Về thị trường và việc xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 90 - 91)

Giữ vững và tăng thêm thị phần của doanh nghiệp trên thị trường là mục tiêu hàng đầu có ý nghĩa quyết định trong việc tạo sự ổn định trong kinh doanh, giảm rủi ro thua lỗ. Trong thời gian qua nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng, tác động đến kinh tế Việt Nam nói chung và đến thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp cần xác định rõ thị trường mục tiêu dựa trên thế mạnh về sản phẩm của doanh nghiệp để tập trung khai thác, đồng thời lập kế hoạch với các chỉ tiêu cụ thể về doanh thu, phạm vi tiêu thụ trong từng giai đoạn, theo dõi chặt chẽ kế hoạch xúc tiến và đánh giá điều chỉnh phương án thực hiện theo biến động của thị trường. Để giữ vững và phát triển thị phần tốt, doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố sau:

Về chất lượng sản phẩm: Đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, đồng nhất, đáp ứng theo các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn chung của quốc tế. Đảm bảo sản phẩm được phân phối kịp thời theo nhu cầu của khách hàng.

Về giá cả: Cần xây dựng chiến lược giá cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình bằng những chính sách cụ thể.

+ Giá thâm nhập thi trường: Nhằm kích thích nhu cầu thị trường và đối phó với các doanh nghiệp các nơi khác đang cạnh tranh. Các doanh nghiệp ở Đồng Tháp có thể áp dụng giá này cho các sản phẩm như gạo, thủy sản, thực phẩm.

+ Giá cao cho các mặt hàng tốt nhất của doanh nghiệp và các sản phẩm có tính chất độc đáo như hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, dịch vụ du lịch trong tỉnh (gạo thơm đặc sản Cao Lãnh, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng,…)

+ Bên cạnh đó, cần linh hoạt và điều chỉnh mức giá theo nhu cầu thi trường và ứng với chất lượng của sản phẩm.

Về việc phân phối sản phẩm:

Không ngừng tìm hiểu, khai thác thị trường mới cả trong và ngoài nước. Mở rộng thị trường mục tiêu bằng cách đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của khách hàng. Thực hiện các hoạt động đánh giá thị trường, nhu cầu khách hàng thường xuyên hoặc định kỳ tùy theo lĩnh vực và nguồn lực của doanh nghiệp.

Kênh phân phối có thể áp dụng theo 2 hướng:

+ Doanh nghiệp à Người buôn bán, kênh này thích hợp với các doanh nghiệp chế biên lương thực, chế biến thủy sản, may công nghiệp xuất khẩu, dược phẩm.

+ Doanh nghiệp à Người tiêu dùng, thích hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ như cơ khí, xây dựng, thủ công mỹ nghệ.

Về xúc tiến bán hàng: Tạo mối quan hệ với khách hàng chặt chẽ hơn nữa, nên có những bộ phận chăm sóc khách hàng và các bộ phận trực tiếp giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)