Nâng cao tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp luận văn ths luật (Trang 97 - 98)

Sự độc lập của Toà án cũng như của Thẩm phán được thể hiện trong mối quan hệ với các cơ quan bên ngoài, quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới và quan hệ giữa chính bản thân những thành viên trong HĐXX.

- Nâng cao tính độc lập trong mối quan hệ với các cơ quan, cá nhân bên ngoài hệ thống Toà án. Đổi mới trong mối quan hệ giữa Toà án với Cấp uỷ địa phương. Cấp uỷ Đảng chỉ lãnh đạo thông qua công tác giới thiệu cán bộ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thẩm phán cũng như các chức danh chủ chốt khác của Toà án. Ngoài ra, Cấp uỷ địa phương chỉ giám sát đảng viên thực hiện điều lệ Đảng. Không nên can thiệp quá sâu vào công tác chuyên môn cũng như chỉ đạo việc xét xử của Toà án

- Đối với mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới: cần phân biệt cụ thể khi nào là quan hệ tố tụng và khi nào là quan hệ hành chính. Toà án Tối cao tập trung vào nhiệm vụ tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Việc hướng dẫn này phải được thể hiện bằng văn bản có tính chất áp dụng chung. Cần xoá bỏ ngay tình trạng thỉnh thị án hay án bỏ túi. Mọi hướng dẫn chỉ đạo đường lối của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới trong từng vụ án cụ thể phải được xoá bỏ.

- Cần phân biệt rõ mối quan hệ giữa Chánh án và Thẩm phán trong cùng một Toà án. Chánh án khi tham gia chức năng quản lý hành chính có trách nhiệm phân công công tác xét xử hợp lý, tạo điều kiện để Thẩm phán độc lập

thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình. Chánh án không được can thiệp chỉ đạo Thẩm phán, HĐXX về nội dung, đường lối xét xử, áp dụng pháp luật của từng vụ án cụ thể. Chánh án khi tham gia xét xử với tư cách là Thẩm phán có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với các thành viên khác trong HĐXX.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp luận văn ths luật (Trang 97 - 98)