Nguồn lực vốn

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 46 - 48)

Qua điều tra 30 doanh nghiệp (bao gồm các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT và doanh nghiệp không ứng dụng KHKT) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cho thấy, các doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đăng ký kinh doanh trung bình là 22.668 triệu đồng, cao nhất là 250.000 triệu đồng, thấp nhất là 100 triệu đồng. Có

sự chênh lệnh khá lớn giữa mức vốn đăng ký kinh doanh cao nhất và thấp nhất (24.900 triệu đồng), điều này cho thấy qui mô của các doanh nghiệp không đồng đều. Qui mô không đồng đều là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong tỉnh có năng lực cạnh tranh rất khác biệt. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn kém ưu thế so với các doanh nghiệp lớn về mọi mặt và nhất là việc huy động vốn cho tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Bảng 11: VỐN ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT Tổng thể Vốn điều lệ đăng ký TB 44.671,88 664,29 22.668 Thấp nhất 500 100 100 Cao nhất 250.000 1.500 250.000 N 16 14 30

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Xét khoản vốn điều lệ của nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT có một số khác biệt so với tổng thể. Cụ thể số vốn điều lệ trung bình của nhóm này cao hơn tổng thể, 44.671,88 triệu đồng. Mức vốn cao nhất bằng với mức vốn tổng thể 250.000 triệu đồng. Vớn thấp nhất 500 triệu đồng.

Về nhóm các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT, thì vốn điều lệ trung bình là 22.668 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với nhóm có ứng dụng KHKT. Doanh nghiệp có vốn điều lệ cao nhất trong nhóm cũng chỉ đạt 1.500 triệu đồng, doanh nghiệp qui mô vốn thấp nhất là 100 triệu đồng.

Qua phân tích trên ta thấy qui mô vốn của các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT còn hạn chế rất nhiều so với các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT. Bởi vì, phần lớn các doanh nghiệp không ứng dụng KHKT hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân và có tuổi đời rất trẻ nên nguồn lực tài chính còn yếu.

o Nguồn vốn doanh nghiệp có thể đầu tư vào công nghệ

Vốn luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệpp nói riêng.

Bảng 12: NGUỒN VỐN DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO KHKT Nhóm có ƯD KHKT Nguồn vốn

n %

Vốn tự có 15 93,8

Vốn vay hỗ trợ của chính phủ 2 12,5

Vốn vay hỗ trợ của đơn vị chuyển giao công nghệ 0 0,00

Vốn vay từ nguồn khác 6 37,5

N 16

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Nguồn vốn mà các doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ chủ yếu nhất là vốn tự có của chính doanh nghiệp. Trong bảng số liệu trên, ta thấy 93,8% doanh nghiệp sử dụng vốn tự có để đầu tư vào KHCN. Nguồn vốn vay từ nguồn khác, cụ thể là vay từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn để đầu tư cho công nghệ đứng ở vị trí thứ 2 (37,5% doanh nghiệp). Có 12,5% doanh nghiệp sử dụng vốn vay hỗ trợ từ chính phủ để đầu tư cho công nghệ đúng theo chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh. Việc vay vốn đầu tư cho công nghệ từ các đơn vị chuyển giao công nghệ không thật sự phổ biến , hầu như không có doanh nghiệp sử dụng khoản vay này, đa số các doanh nghiệp cho rằng họ chỉ quan tâm đến khâu bảo hành sau đó cho sản phẩm công nghệ, đôi khi một số đơn vị chuyển giao hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc cho trả chậm hoặc thanh toán nhiều lần nhưng không cho vay hẳn vốn để mua công nghệ.

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 46 - 48)