Đo lường thang đo Danh tiếng thương hiệu

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh khánh hòa (Trang 39)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.4.3. Đo lường thang đo Danh tiếng thương hiệu

Như đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết, “Danh tiếng thương hiệu là một

khái niệm liên quan đến hình ảnh thương hiệu, là giá trị tạo lập của một nhãn hiệu

trong tâm trí khách hàng trong một thời gian dài, chính là sự phát triển bền vững, uy tín và đáng tin cậy của thương hiệu đó [Tang Weiwei, 2007]. Khái niệm trên làm cơ

sở để xây dựng các thành phần của thang đo Giá trị thương hiệu, đồng thời căn cứ trên các thang đo đã xây dựng trước đó của David, et al. (2006) và Sabrina Helm (2007), các thành phần của thang đo này được xây dựng như sau:

DTTH 1: ACB là ngân hàng danh tiếng

DTTH 2: ACB là ngân hàng uy tín

DTTH 4: ACB là biểu tượng của sự phát triển bền vững

DTTH 5: ACB là ngân hàng nổi bật nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam

2.4.4 Đo lường thang đo Sự thoả mãn

Sự thỏa mãn được định nghĩa theo cách thức đánh giá tổng quát hay tình trạng

cảm nhận giác quan (Gotlier et al., 1994). Dựa trên nghiên cứu của Fragata và

Gallego (2009), thang đo sự thoả mãn gồm hai thành phần như sau:

TM 1: Chất lượng dịch vụ của ngân hàng ACB thuyết phục được tôi

TM 2: Tôi hoàn toàn thỏa mãn với dịch vụ tín dụng do ACB cung cấp

2.5 Mẫu

Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định kích thước mẫu. Chẳng

hạn, kích thước mẫu tuỳ theo phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ: ML, GLS…)

trong mô hình cấu trúc tuyến tính. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích

thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair & ctg, 1998), hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter). Cũng có người cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một

tham số ước lượng (Bollen, 1989) [Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007]

hay 15 mẫu cho một biến [Phạm Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hùng, 2007]. Tuy nhiên, số lượng mẫu cũng xác định trên số lượng tổng thể nghiên cứu (bằng 1/10 qui mô mẫu)

[Nguyễn Viết Lâm, 2007]. Căn cứ trên thực tế của ngân hàng ACB trong dịch vụ tín

dụng, có 406 khách hàng cá nhân và 120 khách hàng doanh nghiệp tại trụ sở cũng như ở các phòng giao dịch tính tới thời điểm tháng 4 năm 2010 và quan điểm xác định kích thước mẫu, số mẫu thu thập là 150 mẫu với số bảng câu hỏi phát ra là 170 bảng câu hỏi nhằm loại bỏ những bảng câu hỏi hỏng. Sau khi thu về, số lượng bảng

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu. 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu.

- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số

0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép

số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Tên giao dịch quốc tế : Asian Commercial Bank (ACB)

Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM

Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng

lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường.

Giai đoạn 1996-2000:

- Năm 2006: ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ

tín dụng quốc tế MasterCard và Visa.

- Năm 1997: ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài 2 năm do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh

vực ngân hàng thực hiện.

- Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin

ngân hàng.

- Năm 2000: ACB thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược

phát triển trong nửa đầu thập niên 20. Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo

xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và

được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng.

Giai đoạn 2001-2005:

- Năm 2001: ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là

nhánh và phòng giao dịch của ACB nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng

chung cơ sở dữ liệu tập trung.

- Năm 2003: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2000.

- Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận

hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB.

Giai đoạn 2006 đến nay:

- Tháng 11/2006: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

- Năm 2007: ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập

mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu.

- Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với

American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. Đạt danh hiệu là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.

- Năm 2009: Hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái

cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán

hàng. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.

Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 của Ngân hàng TMCP Á Châu (lưu hành

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa. Khánh Hòa.

3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa được thành lập vào cuối năm 2004 và là một phần trong việc thực hiện mục tiêu phát triển mạng lưới của ACB ở các tỉnh thành trong cả nước.

Địa điểm ban đầu của ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa là tại

số 25 đường Lê Lợi, thành phố Nha Trang. Trước tình hình phát triển nhanh chóng

của xã hội cũng như các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, ngày 27/04/2007 trụ sở tại 25 Lê Lợi được dời về 80 đường Quang Trung, thành phố Nha Trang. Đây là vị trí rất thuận lợi cho hoạt động và phát triển của ngân hàng.

Hiện tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa bao gồm 1 chi

nhánh và 3 phòng giao dịch (PGD) trên địa bàn thành phố Nha Trang (PGD Chợ Đầm, PGD Phương Sơn và PGD Vĩnh Phước).

3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa là đơn vị chịu sự lãnh đạo

trực tiếp, toàn diện của Hội sở Ngân hàng TMCP Á Châu, đồng thời chịu sự kiểm tra

về chuyên môn nghiệp vụ, tính tuân thủ trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Khánh Hòa.

3.1.2.2.1. Chức năng:

Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa được thành lập và phát triển với các chức năng hoạt động bao gồm:

- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm,

tiền thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.

- Cho vay ngắn, trung, dài hạn cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

- Kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng vật chất.

- Thanh toán quốc tế

HỆ THỐNG CÁC GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ ĐẦM PHÒNG GIAO DỊCH PHƯƠNG SƠN PHÒNG GIAO DỊCH VĨNH PHƯỚC

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

3.1.2.2.2. Nhiệm vụ

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, đẩy mạnh các giải pháp nhằm triển

khai ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm đi kèm khuyến mãi

- Tăng trưởng dư nợ tín dụng, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu.

- Xây dựng văn hóa kinh doanh riêng nhằm nâng cao danh tiếng thương hiệu

của mình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Tăng cường thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển theo định hướng phát triển của Hội sở ngân hàng TMCP Á Châu.

3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức Tên cơ quan đơn vị:

Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa. Địa chỉ: số 80 Quang Trung, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Khánh Hòa GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG KINH DOANH TÍN DỤNG PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN QUỸ - KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ BỘ PHẬN TÍN DỤNG CÁ NHÂN BỘ PHẬN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH TÀI SẢN BỘ PHẬN GIAO DỊCH BỘ PHẬN NGÂN QUỸ - KẾ TOÁN

3.1.2.4 Thực trạng hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Khánh Hòa Hòa

3.1.2.4.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Nguồn vốn của ngân hàng được huy động từ các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng dưới hình thức

tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ

chức tín dụng nước ngoài.

- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.

- Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Dưới đây là biểu đồ hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa vào các thời điểm 31/12/2008, 31/12/2009 và 6 tháng đầu năm

2010 (Nguồn : Nội bộ Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa).

914,130 1,138,985 1,240,339 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 Số dư (Triệu đ) 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010 Thời gian Hoạt động huy động vốn Biểu đồ 3.1: Hoạt động huy động vốn

Qua báo cáo nội bộ các thời điểm của Ngân hàng TMCP Á Châu có thể thấy

ổn định và tăng trưởng qua từng năm. ACB đã tạo được uy tín thương hiệu về độ an

toàn, lãi suất huy động nên mới tạo được kết quả như hiện nay.

Tính đến thời điểm 30/06/2010 số dư huy động là 1.240.339 triệu đồng, so

sánh với cuối năm 2009 tăng 101.354 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,9%. So

với khối các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thì số dư huy động của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Khánh Hòa chiếm tỷ trọng 15,49% (Nguồn : Ngân hàng Nhà nước

chi nhánh tỉnh Khánh Hòa). Đây là một tỷ lệ tương đối tốt.

3.1.2.4.2. Hoạt động cho vay

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức

cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động

cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ và đời sống.

- Cho vay trung dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ và đời sống.

- Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.

- Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy

tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương

phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

- Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính

nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng.

Dưới đây là biểu đồ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa vào các thời điểm 31/12/2008, 31/12/2009 và 6 tháng đầu năm

2010 (Nguồn : Nội bộ Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa).

424,100 422,886 342,715 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 Số dư (Triệu đ) 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010 Thời gian

Hoạt động cho vay

Biểu đồ 3.2: Hoạt động cho vay

Qua báo cáo nội bộ các thời điểm của Ngân hàng TMCP Á Châu có thể thấy

rằng hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa ổn định qua từng năm. Tuy nhiên đến cuối tháng 6 năm 2010 thì dư nợ bị sụt giảm đáng

kể, để tìm hiểu nguyên nhân của sự sụt giảm này thì Ban lãnh đạo ACB chi nhánh

Khánh Hòa cần phải có cái nhìn sâu sát hơn, đó cũng chính là lý do đề tài này nghiên cứu và tìm ra giải pháp khắc phục sự sụt giảm đó.

Tính đến thời điểm 30/06/2010 số dư nợ cho vay là 342.715 triệu đồng, so

sánh với cuối năm 2009 giảm 80.171 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 18,96%. So với khối các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thì số dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Khánh Hòa chiếm tỷ trọng 6,9% (Nguồn : Ngân hàng Nhà

nước chi nhánh tỉnh Khánh Hòa).

3.1.2.4.3. Tình hình tài sản

Ngân hàng TMCP Á Châu là một hệ thống ngân hàng lớn trong khối các Ngân hàng thương mại cổ phần. Tính đến 31/12/2009 tổng tài sản của ngân hàng TMCP Á

Châu đạt 168.000 tỷ đồng. Tài sản tăng trưởng qua các năm.

Dưới đây là biểu đồ tình hình tài sản tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa vào các thời điểm 31/12/2008, 31/12/2009 và 6 tháng đầu năm

1,307,072 1,318,056 1,165,731 1,050,000 1,100,000 1,150,000 1,200,000 1,250,000 1,300,000 1,350,000 Số dư (Triệu đ) 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010 Thời gian Tình hình tài sản Biểu đồ 3.3: Tình hình tài sản

Qua báo cáo nội bộ các thời điểm của Ngân hàng TMCP Á Châu có thể thấy

rằng tình hình tài sản của ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa ổn định

qua từng năm. Tuy nhiên đến cuối tháng 6 năm 2010 thì số dư bị sụt giảm tương đối

thấp.

Tính đến thời điểm 30/06/2010 số dư tài sản là 1.165.731 triệu đồng, so sánh

với cuối năm 2009 giảm 152.325 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 11,56%. So với

khối các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thì số dư tài sản của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Khánh Hòa đứng thứ 2 chỉ sau ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín

– Chi nhánh Khánh Hòa (Nguồn : Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Khánh Hòa).

3.1.2.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa được thành lập và đi vào

hoạt động từ năm 2004, đến nay đã được hơn 5 năm. Hoạt động kinh doanh hiệu quả,

lợi nhuận qua các năm ổn định.

Dưới đây là biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hòa vào các thời điểm 31/12/2008, 31/12/2009 và 6 tháng

17,223 19,379 5,500 0 5,000 10,000 15,000 20,000

Lợi nhuận (Triệu đ)

31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010

Thời gian

Kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu đồ 3.4: Kếtquả hoạt động kinh doanh

Qua báo cáo nội bộ các thời điểm của Ngân hàng TMCP Á Châu có thể thấy

rằng tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu – Chi

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh khánh hòa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)