Kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 57)

a) Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm sản xuất của lao động chủ yếu dựa vào thời gian làm việc của lao động đó. Khi thâm niên của lao động càng nhiều thì hiệu quả công việc càng cao do lao động đã đạt được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách.

Thứ nhất, xét thâm niên của người lao động trong các doanh nghiệp

Thâm niên lao động của một người lao động được tính bằng số năm mà lao động đó làm việc trong doanh nghiệp, không kể về tuổi tác của lao động. Xem xét cụ thể thâm niên của lao động của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp theo ba mốc thời gian như bảng sau:

Bảng 13: THÂM NIÊN CỦA LAO ĐỘNG Lao động phụ trách công việc khác Lao động phụ trách KHKT Thâm niên n TB % n TB % 0-5 năm 560 35,00 70,80 122 7,625 73,49 5-10 năm 226 14,125 28,57 36 2,250 21,69 10-15 năm 4 0,250 0,51 6 0,375 3,61 Nhóm Có ƯD KHKT > 15 năm 1 0,063 0,13 2 0,125 1,20 Tổng 791 100,00 166 100,00 0-5 năm 105 7,50 69,54 - - - 5-10 năm 46 3,29 30,46 - - - 10-15 năm 0 0 0,00 - - - Nhóm không ƯD KHKT > 15 năm 0 0 0,00 - - - Tổng 151 100,00 - - -

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

6 0 0 5 6 0 5 0 0 4 0 0 3 0 0 2 2 6 2 0 0 1 2 2 1 0 0 0 3 6 6 4 2 1 0 -5 n ă m 5 -1 0 n ă m 1 0 -1 5 n ă m > 1 5 n ă m N V k ỹ th u ậ t B ộ p h â n k h á c

HÌNH 7: THÂM NIÊN LAO ĐỘNG THEO CÔNG VIỆC PHỤ TRÁCH CỦA NHÓM CÓ ỨNG DỤNG KHKT

Đa phần các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp là những doanh nghiệp trẻ, vừa mới được thành lập nhiều trong thời gian gần đây nên thâm niên lao động đa phần rất ngắn. Thâm nhiên lao động quá ít cũng ảnh hưởng đến kinh nghiệm sản xuất cũng như kỹ thuật sản xuất của họ, và điều này cũng đang là một thách thức cho các doanh nghiệp trong tỉnh khi xúc tiến việc ứng dụng KHKT mới vào sản xuất.

Lao động phụ trách công việc khác

Theo bảng số liệu trên, xét các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT, lao động có thâm niên trên 15 năm chỉ có 1 người, chiếm 0,13% trong tổng số lao động. Trong khi các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT không có lao động nào làm việc trên 10 năm, do các doanh nghiệp trong nhóm này thuộc dạng rất trẻ, không doanh nghiệp nào hoạt động trên 10 năm. Lao động có thâm niên 10 -15 năm có 4 người, chiếm 0,51% tổng số lao động của các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT, tỷ lệ này ở các doanh nghiệp không ứng dụng là 0%. Hơn 95% lao động có thâm niên ít hơn 10 năm, trong đó lao động làm việc dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 70,80% (560 lao động) và lao động có thâm niên trên 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 28,57% ở các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT. Trong các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT thì 69,54% lao động có thâm niên dưới 5 năm, còn lại 30,46% lao động có thâm niên từ 5 đến 10 năm.

Lao động phụ trách KHKT trong các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT:

Thâm niên lao động của bộ phận phụ trách kỹ thuật cũng không nhiều. Có 2 trong tổng số 166 lao động có thâm niên trên 15 năm (chỉ chiếm 1,2%), 6 trong tổng số 166 lao động có thâm niên 10-15 năm, tương ứng 3,61%. Còn lại, 21,69% lao động có thâm niên từ 5 đến 10 năm, 122 lao động (73,49%) phụ trách KHKT có thâm niên ít hơn 10 năm.

Thứ hai, thời gian hoạt các doanh nghiệp

Thời gian hoạt dộng cũng có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá kinh nghiệm sản xuất của các doanh nghiệp cũng như mức độ chuyên nghiệp trong phong cách quản lý, khả năng lãnh đạo. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp có tuổi đời khá trẻ, do Đồng Tháp là tỉnh có lợi thế về

nông nghiệp nên ngành công nghiệp, dịch vụ chỉ mới có những bước phát triển trong thời gian gần dây.

Bảng 14: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT Số năm Số DN (n) Tỷ lệ (%) Số DN (n) Tỷ lệ (%) Từ 1 đến 10 năm 10 62,50 14 100 Từ 10 đến 15 năm 5 31,25 0 0 Trên 15 năm 1 6,25 0 0 Tổng 16 100 14 100

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Qua bảng số liệu trên cho thấy tuổi đời của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp là rất trẻ. Nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT có thời gian thành lập trên 15 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,25%) và doanh nghiệp. Tuổi đời từ 10 đến 15 năm có 5 doanh nghiệp, tương ứng với 31,25%. Phần trăm cao nhất là các doanh nghiệp trẻ với thời gian thành lập dưới 5 năm, chiếm 62,50%.

Trong khi đó, 100% doanh nghiệp không ứng dụng KHKT có thời gian hoạt động đều thấp hơn 5 năm. Nhóm doanh nghiệp thuộc dạng rất trẻ và đa phần là những doanh nghiệp tư nhân, chỉ mới ra đời khi nền công nghiệp trong tỉnh có bước khỏi sắc trong những năm gần đây.

6,25%

31,25% 100%

62,5%

Nhóm doanh nghiệ p

không ứng dụng KHKT Nhóm doanh nghiệ p

có ứng dụng KHKT

Từ 1 đến 10 năm Từ 10 đến 15 năm Từ >15 năm

Tóm lại, các doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp thuộc dạng doanh nghiệp trẻ, trong đó tuổi đời của nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT dài hơn nhóm không ứng dụng KHKT.

b) Thời gian áp dụng dây chuyền công nghệ mới hoặc các ứng dụng KHKT mới vào sản xuất kinh doanh

Bảng 15: THỜI GIAN DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ KHKT MỚI VÀO SẢN XUẤT

Thời gian Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Từ 0-5 năm 8 50

Từ 5-10 năm 8 50

Trên 10 năm 0 0

Tổng 16 100

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Đa phần là các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp là những doanh nghiệp trẻ nên thời gian ứng dung KHKT vào sản xuất cũng ngắn. Trong nhóm 16 doanh nghiệp có ứng dụng KHKT thì không có doanh nghiệp nào sử dụng công nghệ sản xuất trên 10 năm. Trong tổng mẫu có 8 doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất từ 5-10 năm, chiếm 50%. Số doanh nghiệp (50%)có thời gian sử dụng công nghệ dưới 5 năm.

c) Khả năng quản lý và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khả năng quản lý cùng với quan điểm của doanh nghiệp về việc ứng dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh chính là cơ sở để xem xét mức độ quan tâm của doanh nghiệp hiện nay về tầm quan trọng của KHKT. Khi nền công nghiệp ngày càng phát triển thì theo đó KHKT cũng không ngừng được đổi mới và giữ vai trò trọng tâm cho sự phát triển theo chiều sâu của các doanh nghi ệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những quan điểm khác nhau về tầm quan trọng của việc ứng dụng KHKT vào sản xuất.

Bảng 16: QUAN ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KHKT Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT Quan điểm n Tỷ lệ n Tỷ lệ Khả năng quản lý và ứng dụng KHKT Rất tốt 0 0,0 - - Tốt 12 75,0 - - Trung bình 4 25,0 - - Yếu 0 0,0 - - Rất yếu 0 0,0 - - Tầm quan trọng ứng dụng KHKT Rất quan trọng 10 62,5 7 50,0 Quan trọng 5 31,3 7 50,0 Không ý kiến 0 0,0 0 0,0 Ít quan trọng 1 6,2 0 0,0 Không quan trọng 0 0,0 0 0,0

Phản ứng trước thông tin KHKT

Bỏ ứng dụng KHKT cũ 1 6,2 4 28,6

Tìm hiểu thêm thông tin 14 87,5 12 85,7

Cải tiến 8 50,0 9 64,3

Không quan tâm 0 0,0 0 0,0

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Về quan điểm của nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT

Đánh giá về khả năng quản lý về ứng dụng KHKT trong doanh nghiệp của mình, 75% doanh nghiệp có ứng dụng KHKT trong tỉnh nhìn nhận khả năng quản lý về ứng dụng KHKT của doanh nghiệp mình đạt mức tốt. Không có doanh nghiệp nào cho rằng khả năng này là rất tốt. Và 25% doanh nghiệp còn lại cho rằng khẳ năng quản lý của họ chỉ ở múc trung bình. Điều đáng mừng là không có doanh nghiệp nào nhận xét khả năng quản lý là yếu, kém. Nhìn chung khả năng quản lý về ứng dụng KHKT của các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp là

tương đối tốt. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải nâng cao hơn nữa khả năng này, có như vậy việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất mới mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Về việc có nên ứng dụng KHKT vào sản xuất hiện nay hay không thì đa số các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT cho rằng điều này là quan trọng và thậm chí rất quan trọng. Cụ thể, có tới 62,5% doanh nghiệp được hỏi cho rằng ứng dụng KHKT vào sản xuất là rất quan trọng, 31,3% doanh nghiệp cho rằng việc này quan trọng. Tuy nhiên, có 6,2% cho rằng không quan trọng lắm việc có ứng dụng KHKT hay không. Không có doanh nghiệp nào cho rằng việc này không quan trọng. Từ những số liệu này có thể thấy các quan điểm của các doanh nghiệp đã được cải thiện rất rõ và hầu hết điều nhận thấy được tầm quan trọng của KHKT trong việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc ứng dụng KHKT còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.

Thấy được tầm quan trọng của KHKT, hầu hết các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT đều có xu hướng tìm hiểu về những thông tin về KHKT mới. Qua phân tích phản ứng của các doanh nghiệp trước thông tin về KHKT mới, có 87,5% doanh nghiệp sẽ tìm hiểu thông tin về KHKT mới. Và 50 % doanh nghiệp cho rằng họ sẽ cải tiến KHKT để theo kịp KHKT mới. Và một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp (6,2%) sẽ bỏ KHKT, công nghệ cũ để áp dụng KHKT mới. Đây là số các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành mà việc ừng dụng KHKT là cần thiết nhất và đa phần các doanh nghiệp này có nguồn tài chính dồi dào để thực hiện việc này.

Về quan điểm của nhóm doanh nghiệp không ứng dụng KHKT

Có sự khác biệt về việc đánh giá tầm quan trọng của ứng dụng KHKT vào sản xuất của các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT so với các doanh nghiệp có ứng dụng. Cụ thể, trong 14 doanh nghiệp có 50% doanh nghiệp nhóm này cho rằng ứng dụng KHKT vào sản xuất là rất quan trọng, và 50% cho rằng vấn đề này là quan trọng, không doanh nghiệp nào cho rằng việc ứng dụng KHKT là không quan trọng.

Quan điểm của các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT trước thông tin KHKT mới khá giống với nhóm có ứng dụng KHKT. Phần lớn (85,7%) doanh nghiệp sẽ tìm hiểu thông tin về KHKT mới. Tỷ lệ khá lớn doanh nghiệp chọn cách cải tiến KHKT cũ của doanh nghiệp để có thể theo kịp tiến bộ mới. V à 28,6% cho rằng doanh nghiệp họ sẳn sàng bỏ hẳn công nghệ cũ để mua công nghệ mới.

Tuy nhiên, nhìn chung hai quan điểm của hai doanh nghiệp không khác biệt nhiều. Cả hai nhóm điều thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh cũng như có những suy nghĩ rất tích cực trước những thông tin mới về KHKT.

d) Một số điều kiện tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và nguyên nhân mà doanh nghiêp vừa và nhỏ không thể tiếp cận kỹ thuật

Việc ứng dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị một số điều kiện thích hợp về cở sở vật chất, nguồn nhân lực am hiểu KHKT… Bước đầu tiên doanh nghiệp cần phải tiếp cận nguồn KHKT mới để so sánh và lựa chọn mô hình hay dây chuyền công nghệ thích hợp. Việc tiếp cận là rất quan trọng liên quan nhiều đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh về sau của doanh nghiệp.

Bảng 17: YẾU TỐ KHIẾN DOANH NGHIỆP KHÓ TIẾP CẬN KHKT Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT Yếu tố n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Khả năng tài chính 12 75,0 8 57,1 Trình độ cấp quản lý 4 25,0 6 42,9 Trình độ nhân viên phụ trách KHKT 8 50,0 10 71,4 Điều kiện áp dụng KHKT 7 43,8 7 50,0 Yếu tố khác(1) 2 12,5 0 0,0

80 75 70 60 50 40 30 20 10 0 57,1 42,9 25 71,4 50 50 43,8 12,5 0 Khả năng tài chính Trình độ cấp quản lý Trình độ nhân viên phụ trách KHKT Điều kiện áp dụng KHKT Yếu tố khác(1) Yếu tố

Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT

Hình 9: YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN KHKT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Qua kết quả điều tra cho thấy, nhóm có ứng dụng KHKT cho rằng yếu tố khả năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố cản trở lớn nhất khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn KHKT mới, có 75% doanh nghiệp lựa chọn; trong khi nhóm doanh nghiệp không ứng dụng KHKT, có 71,4% doanh nghiệp cho rằng trình độ nhân viên phụ trách KHKT thấp là nhân tố gây khó khăn nhiều nhất khi tiếp cận nguồn KHKT mới.

Với nhóm không ứng dụng KHKT, các yếu tố khác lần lượt là khả năng tài chính (57,1%), điều kiện áp dụng KHKT (50%), trình độ cấp quản lý (42,9%).

Với nhóm có ứng dụng KHKT, các yếu tố cản trở khác là trình độ nhân viên phụ trách KHKT (50%), điều kiện ứng dụng (43,8%), trình độ cấp quản lý (25%). Ngoài ra, các nhân tố khác được đề cập thêm bởi 12,5% doanh nghiệp như thiếu thông tin về KHKT mới, khó tìm nguồn công nghệ thích hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là yếu tố gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận KHKT mới. Nhìn chung, qua đánh giá của các doanh nghiệp, nhân tố về khả năng tài chính và trình độ nhân viên vẫn là nhân tố chủ yếu gây cản trở các doanh nghiệp tiếp cận KHKT mới.

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)