cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề, thành phần dân tộc, giới tính, trình độ chuyên môn, cán bộ nguồn...
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
- Căn cứ vào các chủ trương định hướng, chỉ đạo của các cơ quan quản lý, lãnh đạo cấp trên; mục tiêu nhiệm vụ của Nhà trường trong hiện tại và sự phát triển trong tương lai, Phòng Đào tạo lên kế hoạch đào tạo các ngành nghề khi nhà trường được nâng cấp.
- Phòng Tổ chức Tổng hợp tính toán nhân lực cần thiết, lên kế hoạch báo cáo lãnh đạo
- Lập kế hoạch cán bộ nguồn cho các phòng khoa và nhà trường
- Phòng Tổ chức tổng hợp lập kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ - Cần tranh thủ sự tạo điều kiện của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông để làm tốt công tác tuyển dụng, đề bạt,