Hệ thống mạng LAN không dây

Một phần của tài liệu ĐA ĂNG TEN và TRUYỀN THÔNG KHÔNG GIAN THỜI GIAN (Trang 25 - 27)

Mạng LAN không dây hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao trong một khu vực nhỏ (ví dụ, một khuôn viên hoặc công trình xây dựng nhỏ) trong khi người sử dụng di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thiết bị không dây truy cập vào các mạng LAN thường cố định hoặc di chuyển ở tốc độ người đi bộ. Tất cả các chuẩn mạng LAN không dây tại Mỹ đều hoạt động trong băng

tần không được cấp phép. Các băng không được cấp phép chính là các băng tần ISM 900 MHz, 2,4 GHz và 5,8 GHz và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia không được cấp phép (U- NII) băng 5 GHz. Trong các băng tần ISM, người sử dụng không được cấp phép là những người sử dụng thứ cấp và do đó gặp phải sự can thiệp của người sử dụng chính khi người dùng đó đang hoạt động. Không có người sử dụng chính trong băng U- NII. Sự cấp phép FCC là không cần thiết để có thể hoạt động ở các băng tần ISM hoặc U- NII. Tuy nhiên, lợi thế này là một con dao hai lưỡi, vì không có sự cấp phép nên nhiều hệ thống có thể cùng hoạt động ở một băng tần và điều này có thể gây ra nhiễu nghiêm trọng giữa các hệ thống. Vấn đề can thiệp được giảm nhẹ bằng cách thiết lập một giới hạn về công suất trên một đơn vị băng thông cho các hệ thống không được cấp phép. Mạng LAN không dây có thể có kiến trúc hình sao, với các điểm truy cập không dây hoặc trung tâm đặt trên toàn vùng phủ sóng , hoặc kiến trúc peer-to–peer, với các thiết bị đầu cuối không dây tự cấu hình thành một mạng lưới. Hàng chục công ty mạng LAN không dây và các sản phẩm đã xuất hiện trong đầu những năm 1990 để tận dụng " nhu cầu bị dồn nén " của người sử dụng đối với dữ liệu không dây tốc độ cao. Những mạng LAN không dây thế hệ đầu tiên dựa trên các giao thức độc quyền và không tương thích. Hầu hết các mạng này hoạt động nhất trong phổ tần 26 -MHz của băng ISM 900 - MHz sử dụng trải phổ trực tiếp, với dữ liệu thì tốc độ có thể lên tới 1-2 Mbps. Cả kiến trúc hình sao và kiến trúc peer-to-peer đều đã được sử dụng. Tuy nhiên việc thiếu các tiêu chuẩn cho các sản phẩm này dẫn đến chi phí phát triển cao, sản xuất khối lượng thấp, và các thị trường nhỏ sử dụng từng loại sản phẩm riêng lẻ. Trong các sản phẩm ban đầu này chỉ có một số ít thành công nhỏ trong đó có Motorola Altair, hoạt động trên băng tần 900 MHz . Hệ thống này hoạt động trong băng tần được cấp phép 18 GHz với tốc độ dữ liệu lên tới 6Mbps. Tuy nhiên, hiệu năng của Altair bị ảnh hưởng do chi phí thiết bị cao và suy hao đường tăng lên tại băng tần 18GHz và do đó Altair cũng đã bị dừng lại sau một vài năm được đưa ra.

Các mạng LAN không dây thế hệ thứ hai ở Hoa Kỳ hoạt động trong phổ tần 83,5 MHz của băng tần ISM 2,4 GHz. Một tiêu chuẩn LAN không dây cho băng tần này là chuẩn IEEE 802.11b, đã được phát triển để giải quyết một số vấn đề về độc quyền của hệ thống thế hệ đầu tiên. Chuẩn này quy định cụ thể trình tự thực hiện trải phổ trực tiếp với tốc độ dữ liệu khoảng 1,6 Mbps (tốc độ dữ liệu thô của 11 Mbps) và khoảng cách 100 m. Kiến trúc mạng có thể là hình sao hoặc peer-to -peer, mặc dù tính năng peer-to –peer hiếm khi được sử dụng. Nhiều công ty đã phát triển sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn 802.11b, và sau khi phát triển chậm trong giai đoạn ban đầu thì sự phổ biến của mạng LAN không dây 802.11b đã mở rộng đáng kể. Nhiều máy tính xách tay được tích hợp với card mạng LAN không dây 802.11b. Các công ty và các trường đại học đã thiết lập các trạm gốc 802.11b khắp nơi trong

khu vực của của họ, nhiều quán cà phê, sân bay, khách sạn cung cấp truy cập không dây, thường là miễn phí, để tăng tính hấp dẫn cạnh tranh của họ.

Hai tiêu chuẩn bổ sung trong họ 802.11 đã được phát triển để cung cấp tốc độ dữ liệu cao hơn so với chuẩn 802.11b. Tiêu chuẩn mạng LAN không dây IEEE 802.11a hoạt động trên phổ tần số 300 MHz của băng tần 5 - GHz U- NII. Tiêu chuẩn 802.11a dựa trên điều chế đa sóng mang và cung cấp tốc độ dữ liệu 54 Mbps ở khoảng cách khoảng 30 m. Do 802.11a có băng thông lớn hơn nên có nhiều kênh hơn 802.11b, nó có thể hỗ trợ nhiều người dùng tại tốc độ dữ liệu cao hơn. Có một số vấn đề đáng kể với hệ thống 802.11a đó là chi phí đắt hơn các hệ thống 802.11b, nhưng trong thực tế, 802.11a đã nhanh chóng trở nên khá cạnh tranh về giá. Một tiêu chuẩn khác, 802.11g, có thiết kế và tốc độ dữ liệu tương tự như 802.11a, nhưng nó hoạt động tại băng tần 2,4 GHz với phạm vi khoảng 50 m. Nhiều card mạng LAN không dây và các điểm truy cập hỗ trợ cả ba tiêu chuẩn trên để tránh không tương thích.

Tại châu Âu, mạng LAN không dây phát triển xoay quanh tiêu chuẩn HIPERLAN (LAN không dây hiệu suất cao). Tiêu chuẩn HIPERLAN/2 cũng tương tự như tiêu chuẩn mạng LAN không dây 802.11a IEEE. Đặc biệt, nó có một thiết kế lớp liên kết tương tự và cũng hoạt động trong băng tần 5 – GHz tương tự băng U- NII. Do đó nó có cũng có tốc độ dữ liệu tối đa 54 Mbps trong phạm vi khoảng 30 m như 802.11a. Tuy nhiên, HIPERLAN khác với 802.11a ở giao thức truy cập của nó và tự hỗ trợ chất lượng dịch vụ (QoS).

Một phần của tài liệu ĐA ĂNG TEN và TRUYỀN THÔNG KHÔNG GIAN THỜI GIAN (Trang 25 - 27)