0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 41 -46 )

a) Số lượng lao động

Bảng 7: SỐ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN THEO CÔNG VIỆC

Phụ trách Nhóm có ứng dụng KHKT Nhóm không ứng dụng KHKT n % TB n % TB Kỹ thuật 166 17,35 10,40 0 0 0 Bộ phận khác 791 82,65 49,40 151 100 11,43 Tổng 957 100,00 151 100 N 16 14

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2009

Số lượng lao động phần nào thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thời gian thành lập, kế hoạch phát triển mà số lượng nhân viên của từng doanh nghiệp là khác nhau. Với các ngành nghề kinh doanh khác nhau, cùng quy mô sản xuất sẽ yêu cầu số lượng lao động khác

nhau do đặc trưng của ngành và một phần phụ thuộc vào cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

Xét nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT:

Số liệu tổng kết được từ 16 doanh nghiệp trong mẫu điều tra tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy tổng lao động của 16 doanh nghiệp trên địa bàn là 957 lao động, trong đó số lao động phụ trách kỹ thuật là 166 lao động, chiếm 17,35%, còn lại 791 lao động phụ trách các bộ phận khác chiếm 82,65%.

Qua bảng trên cho thấy số lượng lao động phụ trách kỹ thuật trung bình ở một doanh nghiệp là 10,4 lao động, trong khi lao động phụ trách bộ phận khác là 49,4 lao động gấp gần 5 lần lao động phụ trách KHKT. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp được điều tra hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nên lực lượng nhân viên phụ trách công việc khác là khá lớn. Với 17,35 % nhân viên phụ trách kỹ thuật đã phản ánh đươc rằng hiện các doanh nghiệp trong tỉnh cũng quan tâm khá nhiều cho lĩnh vực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trong Nhóm có áp dụng KHKT thì số lượng nhân viên phụ trách bộ phận KHKT của các doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp được điều tra phổ biến nhất là 7 nhân viên, nhiều nhất là 23 nhân viên và ít nhất là 3 nhân viên. Đối với nhân viên phụ trách công việc khác thì số lượng tối đa là 130 nhân viên, tối thiểu là 3 nhân viên.

Xét nhóm doanh nghiệp không ứng dụng KHKT:

Số liệu tổng kết được từ 14 doanh nghiệp trong mẫu điều tra tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy tổng lao động của 14 doanh nghiệp trên địa bàn là 151 lao động, trong đó toàn bộ lao động phụ trách các bộ phận khác chiếm 100%, không có nhân lao động được phân công chuyên về kỹ thuật. Trung bình lao động phụ trách bộ phận khác là 11,34 lao động thấp hơn nhiều so với 49,4 lao động của nhóm có ứng dụng KHKT. Điều này được giải thích do ngành kinh doanh của nhóm doanh nghiệp này chủ yếu là dịch vụ mua bán, như đại lý phân phối sản phẩm (không sản xuất) nên lượng nhân viên của doanh nghiệp thấp hơn nhiều. Đa số các doanh nghiệp trong nhóm này cho rằng lý do mà doanh nghiệp không ứng dụng KHKT là do đặc thù ngành nghề kinh doanh không đòi hỏi phải có, cụ

thể các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu là phân phối điện thoại di động, xe mô tô, mua bán vật liệu xây dựng……

b) Trình độ của lao động

oThống kê trình độ lao động của nhân viên phụ trách kỹ thuật Bảng 8 : TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN

PHỤ TRÁCH KHKT Nhóm có ứng dụng KHKT Trình độ học vấn n % TB Trên đại học 1 0,60 0,06 Đại học 32 19,28 2,00 Cao đẳng 88 53,01 5,50 Trung cấp 41 24,70 2,56 Phổ thông 4 2,41 0,25 Tổng 166 100.00

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Với nhóm các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh thì cơ cấu lao động phụ trách bộ phận KHKT được phân theo trình độ học vấn như sau: Trong tổng số 166 lao động có 1 lao động trên đại học, chiếm 0,60%; có 32 lao động, chiếm 19,28% đạt trình độ đại học; có 41 lao động, chiếm 24,7 % trình độ trung cấp, 4 lao động chiếm 2,41 % trình độ phổ thông, nhiều nhất là trình độ cao đẳng chiếm 53,01%, tương đương 88 lao động.

Nếu tính trung bình, mỗi doanh nghiệp có 0,06 lao động trên đại học, 2 lao động đạt trình độ đại học, 5,5 lao động cao đẳng, 2,56 lao động trung cấp và 0,25 lao động phổ thông. Như vậy, trình độ lao động phụ trách kỹ thuật trong các doanh nghiệp có ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh vẫn rất hạn chế. Đây cũng là khó khăn chung đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta cũng như những doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp.

o Thống kê trình độ lao động của nhân viên phụ trách công việc khác Bảng 9: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG PHỤ TRÁCH CÔNG VIỆC KHÁC

Nhóm có ứng dụng KHKT Nhóm không ứng dụng KHKT Trình độ học vấn n % n % Trên đại học 1 0,13 1 0,66 Đại học 77 9,73 13 8,61 Cao đẳng 104 13,15 26 17,22 Trung cấp 308 38,94 20 13,25 Phổ thông 301 38,05 91 60,26 Tổng 791 100 151 100

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Để thấy được chất lượng lao động phụ trách công việc không liên quan đến KHKT của các doanh nghiệp ta phân lao động theo 5 nhóm từ trình độ trên đại học, trình độ đại học, trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và nhóm cuối cùng là trình độ phổ thông và sơ cấp. Nhóm lao động phụ trách công việc khác hiển nhiên là chiếm phần đông trong tổng số lao động của các doanh nghiệp. Bên cạnh khâu kỹ thuật sản xuất doanh nghiệp cần thêm nhiều bộ phận bổ trợ khác như: quản lý, bán hàng, marketing,….

Xét trình độ lao động của nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT

Trong 16 doanh nghiệp có ứng dụng KHKT được chọn để phân tích cho thấy trình độ lao động được phân công phụ trách các công việc không liên quan đến kỹ thuật chưa cao. Với tổng số 791 lao động đảm nhận công việc khác chỉ có 0,13% (1 lao động) có trình độ trên đại học. Trình độ đại học chỉ có 77 lao động (9,13%). Về trình độ cao đẳng chiếm 13,15%, trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất 38,94%. Nhóm lao động có trình độ phổ thông và sơ cấp cũng đông, chiếm 38,05%.

Xét trình độ lao động của nhóm doanh nghiệp không ứng dụng KHKT

Cũng khá giống với nhón doanh nghiệp có ứng dụng KHKT, trình độ lao động của doanh nghiệp không ứng dụng KHKT được phân công phụ trách các

công việc không liên quan đến kỹ thuật vẫn chưa cao. Với tổng số 151 lao động đảm nhận công việc khác chỉ có 0,66% (1 lao động) có trình độ trên đại học, tỷ lệ này cao hơn nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT. Song trình độ đại học chỉ có 13 lao động (8,61%). Trình độ cao đẳng chiếm 17,22%, trình độ trung cấp chiếm 13,25% trong tổng số lao động. Nhóm lao động có trình độ phổ thông và sơ cấp có tỷ trọng cao nhất, chiếm 60,26%.

Như vậy, có thể thấy rằng trình độ của mặt bằng chung lao động trong tỉnh Đồng Tháp chỉ ở mức trung bình. Nguyên nhân là do đặc tính ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là về mảng lương thực, thủy sản nên không cần lao động có trình độ cao, vì vậy các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực.

So sánh trình độ học vấn của nhân viên KHKT trong tổng nhân viên

Bảng 10: SO SÁNH TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT VÀ TỔNG THỂ LAO ĐỘNG CỦA DOANH

NGHIỆP DN có ứng dụng KHKT Tổng Trình độ học vấn Phụ trách n % N % NV Kỹ thuật 1 0,10 Trên đại học Bộ phận khác 1 0,10 2 0,20 NV Kỹ thuật 32 3,34 Đại học Bộ phận khác 77 8,05 109 11,39 NV Kỹ thuật 88 9,20 Cao đẳng Bộ phận khác 104 10,87 192 20,07 NV Kỹ thuật 41 4,28 Trung học Bộ phận khác 308 32,18 349 36,47 NV Kỹ thuật 4 0,42 Phổ thông Bộ phận khác 301 31,45 305 31,87 Tổng 957 100.00 957 100.00

350 300 308 301 250 200 150 100 50 0 77 88 32 1 1 104 41 4 Trên đại học

Đại học Cao đẳng Trung học Phổ thông

NV kỹ thuật Bộ phân khác

HÌNH 6: SO SÁNH TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA HAI NHÓM NV

Khả năng ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ lao động phụ trách KHKT của doanh nghiệp. Theo bảng trên, trình độ nhân viên phụ trách kỹ thuật trong các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp đạt mức trung bình khá. Trong 0,2% lao động đạt trình độ trên đại học có 0,1% là lao động phụ trách kỹ thuật. Trong nhóm lao động trình độ đại học có 109 lao động (11,29%) thì có 32 lao động tương đương 3,34% phụ trách kỹ thuật. Lao động kỹ thuật chủ yếu là trình độ cao đẳng, có 88 trong 192 lao động thuộc nhóm này. Số lao động phụ trách kỹ thuật chiếm tỷ lệ giảm dần trong cùng nhóm trình độ khi trình độ giảm dần, ở trình độ trung học có 44 trong 349 lao động là nhân viên kỹ thuật, nhóm lao động phổ thông chỉ có 4 trong 305 lao động này phụ trách kỹ thuật. Sở dĩ có lao động kỹ thuật ở trình độ phổ thông là do một số doanh nghiệp thành lập lâu năm, số lao động này đã đạt được trình độ tay nghề rất cao nhờ gắn bó nhiều năm với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 41 -46 )

×