Mô hình hồi qui

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh khánh hòa (Trang 55 - 57)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.4.2.1.Mô hình hồi qui

Sử dụng phương pháp Stepwise (thủ tục chọn biến được sử dụng thông thường nhất)

trong SPSS, ta có kết quả hồi qui như sau:

Bảng 3.4: Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Chỉ số Giá trị R2 0.432 R2 hiệu chỉnh 0.417 Kiểm định ANOVA - F - sig 29,960 0.000

Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội cho thấy mô hình có R2 = 0.432 và R2

được điều chỉnh = 0.417. Ta nhận thấy R2 điều chỉnh nhỏ hơn R2 nên ta dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình hồi qui đa biến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

R2 được điều chỉnh = 0.417 nói lên độ thích hợp của mô hình là 41,7% hay nói cách khác là các biến độc lập giải thích 41,7% sự biến thiên của biến “thỏa mãn” được

giải thích chung bởi 4 biến quan sát.

Phân tích ANOVA cho thấy thông số F có sig= .000, điều này chứng tỏ rằng

mô hình hồi qui xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, có ý nghĩa về mặt

thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc “Sự thỏa mãn”.

Trong 7 biến độc lập đưa vào mô hình, chỉ có 4 biến Yếu tố giá, Phương tiện

hữu hình, Đảm bảo và Đồng cảm tác động đến sự Thoả mãn. Ba biến còn lại Tin cậy, Đáp ứng và Danh tiếng thương hiệu không có tác động đến sự thoả mãn của khách

hàng sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng.

Bảng 3.5: Hệ số hồi qui

Hệ số hồi qui chưa chuẩn

hoá

Hệ số hồi qui

chuẩn hoá

Biến

Hệ số Bêta Sai số Hệ số Bêta

Kiểm định student Ý nghĩa thống kê Yếu tố giá 0.431 0.082 0.384 5.273 .000 PTHH 0. 285 0.076 0.248 3.772 .000 ĐB 0.207 0.073 0.182 2.832 .005 ĐC 0.155 0.068 0.170 2.287 .024

Trong đó tầm quan trọng của các biến trong mô hình được xác định thông qua

hệ số tương quan riêng phần. Hệ số này đo lường khả năng giải thích biến thiên của

biến phụ thuộc do ảnh hưởng của một biến độc lập (có thể tham khảo thêm tài liệu

của tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả phân tích hệ số tương quan riêng phần của các biến Yếu tố giá, Phương tiện hữu hình, Đảm bảo và

Đồng cảm lần lượt là 0.399, 0.297, 0.227, 0.185. Như vậy, tầm quan trọng của các

biến theo thứ tự như sau: Yếu tố giá có tác động lớn nhất đối với sự thoả mãn, tiếp theo đó lần lượt là các biến Phương tiện hữu hình, Đảm bảo và Đồng cảm.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh khánh hòa (Trang 55 - 57)