Phân tích hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp với tác động

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 71)

khoa học và kỹ thuật

4.3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của DN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, yếu tố cạnh tranh là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của chính mình cũng như tạo sự khác biệt và ảnh hưởng đối với toàn bộ nền kinh tế.

Các yếu tố chủ yếu để đánh giá mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp là: - Chất lượng sản phẩm

- Sức tiêu thụ sản phẩm

- Công nghệ và trình độ quản lý - Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp - Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm - Hoạt động xúc tiến thương mại

4.3.2.2. Đánh giá mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp với tác động của khoa học kỹ thuật của khoa học kỹ thuật

a) Các yếu tố hữu hình

o Về cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Bảng 28: MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA DN Doanh nghiệp Tổng Khoản mục % Không % N % Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu SXKD 10 62,5 6 37,5 16 100 Nhóm ƯD KHKT Hệ thống xử lý rác thải 11 68,8 5 31,2 16 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2009

Xét về góc độ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải xét đến cả yếu tố vô hình và hữu hình. Trong đó, yếu tố hữu hình bao gồm các yếu tố có thể định lượng được như hệ thống cơ sở vật chất, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ

sản phẩm… Qua điều tra 16 doanh nghiệp cho thấy có 10 doanh nghiệp, chiếm 62,5%, có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và có 11 doanh nghiệp chiếm 68,8% có trang bị hệ thống xử lý rác thải, khí thải trong sản xuất.

o Về phạm vi thị trường

Bảng 29: THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG THÁP Thị trường tiêu thụ Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT n % n % Nội bộ tỉnh Đồng Tháp 4 25,00 11 78,57

Đồng bằng sông Cửu Long 11 68,75 3 21,43

Các tỉnh miền Đông 1 6,25 0 0,00

Thị trường nước ngoài 6 37,50 0 0,00

N 16 14

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2009

Các doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp nhìn chung được thành lập gần đây và với qui mô vừa và nhỏ, do đó thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp này vẫn chưa thật rộng khắp.

Nhóm các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT, thị trường tiêu thụ chủ yếu nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 11 trong tổng số 16 doanh nghiệp (chiếm 68,75%); một số doanh nghiệp vươn ra thị trường các tỉnh miền Đông, đặc biệt có 6 trong tổng số 16 doanh nghiệp, chiếm 37,5 % đã có sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các thị trường chủ yếu là Trung Đông, một số quốc gia Châu Phi, Cuba, Philippin, Malaysia, Mỹ…. Một số doanh nghiệp chỉ đang khai thác thị trường nội bộ tỉnh Đồng Tháp, 4 trong tổng số 16 doanh nghiệp, chiếm 25%.

Nhóm các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội bộ tỉnh Đồng Tháp có tới 11 trong tổng số 14 doanh nghiệp, chiếm 78,57% doanh nghiệp. Chỉ có 21,43 % doanh nghiệp vươn ra thị trường các tỉnh ĐBSCL. Điều này được lý giải là do các doanh nghiệp nhóm này chủ yếu cung cấp dịch vụ hoặc hoạt động như hình thức nhà trung gian phân phối sản phẩm,

tuy nhiên các doanh nghiệp chỉ mới thành lập trong thời gian ngắn nên thị trường hoạt động còn hạn chế hơn nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT.

b. Các yếu tố vô hình

- Hoạt động xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm, cho người tiêu dùng biết đến doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Hoạt động thực hiện hiểu quả sẽ giúp tăng doanh số và thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự tổ chức xúc tiến thương mại hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ khác như: công ty quảng cáo, đài phát thanh, đài truyền hình…Với quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp hầu hết đều tự tổ chức xúc tiến thương mại cho chính doanh nghiệp mình. Tất cả các doanh nghiệp được hỏi đều tự mình tổ chức việc xúc tiến thương mại thông qua các hình thức chào hàng cá nhân, phát hành cataloge, tờ bướm, giới thiệu doanh nghiệp qua bạn bè, người thân. Trong đó, chỉ có 1 doanh nghiệp có ứng dụng KHKT (chiếm 6,25%) kết hợp thêm việc xúc tiến thương mại thông qua các tổ chức dịch vụ khác, cụ thể là phối hợp với cơ quan nhà nước.

Bảng 30: HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA DN Nhóm có

ƯD KHKT

Nhóm không ƯD KHKT Hoạt động xúc tiến thương mại

n % n %

Tổ chức

Doanh nghiệp tự tổ chức 16 100,00 14 100,00

Thông qua tổ chức dịch vụ khác 1 6,25 0 0

Hình thức

Quảng cáo trên tivi 2 12,50 1 7,14

Quảng cáo trên báo, tạp chí.. 2 12,50 4 28,57

Quảng cáo qua tờ bướm, catologe 3 18,75 9 64,29

Truyền miệng qua bạn bè, người thân.. 11 68,75 11 78,57

Tham gia hội chợ 6 37,50 0 0,00

Hình thức khác 5 31,25 3 21,43

Hình thức xúc tiến thương mại cũng khá đa dạng. Một hình thức xúc tiến thương mại truyền thống nhất mà các doanh nghiệp thường áp dụng là thông qua bạn bè, người thân – với 68,75% doanh nghiệp có ứng dụng KHKT và 78,57% doanh nghiệp không ứng dụng KHKT đang áp dụng. Một hình thức xúc tiến thương mại được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT là tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm (chiếm 37,5%), trong khi đó nhóm không ứng dụng KHKT lại không chọn hình thức này (không có doanh nghiệp nghiệp nào tham gia hội chợ).

Với các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT thì hình thức quảng cáo qua tờ bướm, catologe được quan tâm nhiều (chiếm 64,29%), tỷ lệ này ở các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT là 18,75%. Hình thức quảng cáo trên ti vi và trên báo, tạp chí được 12,5% doanh nghiệp có ứng dụng KHKT áp dụng. Trong khi DN không ứng dụng KHKT chuộng hình thức quảng cáo trên báo, tạp chí (28,57%) hơn là quảng cáo trên tivi (7,14%).

Ngoài các hình thức trên, có 31,25% doanh nghiệp có ứng dụng KHKT và 21,43% doanh nghiệp không ứng dụng KHKT chọn những hình thức xúc tiến thương mại khác như tài trợ các sự kiện, tổ chức hoạt động xúc tiến theo chương trình của Tổng công ty, tổ chức đội ngũ nhân viên trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, quảng cáo qua websites. Nhìn chung, hình thức xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Điều này khẳng định doanh nghiệp đã chú trọng rất nhiều đến việc tìm kiếm và phục vụ khách hàng theo đúng qui luật “thị trường của người mua”.

4.4. SO SÁNH VỀ VIỆC ỨNG DỤNG KHKT VÀO SXKD GIỮA NHÓM DN VỪA VÀ NHỎ PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: DN VỪA VÀ NHỎ PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

Trong nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ được điều tra, các ngành nghề kinh doanh bao gồm nhóm ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, nhóm ngành sản xuất chủ yếu là sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, giống cây trồng...; nhóm ngành dịch vụ gồm kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, tư vấn, xây dựng..., từng loại hình kinh doanh có sự khác nhau về đầu tư KHKT và chi phí nói chung, do đó hiệu quả kinh doanh của hai nhóm cũng khác nhau

Bảng 31: SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP THEO NHÓM NGÀNH KINH DOANH

Đơn vị: Triệu đồng Các chỉ tiêu Thấp nhấp Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT

Tổng chi phí đầu tư cho KHKT 105,0 12.000 3.956,82 4.266,97

Chi phí KHKT khấu hao từng năm 10,5 1.200 409,32 424,36

Chi phí sản xuất 480,0 298.000 74.807,09 93.731,14

Doanh thu 540,5 800.000 143.387,32 237.952,25

Lợi nhuận 70,0 4.800 1.780,91 1.672,34

Lợi nhuận/chi phí KHKT từng năm 1,492 23,242 6,50 6,47 Lợi nhuận/ chi phí sản xuất 0,013 0,183 0,07 0,06

Lợi nhuận/doanh thu 0,006 0,138 0,06 0,05

NHÓM NGÀNH DỊCH VỤ

Tổng chi phí đầu tư cho KHKT 50 5.400 2.270,00 2.182,20

Chi phí KHKT khấu hao từng năm 10 540 268,00 205,60

Chi phí sản xuất 850 18.000 8.299,20 7.011,70

Doanh thu 950 21.000 9.890,00 8.237,29

Lợi nhuận 105 2.160 957,80 806,36

Lợi nhuận/chi phí KHKT từng năm 2,692 10,500 4,75 3,25 Lợi nhuận/ chi phí sản xuất 0,088 0,165 0,12 0,03

Lợi nhuận/doanh thu 0,073 0,135 0,11 0,02

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Qua khảo sát các doanh nghiệp cho thấy có sư khác biệt về chi phí đầu tư, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hai nhóm doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh.

Về tổng chi phí đầu tư KHKT, các doanh nghiệp nhóm ngành sản xuất công nghiệp đầu tư tổng chi phí này dao động từ 105- 12.000 triệu đồng, bình quân 3.956,82 triệu đồng cao hơn rất nhiều so với tổng chi phí cho KHKT dao động từ 50- 5.400 triệu đồng, trung bình 2.270 triệu đồng của nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ;

T riệ u đồng 160.000 140.000 143.387 120.000 100.000 80.000 74.807 60.000 40.000 20.000 0 3.957 2.270 409 268 8.299 9.890 1.781 958 Tổng c hi phí đầu tư cho

KHKT Chi phí KHKT khấu hao từng năm Chi phí sản xuất

Doanh thu Lợi nhuận

Nhóm ngành sản xuất công nghiệp Nhóm ngành dịch vụ

HÌNH 12: BÌNH QUÂN CHI PHÍ , DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA HAI NHÓM DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINNH DOANH

Về chi phí KHKT khấu hao từng năm: các doanh nghiệp nhóm ngành sản xuất công nghiệp có mức đầu tư cho chi phí KHKT bình quân là 409 triệu đồng, trong khoảng 10,5- 1.200 triệu đồng hàng năm, khá cao so với nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đầu tư chi phí dao động 10- 540 triệu đồng, bình quân 268 triệu đồng.

Điều này được giải thích là do sự khác biệt về đặc điểm ngành kinh doanh, đối với các doanh nghiệp sản xuất như sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc... đòi hỏi phải lắp đặt nhiều dây chuyền máy móc với chi phí cao, thêm vào đó lực lượng nhân viên phụ trách kỹ thuật cũng cần số lượng lớn; trong khi đó với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì các ứng dụng KHKT đơn giản và ít tốn kém hơn, do đó số nhân viên phụ trách kỹ thuật cũng ít hơn nhóm doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến tổng chi phí đầu tư KHKT cũng như chi phí khấu hao KHKT hàng năm của nhóm doanh nghiệp này nhỏ hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Về kết quả kinh doanh: Qua khảo sát nhận thấy rằng, lợi nhuận và doanh thu của nhóm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp luôn cao hơn nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ về con số. Cụ thể, với nhóm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp doanh thu đạt từ 540,5- 800.000 triệu đồng, bình quân 143.387,32 triệu đồng, lợi nhuận đạt 70- 4.800 triệu đồng, mức bình quân là 1672,34 triệu đồng. Với nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, doanh thu đạt từ 950- 21.000 triệu đồng, trung bình 9.890 triệu đồng, lợi nhuận đạt 105- 2.160 triệu đồng, mức bình quân là 957,8 triệu đồng. Điều này cũng dễ hiểu do ngành sản xuất thường có doanh thu bán sản phẩm rất lớn, ở đây doanh thu bình quân nhóm sản xuất công nghiệp có doanh thu gấp khoảng 14,5 lần; tuy nhiên chi phí sản xuất của nhóm doanh nghiệp sản xuất cũng lớn hơn rất nhiều so với nhóm còn lại, do đó lợi nhuận bình quân của nhóm này chỉ gấp 1,8 lần nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.

Xét các chỉ tiêu khác để so sánh rõ hơn về hiệu quả kinh doanh của hai nhóm doanh nghiệp:

+ Lợi nhuận/ trên tổng chi phí sản xuất của nhóm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp từ 0,013 đến 0,183, trung bình là 0,07 nghĩa là một đồng chi phí doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu được từ 0,013 đến 0,183 đồng lợi nhuận, trung bình là 0,07; đối với nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, chỉ số này là 0,088 đến 0,165, trung bình là 0,12. Như vậy, nhóm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lại sử dụng chi phí hiệu quả hơn nhóm các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, cụ thể một đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu được lợi nhuận bình quân là 0,12đồng còn nhóm doanh nghiệp sản xuất chỉ thu được 0,007 đồng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả lớn, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh hơn, một phần là do doanh nghiệp sản xuất phải đầu tư rất nhiều chi phí.

+ Lợi nhuận/ trên chi phí KHKT từng năm của nhóm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp từ 1,492 đến 23,242, trung bình là 6,5 nghĩa là một đồng chi phí cho KHKT doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu được từ 1,492 đến 23,242 đồng lợi nhuận, trung bình là 6,5; đối với nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, chỉ số này là 2,692 đến 10,5 trung bình là 4,75. Có sự khác biệt hơn so với tổng chi phí

đầu vào, nhóm các doanh nghiệp sản xuất lại có tỷ suất sử dụng chi phí ứng dụng KHKT lớn hơn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho KHKT thì đạt được 6,5 đồng lợi nhuận so với 4,75 đồng lợi nhuận các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đạt được. Điều này được giải thích là do với các doanh nghiệp sản xuất, KHKT là không thể thiếu trong việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; đối với nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, KHKT là công cụ bỗ trợ bên cạnh nguồn lực quan trọng nhất là con người quyết định chất lượng dịch vụ. Điều này cũng khẳng định việc ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh của nhóm các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp rất cần thiết và có ý nghĩa trong việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận/ doanh thu của nhóm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp từ 0,006 đến 0,138, bình quân là 0,06; điều này có nghĩa là 1 đồng doanh thu các doanh nghiệp thu về có 0,006 đến 0,138, bình quân 0,06 đồng lợi nhuận; với nhóm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chỉ tiêu này dao động từ 0,073 đến 0,135, bình quân là 0,11; điều này có nghĩa là 1 đồng doanh thu các doanh nghiệp thu về có 0,073 đến 0,135, bình quân 0,11 đồng lợi nhuận. Xét về chỉ tiêu này, nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đạt kết quả tốt hơn, tức là nhóm doanh nghiệp có mức thu lợi nhuận trên một đồng doanh thu nhiều hơn nhóm doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, so với mức cao nhất của chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu thì nhóm doanh nghiệp đạt cao nhất 0,138. Điều này cho thấy có sự chênh lệch lớn về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn.

4.5. SO SÁNH VỀ VIỆC ỨNG DỤNG KHKT VÀO SXKD GIỮA NHÓM DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI NHÓM DOANH NGHIỆP LỚN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI NHÓM DOANH NGHIỆP LỚN

4.5.1. Các ứng dụng KHKT các doanh nghiệp lớn đang áp dụng

Các doanh nghiệp lớn được khảo sát trong đề tài chủ yếu là các doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động lâu dài, qui mô lớn với số lượng nhân viên hơn 300 người. Đây là các doanh nghiệp được đánh giá cao trong việc ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong báo cáo của

Cục thống kê qua điều tra các doanh nghiệp Đồng Tháp năm 2007. Mục đích của việc khảo sát nhóm doanh nghiệp này nhằm tìm ra sự khác biệt chủ yếu giữa nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn về quan điểm, nguồn lực, các yếu tố tác động… đến việc ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh từ đó đề ra giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng tốt hơn KHKT vào sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp được khảo sát gồm: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi. Công ty cổ phần thủy sản Việt Thắng Công ty cổ phần Sao Mai

Công ty cổ phần Tô Châu

Các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất thức ăn thủy sản và chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp này chủ yếu ứng dụng các dây chuyền sản xuất giúp hiện đại hóa việc sản

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 71)