MẶT BẰNG VÀ THIẾT BỊ LÊN MEN PHỤ: 1 Mặt bằng:

Một phần của tài liệu công nghệ thực phẩm đại cương (Trang 82 - 87)

Mặt bằng phân xưởng lên men phụ thường được đặt ở dưới hoặc ở cạnh phân xưởng lên men chính. Trước đây thì người ta xây dựng ngầm dưới mặt đất dễ ổn định nhiệt độ thấp, nhưng ngày nay thì việc đó không cần thiết vì có sự trợ giúp đắc lực của công nghệ và kĩ thuật sản xuất lạnh.

Phân xưởng lên men phụ phải đặt ở khu vực thoáng, sạch và khô ráo, nhiệt độ ổn định ở 0 – 10C. Để đạt được yêu cầu này thì phải bảo đảm chế độ thổi không khí lạnh vào khu vực tàng trữ, đồng thời nền, trần và các tường bao của khu vực phải được bảo ôn bằng các loại cách nhiệt tốt. Tiêu hao lạnh ở khu vực này với nhiệt độ ổn định 0 – 10C là khoảng 800kcal/cm2.ngày. Lượng tiêu hao này về mùa hè có thể tăng thêm 30% còn mùa đông thì có thể giảm thấp hơn 10 – 15% so với định mức trung bình. Đối với các thiết bị tàng trữ có kích thướt lớn, ta có thể trang bị áo lạnh hoặc đường ống ruột gà để làm lạnh trực tiếp bia mà không cần phải ôn và cấp lạnh cho mặt bằng lên men phụ. Giải pháp này cho phép tiết kiệm nhiều năng lượng đồng thời có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ của bia, không phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài thiết bị.

Mặt bằng phân xưởng lên men phụ có thể được phân chia thành khu vực. Từng khu vực đó có thể mở cửa riêng biệt để đi vào, nhưng giữa các khu vực nên có cửa liên thông. Còn lối ra, có thể mở một cửa chung cho cả phân xưởng hoặc cũng có thể mở cửa riêng cho từng khu vực để ngăn cách. Tường bao và nền khu vực lên men phụ nên ốp gạch chống acid hoặc láng xi măng mác cao. Yêu cầu là phải nhẵn để dễ làm vệ sinh, không bám chất bẩn.

Thiết bị trong hầm lên men phụ được xếp thành từng dãy, nhiều tầng. Lối đi và mặt bằng thao tác công việc của công nhân phải tính toán sao cho tiết kiệm diện tích. Đối với những thiết bị cao hoặc thiết bị xếp chồng nhiều tầng, phải bố trí sàn thao tác hoặc thang di động. Chiều cao của hầm lên men phụ hoặc dự trữ phụ thuộc vào chiều cao thiết bị, nói chung chỉ nên hạn chế ở mức 6 m. Điểm cao nhất của thiết bị phải cách trần ít nhất 0,5 m. Thiết bị đặt cách tường 0,3 m, cách cột 0,2 m và khoảng cách giữa các thiết bị là 0,2 m. Với các loại thiết bị dự trữ đặt nằm phải có bệ bằng betong cốt thép, cao ít nhất là 0,45 m.

2.2. Thiết bị lên men phụ:

Cũng giống như ở lên men chính, thiết bị lên men phụ cũng rất phông phú về thể loại và đa dạng về kết cấu chế tạo và hình dáng bên ngoài. Trước đây, khi sức sản xuất còn bé thì người ta dùng thùng gỗ sồi để tàng trữ bia, sau đó thì dùng đến cả thùng nhôm và bể betong cốt thép với thể tích mỗi bể khoảng 5 – 50 m3. Đây là loại hình thiết bị hiệu quả nhất về tính năng công nghệ không hề thua bất kì một thiết bị nào, giá thành thiết bị rất rẻ lại chiếm ít diện tích mặt bằng nhất. Thiếu sót chủ yếu của bể betong cốt thép là khó thực hiện các thao tác công nghệ, đặc biệt là công việc vệ sinh, tiệt trùng, khó cơ khí hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất.

Hiện nay, loại tiết bị lên men phụ phổ biến nhất vẫn là các tank kim loại – chủ yếu là thép không gỉ. Phụ thuộc vào thế đặt, chúng được phân thành 2 nhóm: tank nằm ngang và tank đứng.

Tank nằm ngang là những thùng kim loại kín, hình trụ, có hai đáy trước, sau hình chỏm cầu. Ở đáy phía trước có cửa để làm vệ sinh, có van để bơm bia ra, có cum van liên thông, trên đó được lắp van an toàn, đồng hồ áp lực và van thông khí. Van lấy mẫu cũng được lắp ở mặt trước của tank. Tank nằm ngang có thể chế tạo theo kiểu có chân đứng hoặc không có chân đứng. Trường hợp thứ hai, khi sắp xếp trên mặt bằng, các tank phải đặt nằm gối lên các bệ xi măng cốt thép có bán kính dộ lõm bằng bán kính của tank. Phụ thuộc vào độ dài và thể tích của tank, số bệ gối cho tank có thể là hai, ba hoặc có thể nhiều hơn. Các tank có thể xếp theo một lớp hoặc chồng thành nhiều lớp để tiết kiệm diện tích bề mặt. Ở trương hợp thứ nhất, cũng phụ thuộc vào thể tích và độ dài của tank, số cặp chân đứng của chúng có thể là hai, ba hoặc nhiều hơn. Muốn lắp chân trước tiên phải có vành đỡ, hàn chặt vào bụng tank và chạy suốt từ tank bên này sang chân phía đối diện. Sau đó, trên vành đỡ ta hàn đắp miêng táp, và sau cùng là lắp chân lên miếng táp. Độ cao, thấp của các chân có thể điều chỉnh được bằng vít xoay lắp trên đó.

Khi sắp xếp thiết bị vào mặt bằng, tank nằm ngang có chân đứng có thể được đặt một lớp, cũng có thể xếp chồng nhiều lớp để tiết kiệm diện tích.

Tank đứng là tank hình trụ, đặt theo phương thẳng đứng, có bốn chân. Trên thân tank cũng được lắp đầy đủ các phụ tùng và thiết bị đo lường giống như ở tank nằm ngang.

Vật liệu để chế tạo tank lên men phụ có thể là thép thường hoặc thép không gỉ. Nếu dùng thép thường thì phía trong cần tráng các lớp chống ăn mòn. Vật liệu tráng thông dụng nhất vẫn là các loại nhựa eproxyl và nhựa bia. Nhựa eproxyl rất phong phú về chủng loại, mỗi loại vật liệu chế tạo tank có thể dùng các loại nhựa khác nhau cho phù hợp.

Van an toàn là hạng mục không thể thiếu trong phân xưởng lên men phụ và tàng trữ bia, dùng để giữ áp suất giữa CO2 thể khí và CO2 hòa tan trong thể lỏng. Trong giai đoạn lên men phụ và tàng trữ, áp suất CO2 trên bề mặt của bia cần ổn định ở một giá trị cho trước. Nếu vượt quá giới hạn đó, đòn bẩy của van an toàn sẽ bật lên, van tự động mở và CO2 trong tank sẽ thoát ra. Khi áp lực giảm xuống, lò xo đòn bẩy sẽ sập lại – van tự động đóng, chặn CO2 không cho thoát ra ngoài. Hiện tại, trong nhà máy bia hai loại van an toàn được sử dụng nhiều nhất là loại sử dụng suppap lò xo và loại sử dụng suppap màng.

HÌNH ẢNH MINH HỌA:

1. Cửa vệ sinh 3

65 5

1 2 4 7 CO2 8 2. Cuống để lấy áp kế 3. Cuống van an toàn 4. Van nạp bia và nấm men 5. Áo lạnh

6. Ðường cấp lạnh 7. Ðường chất lạnh ra

8. Van thu sữa men và bia non

Áp kế Van an toàn Van nạp và xả bia

Thiết bị lên men phụ

HÌNH ẢNH THAM KHẢO THÊM:

THIẾT BỊ:

Một phần của tài liệu công nghệ thực phẩm đại cương (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)