Việc lựa chọn công nghệ thích hợp là điều khó đối với doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp không có bộ phận chuyên phụ trách về KHCN. Do đó các doanh nghiệp hầu như sẽ tìm kiếm những nguồn công nghệ thông qua sự giới thiệu của các tổ chức bên ngoài hoặc bạn bè. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tìm được những công nghệ mới phù hợp với tình hình sản xuất của đơn vị mình. Đối với các doanh nghiệp được hỏi về vấn đề này thì nguồn tham khảo chủ yếu được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 25: NGUỒN GIỚI THIỆU ĐỂ DN MUA CÔNG NGHỆ MỚI Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT Nguồn n % n %
Hội thảo Khoa học 7 43,75 4 28,57
Thông qua bạn bè 11 68,75 8 57,14
Khách hàng đến chào hàng 6 37,50 4 28,57
Quảng cáo trên tivi/internet 3 18,75 7 50,00
Công ty tụ nghiên cứu/cải tiến 2 12,50 0 0,00
Được tài trợ 0 0,00 0 0,00
Khác 3 18,75 1 7,14
Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009
Trong số các doanh nghiệp được phỏng vấn, nguồn giới thiệu thông qua bạn bè được xem là phổ biến nhất (có 68,75% doanh nghiệp có ứng dụng KHKT và 57,14% doanh nghiệp không ứng dụng KHKT chon cách tiếp cận này). Đây là kênh giới thiệu đơn giản nhất mà doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận mà không phải tốn chi phí mà còn được giới thiệu khá rõ ràng về đặ tính, điểm mạnh, điểm yếu của dây chuyền công nghiệp. Ưu điểm của nguồn tham khảo này là tính đáng tin cậy của những thông tin từ người thân. Nguồn giới thiệu phổ biến khác là hội thảo khoa học, có 43,75% doanh nghiệp, 28,75% doanh nghiệp không ứng dụng KHKT tiếp cận công nghệ theo hướng này.
Ngoài ra, có 50% doanh nghiệp không ứng dụng KHKT theo dõi các thông tin công nghệ qua các quảng cáo trên tivi, internet, chỉ có 18,75% doanh nghiệp có ứng dụng theo hướng này. Việc tiếp cận thông qua hình thức chào hàng của khách hàng cũng khá phổ biến với 37,5% doanh nghiệp có ứng dụng KHKT và 28,57% doanh nghiệp không ứng dụng KHKT áp dụng.Tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT, khoảng 12,5% tự cải tiến công nghệ cũ để thích hợp với điều kiện sản xuất cụ thể. Tuy nhiên, nhóm các doanh nghiệp cho biết họ chỉ cải tiến nhỏ để tiết kiệm nguyên liệu, hoặc thuận tiện cho việc vận hành, bảo dưỡng, hầu như chỉ để đáp ứng sản xuất tại xưởng nên họ không quan tâm đến
việc sẽ đăng ký sở hữu trí tuệ từ việc cải tiến. Hình thức tài trợ công nghệ rất không được các doanh nghiệp đề cập. Ngoài những nguồn giới thiệu trên doanh nghiệp còn có những phương thức tiếp cận công nghệ khác như thông qua kinh nghiệm của các bộ phận phụ trách về KHCN của doanh nghiệp, tìm nguồn công nghệ từ việc liên kết, đặt hàng nghiên cứu từ các trường đại học, cụ thể là trường Đại học Cần Thơ.
Bảng 26: LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP Nhóm có
ƯD KHKT
Nhóm không ƯD KHKT Loại hình doanh nghiệp
n % n %
Doanh nghiệp Nhà nước 1 6,25 0 0,00
Công ty TNHH 6 37,50 4 28,57
Công ty cổ phần 7 43,75 2 14,29
Doanh nghiệp tư nhân 2 12,50 8 57,14
Tổng 16 100,00 14 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009
120 100 80 60 12,5 43,75 57,14 40 37,5 20 14,29 28,57 0 6,25 0
Nhóm có ƯD KHKT Nhóm không ƯD KHKT
Doanh nghiệp Nhà nước Công ty TNHH
Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân
HÌNH 11: CƠ CẤU DOANH NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG
Đông đảo nhất là các doanh nghiệp thuộc nhóm có ứng dụng KHKT hoạt động với hình thức công ty cổ phần, chiếm 43,75%, kế tiếp là công ty TNHH 37,5%, doanh nghiệp tư nhân 12,5 %, doanh nghiệp nhà nước 6,25 %. Trong khi với nhóm không ứng dụng KHKT, loại hình phổ biến nhất là doanh nghiệp tư nhân 57,14%, đứng thứ 2 công ty TNHH chiếm 28,57%, không có doanh nghiệp nào là doanh nghiệp nhà nước trong nhóm này.
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHI ÁP DỤNG KỸ THUẬT MỚI