Đánh giá mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp với tác động

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 71 - 74)

của khoa học kỹ thuật

a) Các yếu tố hữu hình

o Về cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Bảng 28: MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA DN Doanh nghiệp Tổng Khoản mục % Không % N % Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu SXKD 10 62,5 6 37,5 16 100 Nhóm ƯD KHKT Hệ thống xử lý rác thải 11 68,8 5 31,2 16 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2009

Xét về góc độ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải xét đến cả yếu tố vô hình và hữu hình. Trong đó, yếu tố hữu hình bao gồm các yếu tố có thể định lượng được như hệ thống cơ sở vật chất, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ

sản phẩm… Qua điều tra 16 doanh nghiệp cho thấy có 10 doanh nghiệp, chiếm 62,5%, có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và có 11 doanh nghiệp chiếm 68,8% có trang bị hệ thống xử lý rác thải, khí thải trong sản xuất.

o Về phạm vi thị trường

Bảng 29: THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG THÁP Thị trường tiêu thụ Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT n % n % Nội bộ tỉnh Đồng Tháp 4 25,00 11 78,57

Đồng bằng sông Cửu Long 11 68,75 3 21,43

Các tỉnh miền Đông 1 6,25 0 0,00

Thị trường nước ngoài 6 37,50 0 0,00

N 16 14

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2009

Các doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp nhìn chung được thành lập gần đây và với qui mô vừa và nhỏ, do đó thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp này vẫn chưa thật rộng khắp.

Nhóm các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT, thị trường tiêu thụ chủ yếu nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 11 trong tổng số 16 doanh nghiệp (chiếm 68,75%); một số doanh nghiệp vươn ra thị trường các tỉnh miền Đông, đặc biệt có 6 trong tổng số 16 doanh nghiệp, chiếm 37,5 % đã có sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các thị trường chủ yếu là Trung Đông, một số quốc gia Châu Phi, Cuba, Philippin, Malaysia, Mỹ…. Một số doanh nghiệp chỉ đang khai thác thị trường nội bộ tỉnh Đồng Tháp, 4 trong tổng số 16 doanh nghiệp, chiếm 25%.

Nhóm các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội bộ tỉnh Đồng Tháp có tới 11 trong tổng số 14 doanh nghiệp, chiếm 78,57% doanh nghiệp. Chỉ có 21,43 % doanh nghiệp vươn ra thị trường các tỉnh ĐBSCL. Điều này được lý giải là do các doanh nghiệp nhóm này chủ yếu cung cấp dịch vụ hoặc hoạt động như hình thức nhà trung gian phân phối sản phẩm,

tuy nhiên các doanh nghiệp chỉ mới thành lập trong thời gian ngắn nên thị trường hoạt động còn hạn chế hơn nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT.

b. Các yếu tố vô hình

- Hoạt động xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm, cho người tiêu dùng biết đến doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Hoạt động thực hiện hiểu quả sẽ giúp tăng doanh số và thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự tổ chức xúc tiến thương mại hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ khác như: công ty quảng cáo, đài phát thanh, đài truyền hình…Với quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp hầu hết đều tự tổ chức xúc tiến thương mại cho chính doanh nghiệp mình. Tất cả các doanh nghiệp được hỏi đều tự mình tổ chức việc xúc tiến thương mại thông qua các hình thức chào hàng cá nhân, phát hành cataloge, tờ bướm, giới thiệu doanh nghiệp qua bạn bè, người thân. Trong đó, chỉ có 1 doanh nghiệp có ứng dụng KHKT (chiếm 6,25%) kết hợp thêm việc xúc tiến thương mại thông qua các tổ chức dịch vụ khác, cụ thể là phối hợp với cơ quan nhà nước.

Bảng 30: HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA DN Nhóm có

ƯD KHKT

Nhóm không ƯD KHKT Hoạt động xúc tiến thương mại

n % n %

Tổ chức

Doanh nghiệp tự tổ chức 16 100,00 14 100,00

Thông qua tổ chức dịch vụ khác 1 6,25 0 0

Hình thức

Quảng cáo trên tivi 2 12,50 1 7,14

Quảng cáo trên báo, tạp chí.. 2 12,50 4 28,57

Quảng cáo qua tờ bướm, catologe 3 18,75 9 64,29

Truyền miệng qua bạn bè, người thân.. 11 68,75 11 78,57

Tham gia hội chợ 6 37,50 0 0,00

Hình thức khác 5 31,25 3 21,43

Hình thức xúc tiến thương mại cũng khá đa dạng. Một hình thức xúc tiến thương mại truyền thống nhất mà các doanh nghiệp thường áp dụng là thông qua bạn bè, người thân – với 68,75% doanh nghiệp có ứng dụng KHKT và 78,57% doanh nghiệp không ứng dụng KHKT đang áp dụng. Một hình thức xúc tiến thương mại được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT là tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm (chiếm 37,5%), trong khi đó nhóm không ứng dụng KHKT lại không chọn hình thức này (không có doanh nghiệp nghiệp nào tham gia hội chợ).

Với các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT thì hình thức quảng cáo qua tờ bướm, catologe được quan tâm nhiều (chiếm 64,29%), tỷ lệ này ở các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT là 18,75%. Hình thức quảng cáo trên ti vi và trên báo, tạp chí được 12,5% doanh nghiệp có ứng dụng KHKT áp dụng. Trong khi DN không ứng dụng KHKT chuộng hình thức quảng cáo trên báo, tạp chí (28,57%) hơn là quảng cáo trên tivi (7,14%).

Ngoài các hình thức trên, có 31,25% doanh nghiệp có ứng dụng KHKT và 21,43% doanh nghiệp không ứng dụng KHKT chọn những hình thức xúc tiến thương mại khác như tài trợ các sự kiện, tổ chức hoạt động xúc tiến theo chương trình của Tổng công ty, tổ chức đội ngũ nhân viên trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, quảng cáo qua websites. Nhìn chung, hình thức xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Điều này khẳng định doanh nghiệp đã chú trọng rất nhiều đến việc tìm kiếm và phục vụ khách hàng theo đúng qui luật “thị trường của người mua”.

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 71 - 74)