Thẩm phán với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của BLTTHS

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp luận văn ths luật (Trang 63 - 83)

của BLTTHS

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán phụ thuộc vào hai yếu tố: yếu tố con người và yếu tố pháp luật. Mặc dù BLTTHS đã có nhiều sửa đổi và bổ sung nhưng vẫn còn có những quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế do đó gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng. Mặt khác, ý thức áp dụng pháp luật của Thẩm phán còn chưa cao. Vì vậy, công tác xét xử còn có nhiều hạn chế. Trong phần này, chúng tôi không đề cập tới những thành tựu đã đạt được mà chỉ nêu ra một số vấn đề cần quan tâm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán.

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong giai đoạn

chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là khoảng thời gian theo quy định của BLTTHS để Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà thực hiện các hành vi tố tụng cũng như các công việc khác để chuẩn bị cho việc mở phiên toà. Trong thời hạn này, Chủ toạ phiên toà phải có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của người tham gia tố tụng, tiến hành những công việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán phải tiến hành những công việc sau:

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án nhằm tạo điều kiện để Thẩm phán nắm vững nội dung vụ án để từ đó có hướng giải quyết vụ án đúng đắn và chính xác.

- Nghiên cứu để ra một trong các quyết định trong giai đoạn này theo quy định của pháp luật.

- Lập kế hoạch xét hỏi cũng như dự kiến các tình huống xảy ra tại phiên toà và hướng xử ly.

Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử này thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều sai sót. Việc nghiên cứu hồ sơ của Thẩm phán chưa đầy đủ đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, sau đó phải quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung với những lý do không đúng quy định của pháp luật, không yêu cầu điều tra bổ sung trong trường hợp cần thiết phải điều tra bổ sung, hoãn phiên toà không đúng quy định.

Ví dụ như vụ án Nguyễn Tuấn Phong và Trần Nhật Quang bị truy tố về tội "Cố ‎ ý gây thương tích", do TAND quận Long Biên thụ lý. Qua tài liệu hồ sơ nhận thấy Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 16/7/2004 nhưng ngày 16/7/2004 lại có quyết định hoãn phiên toà không có lý do. Theo điều 176 BLTTHS đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì phải mở phiên toà và phải có biên bản phiên toà. Nếu phải hoãn phiên toà vì lý do nào đó thì phải do HĐXX quyết định tại phiên toà theo khoản 2,3 điều 199 BLTTHS thì tuỳ từng trường hợp HĐXX ra quyết định hoặc ghi vào biên bản phiên toà.

Hay ví dụ vụ án Lê Quốc Toản và Hoàng Tuấn Việt bị truy tố về tội Cướp tài sản do TAND quận Đống Đa thụ lý. Lần thứ nhất, thụ lý ngày 9.7.2004. Đến ngày 24.7.2004, Toà án có quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 5.8.2004, tống đạt quyết định cho bị cáo. Nhưng sau đó, ngày 18.8.2004 có quyết định hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu truy tố thêm người phạm tội. Lần thứ hai, thụ lý ngày 23.9.2004, ngày 24.9.2004, Toà án lại có quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 12.10.2004, tống đạt quyết định cho bị cáo. Nhưng không có tài liệu nào phản ánh Toà án đã mở phiên toà ngày 12.10.2004 mà đến ngày 18.10.2004 lại có quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát với lý do "bị cáo sử dụng dao uy hiếp tinh thần người bị hại là trường hợp quy định tại điều 133 khoản 2 điểm d" trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để giải quyết theo thẩm quyền.

Ví dụ 3: vụ án Nguyễn Công Đạt bị truy tố về tội Trộm cắp tài sản do TAND quận Hoàn Kiếm thụ lý. Ngày 2.8.2003, Công an quận Hoàn Kiếm đã

ra qu‎yết định khởi tố vụ án trộm cắp tài sản và cùng ngày đã ra quyết định phân công điều tra vụ án hình sự cho điều tra viên Nguyễn Văn Thanh thuộc đội cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm đảm nhận từ khi khởi tố đến khi kết thúc điều tra vụ án vẫn do điều tra viên được đảm nhiệm. Ngày 22.3.2004, TAND quận Hoàn Kiếm đã mở phiên toà xét xử. Trong phần xét hỏi thấy việc người bị hại yêu cầu được định giá tài sản là có căn cứ. Do đó HĐXX đã hoãn xử trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung theo yêu cầu của người bị hại. Nhưng những tài liệu điều tra bổ sung lại do điều tra viên Phạm Trung Thành điều tra. Trong khi không có tài liệu nào trong hồ sơ thể hiện điều tra viên Phạm Trung Thành được phân công điều tra vụ án. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của điều tra viên được quy định tại điều 35 BLTTHS. Do đó, Thủ trưởng cơ quan điều tra không có quyết định phân công điều tra viên Phạm Trung Thành nhưng lại tham gia điều tra vụ án là không đúng pháp luật. TAND quận Hoàn Kiếm vẫn tiến hành xét xử với nội dung vụ án như trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Qua những ví dụ trên cho thấy những sai lầm thiếu sót như:

- Đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng không mở phiên toà là tráI với quy định tại điều 176 khoản 2 điểm 3 BLTTHS "Toà án phải mở phiên toà trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử".

- Trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát truy tố bị cáo theo khoản nặng hơn trong cùng một điều luật không thuộc trường hợp trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Theo quy định tại điều 196 khoản 2 BLTTHS thì "Toà án có quyền xét

xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật".

- Theo quy định tại điều 121 khoản 2 BLTTHS "Toà án chỉ được trả hồ

sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần", có nghĩa là Toà án được trả hồ sơ

cho Viện kiểm sát lần thứ 2 để yêu cầu điều tra bổ sung. Theo kết luận của Chánh án TANDTC tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án năm 1993:

"Khi trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, Toà án cần nêu đầy đủ những vấn đề cần được điều tra bổ sung. Nếu Viện kiểm sát trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án không nêu rõ lý do của việc không điều tra bổ sung hoặc nêu không đầy đủ ly do của việc không điều tra một số vấn đề nào đó mà Toà án đã nêu ra, thì Toà án có quyền trả lại hồ sơ một lần nữa để yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung". Từ hướng dẫn này cho thấy: Toà án chỉ được trả hồ sơ đến lần thứ hai trong trường hợp những vấn đề nêu trong lần trả hồ sơ lần thứ nhất không được Viện kiểm sát đáp ứng mà không có lý do. Không thể trả hồ sơ mà mỗi lần trả có yêu cầu điều tra bổ sung khác nhau. Do đó, Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tránh việc trả hồ sơ không đúng quy định của pháp luật.

- Thẩm phán khi nghiên cứu hồ sơ không phát hiện ra những vi phạm trong quá trình điều tra vụ án của cơ quan điều tra dẫn đến vụ án bị huỷ, trách nhiệm chính thuộc về Thẩm phán và rõ ràng từ khi nhận hồ sơ và quá trình nghiên cứu của Thẩm phán vẫn chưa coi trọng phần tố tụng mà chủ yếu tập trung phần nội dung và hướng giải quyết vụ án.

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong phiên toà hình sự

- Phải bảo đảm việc xét xử công khai, trực tiếp, bằng lời nói và việc tranh tụng tại phiên toà. Ví dụ vụ án đối với bị cáo Đỗ Thị Hoan bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, TAND quận Cầu Giấy đã xét xử vào ngày 6.4.2004. Trong biên bản phiên toà phản ánh: Tại phiên tòa chủ toạ phiên toà xét hỏi người tham gia tố tụng vắng mặt qua điện thoại di động. Hành vi tố tụng này của thẩm phán đã vi phạm điều 184 BLTTHS "xét xử

trực tiếp bằng lời nói".

- Khai mạc phiên toà: khi bắt đầu phiên toà, chủ toạ đọc quyết định

đưa vụ án ra xét xử (điều 201 BLTTHS). Tuy nhiên trong thực tiễn, mỗi lần

mở phiên toà Toà án thường xét xử nhiều vụ án. Do đó, nhiều Thẩm phán thường đọc tất cả các quyết định đưa vụ án ra xét xử cùng một lúc là không

chính xác. Nếu có nhiều vụ án cùng xử trong một phiên toà, thì khi xét xử xong vụ thứ nhất, Thẩm phán Chủ toạ phiên toà mới được quyền đọc quyết định đưa vụ án thứ hai ra xét xử. Cũng trong phần khai mạc, Chủ toạ phiên toà tiến hành kiểm tra căn cước của bị cáo, những người được triệu tập tới phiên toà và giải thích quyền và nghĩa vụ của họ. Hiện nay, việc kiểm tra căn cước chỉ mang tính chất hình thức. Ví dụ khi kiểm tra căn cước của bị cáo Chủ toạ phiên toà chỉ hỏi rõ họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, trình độ văn hoá, họ tên cha mẹ, đã có tiền án tiền sự hay chưa,... Công việc này chỉ dừng lại ở việc hỏi và đáp. Ngoài ra không hề có bất kỳ biện pháp đối chiếu, so sánh về căn cước của những người được kiểm tra vì vậy không thể tránh được những sai sót. Ví dụ như đối với vụ án Vừ Thị Mo bị truy tố về tội Mua bán trái phép chất ma tuý do TAND tỉnh Lai Châu xét xử ngày 02.10.2001. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án này thì căn cước l‎ý lịch của bị cáo chưa được xác định đầy đủ chính xác. Theo biên bản bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang thì họ và tên của người bị bắt giữ là Và Thị Mỷ, sinh 1976. Tại lệnh tạm giữ, lệnh khám xét nhà ở, đồ vật, biên bản ghi lời khai của người bị tạm giữ đều ghi là Và Thị Mỷ (tên gọi khác là Vừ Thị Mỏ) và ghi các năm sinh là 1971, 1972, 1976. Tại lệnh tạm giam bị can, bản kê khai lý lịch bị can, kết luận điều tra vụ án, cáo trạng đều ghi là Và Thị Mỷ (tên gọi khác là Và Thị Mo) sinh năm 1971. Tại đơn xin tha tội chết, người bị kết án ghi tên là Và Thị Mỷ (tên gọi khác là Và Thị Mo). Tại giấy chứng minh nhân dân thì người phạm tội có tên là Vừ Thị Mo, sinh 1970, tại sổ hộ khẩu gia đình thì bị cáo có tên là Và Thị Mo sinh 1971. Như vậy, bị cáo Vừ Thị Mò, còn có các tên gọi khác là Và Thị Mo, Và Thị Mỷ, Vừ Thị Mò, sinh 1970 (theo chứng minh nhân dân.). Tuy nhiên, bản án hình sự phúc thẩm số 19/HSPT ngày 15/1/2002 Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội kết án bị cáo với họ và tên là Và Thị Mỷ (tên gọi khác là Và Thị Mo) là chưa đầy đủ, không phù hợp với giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.[33,tr25].

Ngoài ra, việc phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Theo quy định tại điều 201BLTTHS thì Chủ toạ phiên toà kiểm tra căn cước của những người được triệu tập đã có mặt và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà. Tại điểm 1.3 mục III Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn như sau:"Việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người được triệu

tập đến phiên toà, chủ toạ phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ quy định tại điều luật tương ứng của BLTTHS. Ví dụ: Đối với bị cáo phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ quy định tại điều 50 BLTTHS, đồng thời cần công bố thêm quy định tại điều 188 BLTTHS cho họ biết". Tuy nhiên

tại các phiên toà, các Thẩm phán Chủ toạ phiên toà thường không thực hiện đúng các quy định này, việc giải thích và phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người được triệu tập hợp lệ đến phiên toà được tiến hành rất sơ lược và không phổ biến đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều luật tương ứng. Ngay trong giáo trình về kỹ năng xét xử các vụ án hình sự để đào tạo nghiệp vụ xét xử cho Thẩm phán tại Học viện tư pháp, cũng đưa ra cách thức khác. Ví dụ khi hướng dẫn về kỹ năng giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo, giáo trình có liệt kê bị cáo có 10 quyền trong đó có quyền "sau

phiên toà, được đề nghị xem biên bản phiên toà"[12,tr 280, 281] và quyền này

không được ghi nhận tại điều 50 BLTTHS. Hay trong giáo trình cũng không hề nhắc nhở tới việc phổ biến điều 188 BLTTHS theo như hướng dẫn trong Nghị quyết. Về nghĩa vụ, điều 50 BLTTHS quy định "Bị cáo phải có mặt theo

giấy triệu tập của Toà án, trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã". Không hề có quy định

bị cáo phải chấp hành nội quy phiên toà như trong giáo trình đào tạo Thẩm phản hướng dẫn khi phổ biến nghĩa vụ cho bị cáo. Đối với những người tham gia tố tụng khác cũng tương tự như vậy. Mặt khác, việc phổ biến quyền và nghĩa vụ này có đòi hỏi phải đúng từng câu từng chữ trong điều luật không

hay Thẩm phán được quyền phổ biến tuỳ nghi miễn sao đủ quyền và nghĩa vụ của họ là được. Đây là những vẫn đề mà pháp luật chưa quy định chi tiết dẫn đến việc áp dụng không đồng bộ trong quá trình xét xử các vụ án hình sự.

- Khi xét xử Toà án phải đảm bảo sự có mặt của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng tại phiên toà bao gồm: kiểm sát viên. bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định được vắng mặt. Trong trường hợp những người này vắng mặt tuỳ từng trường hợp mà Toà án phải hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử bình thường. Song trong thực tiễn xét xử vẫn còn có những sai sót. Ví dụ vụ án Nguyễn Thị Loan, Trần Thị Vân bị truy tố về tội Mua bán trái phép chất ma tuý theo điều 194 khoản 1 BLHS. Tóm tắt nội dung vụ án: Khoảng 10h30 ngày 19.5.2004 Nguyễn Minh Tuệ vào quán nước của Vân mua 1 gói heroin với giá 50.000đ. Sau khi nhận tiền, Vân nói với Loan (là người bán hàng hộ Vân) là đưa cho nó một gói. Loan cầm 1 gói nhỏ mầu hồng dưới khay nhựa đựng bánh để trên bàn nước đưa cho Vân. Vân cầm rồi đưa cho Tuệ. Tuệ cầm gói thuốc cho vào túi thì bị bắt. Tại cơ quan điều tra Vân khai chỉ có mình Vân bán heroin, còn Loan không tham gia và không biết việc bán hêroin của Vân. Nguyễn Thị Loan không nhận tội, không nhận việc đưa gói hêroin cho Vân, không biết việc buôn bán heroin của Vân, Loan chỉ nhận là người trông hộ hàng cho Vân. TAND quận Đống Đa đã áp dụng điều 194 khoản 1 xử phạt Trần Thị Vân 26 tháng tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy và Nguyễn Thị Loan 24 tháng tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Mặc dù tại phiên toà, Trần Thị Vân trước sau đều khai nhận tội và đều khẳng định Loan không tham gia cùng Vân bán hêroin cho Tuệ. Bên

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp luận văn ths luật (Trang 63 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)