Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và thực trạng tại việt nam (Trang 61 - 67)

M: Mức bồi thường bình quân một tấn trọng tả

7. Đánh giá thực trạng

7.1. Điểm manh

Trong môi trường kinh tế tăng trường liên tục, môi trường chính trị ổn định, ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu nói riêng đã phát huy được vai trò quan trọng của nó. Cũng nhờ vào môi trường kinh t ế chính trị ổn định, thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại Việt Nam cũng có những bước tiến nhảy vọt. Bên cạnh đó môi trường pháp lý

De tài: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và thực trạng tại Việt Nam

ngày càng minh bạch và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế, công bằng cho mọi đối tượng tham gia thị trường không những giúp thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu Việt Nam phát triển mạnh mẽ .

Hiện nay các công ty bảo hiểm trách nhiệm dân sự ộ Việt Nam đã phẩn nào đáp ứng được nhu cấu của người tiêu dùng và ngày càng có uy tín đối với các chủ tàu tham gia bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm thuộc m ọ i thành phẩn kinh tế bằng kinh nghiệp, bằng thương hiệu, bằng tài chính vững mạnh đã đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm với đặc tính, mức phí khác nhau, đáp ứng yêu cầu, khả năng tài chính của các chủ tàu Việt Nam.

V ớ i tốc độ tăng trưộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8.4%, kinh

tế Việt Nam trong năm 2005 đã phát triển nahnh nhất trong vòng l o năm qua góp phần tích cực vào hoàn thành mục tiêu tăng trưộng bình quân 7.5%/nãm

đã được đề ra trong k ế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. Đầ u

tư trực tiếp nước ngoài tăng 2 5 % ước tính lên đến 5,8 triệu USD. K h u vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưộng cao đạt 10,6% so với năm 2004 (chiếm 5 0 % GDP); giá trị xuất nhập khẩu đạt 32,23 tỷ USD, tâng 21,6%, giá trị nhập khẩu 35,88 tỷ, tăng 15,4% so với năm 2004. KHU vực nông, lâm nghiệp và thúy sản tăng 4%, khu vực dịch vụ tăng 8,5% trong đó đáng lưu ý là lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm tăng 9,4%. Qua số liệu trên ta có thể thấy rõ được quyết tâm thực hiện chiến lược phát triển nền k i n h tế hướng về xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thực hiện quá trình hiện đại hoa công nghiệp hoa m à đảng và nhà nước đã đề ra. Vì t h ế trong những năm gần đây k i m ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng và xu hướng này đã tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm nâng cao doanh thu phí bảo hiểm của mình không chỉvề nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoa m à cả các nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu khác. Trong năm 2006 đội tàu biển Việt Nam vẫn tiếp tục được đầu tư phát triển. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2006 tổng số dội tàu treo cờ Việt Nam có dung tích từ 100 GRT trộ lên là 998 tàu (so với 707 tàu cuối năm 2002) và tổng trọng tải là 3.194.911 tấn ( so với 2.597.373 tấn cuối

Dương Thị Kim Oanh - Trung2 K4I

Để tài: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và thực trạng, tại Việt Nam

năm 2002). Đ ó là chưa kể các tàu treo cờ phương tiện như M ô n g cổ, Campuchia, Belize, Panama.

Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài thì Thị trường bảo h i ế m trách nhiệm dân sự chủ tàu của Việt Nam còn nhiều tiềm nàng phát triển, vẫn còn rất nhiều vùng thị trường bị bỏ ngỏ. N ế u các doanh nghiệp trong nước không tận dụng biết nắm bắt thời cơ sẽ rất phí. Đế n một thời gian nừa khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì chắc rằng nhừng cơ hội này sẽ bị các nhà bảo hiểm nước ngoài vừa mành về tiềm lực tài chính vừa dạn dày kinh nghiệm đoạt mất. Thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhừng bước phát triển đột phá vừa nhờ sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, vừa nhờ sự thành lập của một số các công ty bảo hiểm có vốn ngước ngoài tham gia. Điều đó cho thấy, tiềm năng khai thác bảo hiểm Việt Nam là rất lớn. Chủ tàu chỉ trong thời gian ngắn đã nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm và sẵn sàng chi trả để được bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm hiện có mặt trên thị truồng đã có công khai thác thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu Việt Nam, nhưng chưa thể khai thác hết tiềm năng của đội tàu với tổng trọng tải là 3.194.911 tấn.

Do đó dự kiến bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn nừa nếu các nhà bảo hiểm cân nhắc và xem xét lại sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của thị trường bằng cách hợp tác chặt chẽ và phối hợp với nhau trong khai thác bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của cả người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm

7.2.Điểm yếu

Tuy đã đạt được một số thành tựu được trình bày ở trên song bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn tìm đường vươn lên khẳng định sự phát triển của mình. Vì vậy chúng ta nếu chỉ nhìn về mặt thành tựu m à không xem xét đến nhừng yếu k é m tồn tại trong lĩnh vực này thì xem ra là phiến diện. Vì t h ế trong mục 2 sẽ trình bày nhừng tổn tại của thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại Việt Nam:

De tài: Bảo hiếm ừ-ách nhiệm dân sự chủ tàu và thực trạng tại Việt Nam

a/Quy m ô thị trường còn nhỏ hẹp, khả năng cạnh tranh thấp

Hiện nay, với 9 công ty bảo hiểm có kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (trên tổng số 15 công ty bảo hiểm phi nhân thọ) với tổng phí bảo hiểm P & I toàn thị trường năm 2005 là 8,6 triệu USD. Có thể nói rẫng thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu Việt Nam còn rất nhỏ bé.

T i ề m lực tài chính thấp và tình trạng phụ thuộc nhiều vào thị trường bảo hiểm quốc t ế là những yếu tố dẫn đến khả năng cạnh tranh của các công ty bảo hiểm Việt Nam với các công ty bảo hiểm nước ngoài còn thấp. Các chủ tàu thường phàn nàn rẫng các công ty bảo hiểm Việt Nam ít có khả năng nhận bảo hiểm hơn các công ty bảo hiểm nước ngoài.

Mặc dù về mặt lý thuyết, các công ty bảo hiểm Việt Nam có một số thuận lợivề c h i phí do có sự gần g ũ i về mặt địa lý và chi phí nhân công rẻ

nhưng thực t ế các nhà bảo hiểm nước ngoài lại cung cấp các mức phí rẻ hơn,

mức miễn thường thấp hơn và cấc điều kiện, điều khoản tốt hơn.

b/Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm Tuy chỉ có một số ít nhưng các công ty bảo hiểm Việt Nam lại không có được một tiếng nói chung, một sự thống nhất chung nhẫm bảo vệ lẫn nhau, cùng chia sẻ và thúc đầy sự phát triển của thị trường bảo hiểm m à lại luôn cạnh tranh nhau một cách quyết liệt. Trong cơ chế thị trường thì cạnh tranh là một điều tất yếu, tuy nhiên điểu đáng nói đây là những biện phấp cạnh tranh không lành mạnh m à các công ty bảo hiểm đang sử dụng. Luật bảo hiểm cấm các công ty kinh doanh bảo hiểm không được trả hoa hồng cho khách hàng (chỉ được trả cho đại lý khai thác), tuy nhiên hoa hồng bảo hiểm cho khách hàng lại đang là một thứ vũ khí sắc bén và rất thông dụng được các công ty bảo hiểm tàu biển sử dụng. M ộ t phương thức cạnh tranh phổ biến nữa là hạ phí bảo hiểm. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã dẫn đến việc các công ty bảo hiểm t h i nhau hạ phí bảo hiểm nhẫm lôi kéo khách hàng. Các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh giảm phí dưới mức cho phép, đôi khi đối với một

Đe tài: Bảo hiếm trách nhiệm dân sự chù tàu và thực trạng tại Việt Nam

số loại tàu phí thu thậm chí không đủ bồi thường và trang trải các chi phí quản lý. Nhìn từ góc độ kỹ thuật bảo hiểm thì đây lại là một điều đáng lo dự phòng tài chính của công ty bảo hiểm, từ đó làm giảm khả năng thanh toán b ồ i thường và dẫn đến hậu quả xấu nhất là sự phá sản của công ty đó. A i sẽ là người chịu hậu quả cuối cùng? chính là người được bảo hiểm - các chủ tàu, chủ hàng. Tất cả nhặng điều này đã làm thị trường bảo hiểm Việt Nam trò nên hỗn loạn, manh m ú n và khó kiểm soát.

c/.Chất lượng khai thác bảo hiểm thấp, các công ty quản lý rủi ro chưa được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ dẫn đến tỷ lệ tổn thất cao.

Do sức ép về cạnh tranh và doanh thu, các khai thác viên bảo hiểm đôi khi không quan tâm đến hiệu quả kinh doanh m à chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, chỉ quan tâm đến việc bảo hiểm được nhiều tàu, đạt được doanh thu phí cao. Việc đánh giá rủi ro (kiểm tra và đánh giá thực trạng con tàu, khả năng đi biển và các thiết bị an toàn của con tàu) trước k h i cấp đơn bảo hiểm cũng thường bị bỏ qua. Sau k h i đơn bảo hiểm đã được cấp thì đối tượng bảo hiểm là con tàu hoàn toàn do người được bảo hiểm - chủ tàu quản lý, các công ty bảo hiểm cũng không có nhặng k i ế m tra, giám sát định kỳ, thường xuyên. Do có sự dễ dãi như vậy nên công tác bảo dưỡng trên tàu thường không được tốt: tàu bị rinhiều, trang thiết bị cứu hoa không đầy đủ và có k h i ế m khuyết, m á y phát điện có sự cố, bơm hỏng, động cơ xuồng cứu sinh không hoạt động... Điểu này góp phần làm cho tỷ lệ tổn thất trong bảo hiểm tàu biển tương đối cao.

d/.Khả năng giải quyết bồi thường của các công ty bảo hiểm còn chậm và chưa chính xác

Hiện nay, tại Việt Nam các dịch vụ lớn (các con tàu có số tiền bảo hiểm P & I lớn) thường được thu xếp dưới hình thức đồng bảo hiểm với điều khoản giải quyết bồi thường theo nhà bảo hiểm đứng đẩu (leading insurer - thường là các công ty bảo hiểm nước ngoài) hoặc được thu xếp tái dưới hình thức tái bảo hiểm tạm thời trong đó nhà tái bảo hiểm kiểm soát quá trình giải quyết bổi

Đ ê tài: Bảo hiểm trách nhiệm dãn sự chủ tàu và thực trạng tại Việt Nam

thường hoặc đưa ra một thoa thuận về hợp tác giải quyết bồi thường. Đương nhiên cách thu xếp bảo hiểm và tái bảo hiểm như vậy làm chậm quá trình giải

quyết bồi thường.

Hơn t h ế nữa, do trình độ chuyên m ô n của các cán bộ bảo hiểm làm công tác giám định bồi thường ỏ các công ty bảo hiểm Việt Nam còn thấp nên

nhiều vụ tổn thất lọn và phức tạp họ không đủ khả nàng giám định và đưa ra mức bồi thường chính xác. Trong những trường hợp này, các công ty bảo hiểm phải thuê một công ty giám định độc lập (trong nưọc hoặc nưọc ngoài). Thêm một khâu nữa như vậy cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết bồi thường. Đây là một trong những điều m à chủ tàu tham gia bảo hiểm kêu ca nhiều nhất.

Dương Thị Kim Oanh - Trung2 K41

Đe tài: Bảo hiêm trách nhiệm dân sự chủ tàu và thực trạng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và thực trạng tại việt nam (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)