Những khó khăn

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 86 - 87)

Bên cạnh, doanh nghiệp còn gặp phải những khó khăn bên trong được đề cập bảng sau:

Bảng 35: KHÓ KHĂN DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP KHI ỨNG DỤNG KHKT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH

Nhóm có ƯD KHKT Yếu tố

n %

Năng lực nhân viên thấp 8 38,10

Chi phí ứng dụng KHKT cao 11 52,38

Khó tìm nguồn công nghệ thích hợp 11 52,38

Vận hành và bảo trì khó 9 42,86

Xây dựng điều kiện cơ sở vật chất tốn kém 2 9,52

Chuyển giao sở hữu trí tuệ 0 0,00

Yếu tố khác 2 9,52

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2009

Khó khăn lớn nhất được các doanh nghiệp đề cập là chi phí ứng dụng KHKT cao và khó tìm nguồn công nghệ thích hợp, đây là khó khăn được 52,38% doanh nghiệp trong tỉnh nhìn nhận. Do trình độ lao động thấp, có 42,86% doanh nghiệp cho rằng khó khăn của họ là việc vận hàng và bảo trì nguồn công nghệ, 38,10% doanh nghiệp thấy khó khăn do năng lực nhân viên thấp. Ngoài ra, có 9,52% doanh nghiệp gặp khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất không thể đáp ứng khi muốn ứng dụng KHKT và họ phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất. Việc thông tin về công nghệ mới vẫn rất chậm và hạn chế là yếu tố mà 9,52% doanh nghiệp cho là khó khăn. Hầu hết những khó khăn được đề cập đều có thể giảm thiểu và loại bỏ, nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực cũng như có mối quan tâm đúng mức về tầm quan trọng của việc ứng

dụng KHKT vào sản xuất. Nếu loại bỏ được những khó khăn này, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận nguồn công nghệ và ứng dụng KHKT vào sản xuất hiệu quả hơn.

+ Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm hơn và có chú trọng vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu và đã có nhiều doanh nghiệp thu được thành công đáng tự hào. Những thương hiệu như Imexpharm, Sa Giang…đã chiếm được vị thế cao trên thị trường và vươn lên tầm những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững là một vấn đề rất quan trọng đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới, đặc biệt là nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).

+ Các doanh nghiệp thường không có hoạch định chiến lược kinh doanh dài dạn, một phần cũng do họ không có thời gian, thời gian của học chủ yếu được dành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày. Phần khác, do họ cũng không quen với việc họach định chiến lược hoặc cũng không thấy tầm quan trọng của việc họach định chiến lược kinh doanh. Do vậy, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập được một thời gian ngắn thì đã phải giải thể hoặc họat động thua lổ liên tiếp.

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 86 - 87)