Những yếu tố doanh nghiệp quan tâm khi áp dụng KHKT mới

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 65 - 66)

Đề tài sử dụng thang đo Likert xem xét quan điểm của doanh nghiệp về mức độ quan trọng (từ rất quan trọng nhất đến không quan trọng) của các yếu tố doanh nghiệp quan tâm khi chọn nguồn KHKT mới.

Lựa chọn của doanh nghiệp gồm: 1- Rất quan trọng; 2- Quan trọng; 3- Không ý kiến; 4- Ít quan trọng;5- Không quan trọng.

Sau khi tổng hợp ý kiến các doanh nghiệp, tiến hành cho điểm và xếp hạng các nhân tố được đánh giá theo cách sau:

Mã hóa Lựa chọn Điểm số

1 à Rất quan trọng à 5

2 à Quan trọng à 4

3 à Không ý kiến à 3

4 à Ít quan trọng à 2

5 à Không quan trọng à 1

Sau khi tổng hợp các câu trả lời, cho điểm, thứ hạng của các nhân tố được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 24: NHÂN TỐ DOANH NGHIỆP QUAN TÂM CHỌN NGUỒN KHKT MỚI Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT Nhân tố Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Chọn nguồn công nghệ tốt 57 2 56 2

Được sự hỗ trợ vốn vay từ chính phủ để đầu tư thay đổi CN mới

37 5 31 4

Nhân viên doanh nghiệp được tập huấn để vận hành CN mới

46 3 35 3

Được hỗ trợ vốn vay của đơn vị chuyển giao công nghệ

39 4 30 5

Nâng cao lợi nhuận sau khi thay đổi 62 1 58 1

Có nhiều nhân tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp khi áp dụng KHKT mới. Trong bài phân tích đề cập đến năm nhân tố cơ bản trong bảng trên và quan điểm của từng doanh nghiệp đối với mỗi nhân tố là khác nhau về mức độ quan trọng của nó. Sau khi đánh giá xếp hạng các nhân tố, có thể thấy cả 2 nhóm doanh nghiệp đều cho rằng nhân tố nâng cao lợi nhuận kinh doanh sau khi thay đổi (xếp hạng 1) có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định áp dụng KHKT mới vào doanh nghiệp. Điều này cũng lý giải rằng các doanh nghiệp rất quan tâm đến lợi nhuận của họ trong hoạt động kinh doanh.

Nhân tố chọn nguồn công nghệ tốt cũng được cả 2 nhóm xếp ở vị trí số 2 trong những nhân tố quan tâm và nhân tố nhân viên doanh nghiệp được tập huấn để vận hành công nghệ cũng được hai nhóm quan tâm như nhau với vị trí số 3 trong bảng xếp hạng.

Qua điều tra cho thấy, các doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ cho sản xuất kinh doanh chủ yếu có nguồn gốc ngoại nhập từ Mỹ, Nhật, Đan mạch, Pháp, Trung Quốc, Đài Loan... và một số dây chuyền lắp ráp tại Việt Nam.

Ngoài ra các nhân tố về hỗ trợ vốn từ chính phủ hay từ đơn vị chuyển giao công nghệ cũng được quan tâm nhưng ít hơn các nhân tố được đề cập ở trên.

Tóm lại, hai nhóm doanh nghiệp có mối quan tâm khá giống nhau về các nhân tố quyết định chọn nguồn công nghệ khi thay đổi KHKT cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 65 - 66)