THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 32)

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG TỈNH

3.2.1. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các DN vừa và nhỏ Bảng 5: CƠ CẤU NGÀNH NGHÊ KINH DOANH CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH ĐỒNG THÁP Ngành nghề kinh doanh Số lượng

doanh nghiệp

Tỷ trọng (%)

+ Nông nghiệp và lâm nghiệp + Nuôi trồng thủy sản

+ Công nghiệp khai thác mỏ + Công nghiệp chế biến, chế tạo

+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng + Khai thác, xử lý và cung cấp nước

+ Xây dựng + Vận tải kho bãi + Khách sạn nhà hàng

+ Tài chính ngân hàng, bảo hiểm + Hoạt động kinh doanh bất động sản + Hoạt động khoa học và công nghệ + Giáo dục và đào tạo

+ Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ + Hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí

+ Bán buôn, sửa chữa xe có động cơ ô tô, mô tô, đồ dùng gia đình + Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng. 6 6 8 243 13 7 239 32 9 16 2 21 2 5 1 392 3 0,59 0.59 0,79 24,10 1,29 0,69 23,78 3,18 0,89 1,59 0,20 2,08 0,20 0,49 0,10 39,00 0,29 Tổng 1.005 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra DNVVN của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2007

Ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng cao ở tỉnh Đồng Tháp là bán buôn, sửa chữa xe có động cơ ô tô, mô tô, xe máy, đồ dùng gia đình, chiếm 39%; thứ hai là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 24,10%; sau đó là ngành xây

dựng chiếm 23,78%. Trong khi các ngành thuộc hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí, dịch vụ phục vụ cá nhân cộng đồng chiếm tỷ trọng thấp. Các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực có nguồn nguyên liệu sẵn như công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, lau bóng gạo, xay xát, thủ công mỹ nghệ … vì đây là ưu thế của tỉnh, tiết kiệm được chi phí vận chuyển và sử dụng nguyên vật liệu và tận dụng nguồn nhân công rẽ, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong vùng nông thôn. Các doanh nghiệp cũng đã chú ý đầu tư vào ngành thương mại dịch vụ, một ngành mà trước đây ít được quan tâm nhằm khai thác lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao này. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp được thể hiện trong bảng sau:

Tóm lại, ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp khá đa dạng, song tập trung nhiều trong lĩnh vực sửa chữa, chế biến và xây dựng.

3.2.2. Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Đồng Tháp Bảng 6: SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Bảng 6: SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2007

Tổng số Loại hình doanh nghiệp

Nông lâm thủy sản Công nghiệp xây dựng Thương mại dịch vụ Số lượng % - Khu vực nhà nước - Khu vực ngoài nhà nước

+ Công ty cổ phần + Công ty TNHH + Doanh nghiệp tập thể + Doanh nghiệp tư nhân - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 12 2 5 5 12 496 11 131 11 343 2 11 472 9 48 29 386 23 980 22 184 40 734 2 2,3 97,5 2,2 18,3 4,0 73,0 0,2 Tổng 12 510 483 1.005 100,0

Xét về số lượng, năm 2007 ở tỉnh Đồng Tháp có 1.005 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, chia theo ngành nghề có 12 đơn vị sản xuất nông lâm thủy sản, 510 đơn vị sản xuất công nghiệp xây dựng, 483 đơn vị thương mại dịch vụ. Nếu phân theo thành phần kinh tế thì có 23 doanh nghiệp nhà nước, 980 doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể và 2 đơn vị doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.

0,2% 2,3% 2,2% 18,3% 4%

73%

Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần

Công ty TNHH

Doanh nghiệp tập thể Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

HÌNH 3: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NĂM 2007

Xét theo loại hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh

nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân chiếm 73%, kế đến là công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 18,3%, còn lại là doanh nghiệp nhà nước chiếm 2,3%, công ty cổ phần chiếm 2,2%, doanh nghiệp tập thể chiếm 4%, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,2%. Điều này cho thấy khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp, do đó có thể kết luận rằng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều nhưng về quy mô phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển một cách tự phát, chưa được quy hoạch đồng bộ định hướng phát triển ngành nghề địa bàn cụ thể để khai thác tiềm năng mỗi vùng.

Xét về cơ cấu doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động

600 500 400 495 463 497 465 510 483 300 200 100 0 10 11 12 2005 2006 2007

Nông lâm thủy sản Công nghiệp xây dựng Thương mại dịch vụ

HÌNH 4: TỶ LỆ PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ THEO CƠ CẤU NGÀNH NĂM 2005- 2007

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, kinh doanh các lĩnh vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Điều này dễ dàng giải thích được là do các lĩnh vực đầu tư này tốn ít chi phí xây dựng ban đầu mà lợi nhuận mang lại rất cao nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua ba năm 2005, 2006, 2007 hầu hết tăng qua các năm, tuy nhiên với lĩnh vực nông lâm thủy sản tốc độ tăng rất chậm, chỉ 1 doanh nghiệp/năm. còn lại hai lĩnh vực khác là công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ tăng nhanh hơn, riêng thương mại dịch vụ tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2007 tăng thêm 18 doanh nghiệp. Điều này cho thấy lĩnh vực thương mại dịch vụ ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.

3.2.3. Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp

a) Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần gia tăng GDP của tỉnh và là nguồn tăng trưởng kinh tế

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp với sản lượng lúa hàng năm đạt 2,4 triệu tấn, cung cấp cho xuất khẩu 316.000 tấn gạo. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang dần trở thành thế mạnh thật sự, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp 3.280 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách của tỉnh từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng dần. Năm 2004 là 600 tỷ đồng đến năm 2007 là 800 tỷ đồng, chiếm hơn 19% tổng thu thuế trong toàn tỉnh (theo số liệu từ cục thống kê tỉnh Đồng Tháp).

b) Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm cho người lao động , tăng thu nhập cho dân cư tại địa phương.

Theo số liệu thống kê Đồng Tháp năm 2007, dân số Đồng Tháp có khoảng 1.667.804 người, trong đó khoảng 40% là lao động nông nghiệp, hàng năm phải giải quyết công ăn việc làm mới trên 40.000 người. Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần giải quyết việc làm cho số lao động tại doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một số lượng công việc thời vụ rất lớn, mà có thể sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi ở mỗi gia đình góp phần tạo ra thu nhập cho các hộ gia đình, nhất là các ngành nghề truyền thống như: thủ công mỹ nghệ, mây tre đan lát, dệt chiếu, đồ gốm …

c) Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong quá trình CNH-HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn phát triển bền vững phải có những đổi mới cái tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này góp phần phát triển thêm nhiều ngành nghề mới làm cho quá trình CNH-HĐH đất nước theo chiều sâu và cả cả chiều rộng. Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của Sở khoa học công nghệ trong việc đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn được trang bị và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001:2000, HACCP, GMP …Tương tự các doanh

nghiệp thuộc lĩnh vực gạch ngói được trang bị công nghệ lò nung Hoffman công nghệ Đức, giải quyết ô nhiễm môi trường.

d) Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp tận dụng tối đa nguồn lực xã hội ở địa phương.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được bắt đầu từ một nguồn vốn rất hạn hẹp và chủ yếu từ người dân, ít có sự trợ giúp từ bên ngoài.. Vì vậy nó giúp thu hút vốn từ dân cư rất lớn. Một số ngành nghề thủ công sử dung nguồn lao động tay chân được doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thác hiệu quả như các ngành nghề truyền thống, sử dụng tay nghề độ tinh xảo như: nghề trồng hoa cảnh, cây cảnh ở Thị Xã Sađéc, nghề dệt chiếu ở Định An, Định Yên Lấp Vò, nghề sản xuất đồ gốm ở Châu Thành, dệt khăn choàng ở Hồng Ngự…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng khai thác những khoảng trống của thị trường như: có thể nhận thầu, ủy thác lại các doanh nghiệp lớn và có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực : công nghiệp, dịch vụ, thương mại, bán lẻ, vận tải …

e) Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nông thôn.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xây dựng ở những vùng nông thôn để tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương và phục vụ cho thị trường hạn chế của địa phương đó.. Trên cơ sở đó sẽ tạo nên bước phát triển nông thôn và tạo cầu nối giữa nông thôn và thành thị, rút ngắn cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nhờ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các lĩnh vực kinh tế xã hội như: sự phát triển của các doanh nghiệp thủy nông đã góp phần đáng kể vào điện khí hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển giao thông nông thôn. Sự phát triển của các doanh nghiệp cơ khí sữa chữa đã đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Sự phát triển của các doanh nghiệp xay xát- gạch ngói đã tạo điều kiện cho nông dân tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động nhàn rỗi trong nông thôn, sự phát triển các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đưa nghề nuôi thủy sản xuất khẩu trong nông thôn tăng rất nhanh trong những năm gần đây.

f) Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tăng thêm số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh của tỉnh, đào tạo nhân tài cho công cuộc phát triển tỉnh Đồng Tháp cũng như cả nước.

Tóm lại, Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của mỗi Quốc gia trên Thế Giới, cũng như tại Việt Nam nói chung hay tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ kéo theo khai thác và phát huy triệt để các nguồn lực xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng kéo theo sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn, tạo ra được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh Đồng Tháp và của cả nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là nơi đào tạo ra được nhiều nhà doanh nghiệp tiêu biểu thành đạt, góp phần to lớn vào quá trình thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong thời gian sắp tới.

3.2.4. Hiện trạng của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2.4.1.Tỷ trọng sử dụng máy móc thiết bị

Để thành công trong một nền kinh tế cao độ như hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, các phương pháp, bí quyết sản xuất. Thế nhưng hầu hết công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp nói riêng hiện đánh giá là lạc hậu. Đại đa số những người chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có kiến thức, thông tin, kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến lựa chọn, mua và chuyển giao công nghệ. Với nhiều người mua công nghệ chỉ đơn giản là mua máy móc thiết bị, họ không quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến các phương pháp, bí quyết sản xuất. Do ảnh hưởng của tư duy sản xuất nhỏ và một phần là do thiếu vốn, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư nhỏ giọt, làm từng phần, mỗi năm mua thêm một số máy móc, thiết bị rồi vừa làm vừa cải tiến. Hậu quả của cách làm đó là công nghệ được sử dụng

trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ này trở thành mớ hỗn độn, chắp vá. Một số doanh nghiệp do thiếu thông tin, không có kinh nghiệm lựa chọn, mua bán, chuyển giao công nghệ đã trở thành nạn nhân của các thương vụ về công nghệ.

Trình độ công nghệ, trang thiết bị máy móc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng Tháp không ngoài tình trạng chung của cả nước, nói chung là lạc hậu hơn rất nhiều so với các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung. Do thiếu vốn và trình độ am hiểu kỹ thuật công nghệ mới nên tỷ lệ trang bị mới cũng rất thấp. Theo khảo sát điều tra 100 DN, chiếm 54% các DN sử dụng thiết bị máy móc ở thập niên 80; chiếm 21% ở thập niên 90 và 22% từ năm 2000 đến nay.

22% 5% Trước 1975 Thập niên 80 Thập niện 90 Từ 2000 đến nay 21% 52%

Nguồn: Số liệu điều tra 100 DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp năm 2007

HÌNH 5: TỶ TRỌNG MÁY MÓC THIẾT BỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH ĐỒNG THÁP

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, kết quả điều tra cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đã tiếp cận máy tính cho kinh doanh, có tới 73% doanh nghiệp sử dụng máy vi tính và chỉ có 27% không sử dụng máy vi tính cho kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp qua khảo sát có sử dụng internet để phục vụ cho kinh doanh, chiếm 55%, còn lại 45% không sử dụng internet. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4.2. Các mô hình KHKT đang ứng dụng tại tỉnh Đồng Tháp

Theo kết quả điều tra của Sở công nghiệp năm 2007 về tình hình đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chỉ ở mức độ thấp, chủ yếu tập trung các ngành sau:

+ Ngành dược: trang bị các dây chuyền sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP, đang thực hiện sản xuất nhượng quyền cho nước ngoài như: Pháp, Thụy Sĩ, Singapore…

+ Ngành vật liệu xây dựng: trang bị dây chuyền công nghệ lò nung Hoffman (công nghệ Đức) để sản xuất gạch ngói nhằm giải quyết môi trường ô nhiễm đối với các doanh nghiệp ở Châu Thành và Thị xã Sađéc.

+ Ngành chế biến thực phẩm: trang bị dây chuyền hấp bánh phòng tôm của công ty Sa giang, công nghệ Đức đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm Châu Âu, trang bị 2 dây chuyền công nghệ sấy thức ăn cho Công ty Minh Quân.

+ Ngành may mặc: trang bị dây chuyền cắt rập mẫu trên sơ đồ vi tính của Công ty cổ phần Sao Mai.

+ Ngành lương thực: trang bị dây chuyền lau bóng gạo xuất khẩu các doanh nghiệp lương thực ở huyện Lấp Vò.

Một phần của tài liệu Luận văn - Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp (Trang 32)