Hệ thống vô tuyến băng siêu rộng

Một phần của tài liệu ĐA ĂNG TEN và TRUYỀN THÔNG KHÔNG GIAN THỜI GIAN (Trang 32 - 33)

Truyền thông vô tuyến băng siêu rộng là truyền thông vô tuyến cực rộng với tiềm năng về tốc độ dữ liệu [20;21]. Khái niệm của truyền thông siêu rộng có nguồn gốc thực tế bộ thu phát Marconi’s spark-gap, mà chiếm một băng thông rất rộng. Tuy nhiên, vì chỉ có một người dùng tốc độ thấp có thể chiếm phổ, truyền thông băng rộng đã bị bỏ rơi sử udngj nhiều kỹ thuật truyền thông hiệu quả hơn. Nó được quan tâm lại khi tại hộ nghị FCC năm 2002 đã cấp phép hoạt động cho các thiết bị UWB trong dải tần số 3.1-10.6 GHz. Nó nằm dưới nền nhiễu với tất cả hệ thống trong cùng dải tần, bao gồm hệ thống quân sự và hệ thống an toàn quan trọng, các hệ thống không cấp phép như là LAN không dây chuẩn 802.11 và Bluetooth, và các hệ thống di động tế bào nơi mà các nhà khai thách chi hàng tỷ đô là cho việc sử dụng phổ tần chuyên dụng. Phán quyết của FCC khá tranh cãi khi tác động nhiễu lên phổ của người dùng. Để tối giảm các tác động của UWB trên băng người dùng băng chính, FCC đưa ra việc hạn chế công suất phát. Điều này đòi hỏi các thiết bị UWB.

Truyền thông băng siêu rộng đi kèm với những lợi thế duy nhất nó có được. UWB cung cấp dung lượng lớn. Hơn nữa với độ rộng băng thông của nó có tiềm năng tốc độ dữ liệu cao. Cuối cùng do hạn chế công suất phát nên tiêu hao năng lượng ít.

Hệ thống UWB ban đầu sử dụng xung siêu ngắn với điều chế vị trí hoặc điều chế biên độ đơn giản. Đa đường có thể làm giảm hiệu suất của những hệ thống như vậy và đề xuất để làm giảm tác động của đa đường bằng điều chế đa sóng mang và cân bằng kênh. Chính xác và sự đồng bộ nhanh cũng là một thách thức lớn cho những hệ thống này. Mặc dù còn nhiều thách thức kỹ thuật tồn tại, nhưng sự xuất hiện của công nghệ UWB đã tạo ra một sự quan tâm lớn trên cả phương diện thương mại và cộng đồng nghiên cứu để giải quết vấn đề này.

Một phần của tài liệu ĐA ĂNG TEN và TRUYỀN THÔNG KHÔNG GIAN THỜI GIAN (Trang 32 - 33)