Các phương pháp cấp phát phổ tần

Một phần của tài liệu ĐA ĂNG TEN và TRUYỀN THÔNG KHÔNG GIAN THỜI GIAN (Trang 33 - 34)

Phần lớn các quốc gia đều có các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm phân bố và kiểm soát việc sử dụng tần số vô tuyến. Tại Hoa Kì, phổ được phân chia bởi Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) cho việc sử dụng thương mại và bởi Văn phòng quản lý phổ (OSM) cho mục đích quân sự. Phân bố phổ thương mại được quản lý bởi Châu âu do Viện tiểu chuẩn viễn thông Châu âu (ETSI) và trên toàn cầu bởi Liên minh viễn thông quốc tế (ITU). Chính phủ sẽ quyết định việc phân chia phổ cho mục đích thương mại và quân sự, và sự quyết định này linh hoạt dựa theo nhu cầu. Trong lịch sử FCC phân bố phổ cho các mục đích sử dụng cụ thể và giao giấy phép sử dụng phổ cho những nhóm, cơ quan nhất định. Ví dụ, vào những năm 1980 dựa trên các tiêu chuẩn, FCC đã phân bố tần số trong dải 800 Mhz cho dịch vụ điện thoại tế bào tương tự và cung cấp giấy phép sử dụng phổ cho 2 công ty điều hành tại các vùng địa lý. FCC và các cơ quan quản lý nhà nước khác vẫn phân chia phổ cho những mục đích sử dụng cụ thể, nhưng hiện nay phổ thông thường được đấu giá và trao quyền sử dụng cho người trả giá cao nhất. Một số người cho rằng phương pháp dựa vào thị trường này là cách công bằng nhất và hiệu quả nhất cho các chính phủ nhằm phân bổ một lượng tài nguyên phổ có hạn và bên cạnh đó nó cũng cung cấp một lợi nhuận đáng kể cho chính phủ; một số người khác tin tưởng rằng cơ chế này kìm hãm sự đổi mới, hạn chế sự cạnh tranh và gây khó khăn cho các công nghệ. Cụ thể, với chi phí rất cao của phổ tần thì chỉ có các công ti lớn hoặc các tập đoàn mới có thể mua nó. Hơn nữa, việc đầu tư lớn vào phổ tần có thể kìm hãm khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho việc triển khai hệ thống và dẫn đến giá cả ban đầu cao tới người sử dụng. Việc đấu giá phổ tín hiệu 3G ở châu âu, một số công ti cuối cùng đã quyết định cung phấp phổ cho các đối thủ cạnh tranh.

Hơn nữa trong việc đấu giá phổ, phổ tần có thể bị đặt phía ngoài những giải tần cụ thể cái mà miễn phí khi sử dụng mà không cần giấy tờ cho phép kèm theo một danh mục các luật lệ cụ thể. Những điều luật này có thể đáp ứng một chuẩn viễn thông cụ thể, mức công suất, vv… Mục đích của những dải tần không có giấy phép này là khuyến khích sự đổi mới và sự thực hiện có giá thành thấp. Rất nhiều hệ thống không dây thành công lớn hoạt động ở trong dải tần không có cấp phép này, bao gồm LANs không dây, Bluetooth, và điện thoại không dây. Một khó khăn lớn của dải tần không cấp phép là chúng có thể bị sụp đổ bởi chính những thành công đạt được. Nếu nhiều thiết bị không đăng kí trong một băng tần tương tự nhau được sử dụng gần nhau thì chúng sẽ gây can nhiễu lẫn nhau, việc này có thể làm cho băng tần không thể sử dụng được.

Hệ thống đệm là một sự thay thế khác cho việc phân bổ tần số. Một hệ thống đệm hoạt động như một người dùng thứ cấp trong một dải tần với một người dùng chính khác. Sự hoạt động của người dùng thứ cấp thường bị hạn chế để người dùng chính trải nghiệm can nhiễu tối thiểu. Điều này thông thường được thực hiện bằng cách hạn chế công suất trên Hz của người dùng thứ cấp. UWB là một ví dụ của một hệ thống đệm, là một hệ thống không được cấp phép trong các dải tần số ISM. Một hệ thống đệm như vậy có thể gây ra nhiều tranh cãi trong việc mô tả sự ảnh hưởng của can nhiễu đến người dùng chính do sự khó khăn phức tạp. Tuy nhiên xu hướng phân bố phổ tần cho các bộ đệm xuất hiện ngày càng nhiều hơn, do sự hiếm có của phổ tần có sẵn cho các ứng dụng mới và các hệ thống mới.

Hệ thống vệ tinh bao phủ một vùng rộng lớn vượt qua các quốc gia và đôi khi trên toàn thế giới. Với hệ thống không dây trải qua nhiều quốc gia, phổ tần được phân bổ bởi Liên minh viễn thông Quốc tế (ITU-R). Các tiêu chuẩn của tổ chức này, ITU-T, thông qua các chuẩn viễn thông cho các hệ thống quốc tế mà phải đảm bảo sự tương thích với các quốc gia khác.

Có một số hoạt động của các cơ quan quản lý trên toàn thế giới nhằm thay đổi cách phổ được phân bố. Trên thực tế, những cơ chế cơ bản cho việc phân bổ phổ tần không thay đổi nhiều kể từ khi thành lập các cơ quan quản lý trong những năm đầu giữa thập niên 1900, mặc dù các cuộc đấu giá phổ tần và các hệ thống đệm là tương đối mới. Mục đích của việc thay đổi chính sách phân bổ tần số là để tận dụng những tiến bộ của công nghệ vô tuyến để thực hiện phân bổ tần số hiệu quả hơn và linh hoạt hơn. Một ý tưởng hay là định nghĩa về vô tuyến thông minh hay có nhận thức. Dạng vô tuyến này có thể cảm nhận được môi trường phổ tần của nó qua đó xác định được các chiều trong thời gian, không gian, tần số nơi mà nó không gây nhiễu lên các người dùng khác ngay cả khi công suất phát lớn. Nếu những hệ thống vô tuyến như vậy có thể hoạt động trên toàn một dải tần số rộng lớn, nó có thể mở ra một lượng lớn các băng tần mới và hàng loạt những cơ hội lớn cho các ứng dụng mới và các hệ thống không dây mới. Tuy nhiên rất nhiều các chính sách và công nghệ phải phải được vượt qua để cho phép một sự thay đổi triệt để như vậy trong việc phân bổ phổ tần.

Một phần của tài liệu ĐA ĂNG TEN và TRUYỀN THÔNG KHÔNG GIAN THỜI GIAN (Trang 33 - 34)