0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 29 -30 )

Đây là nguyên tắc hiến định và được thể hiện trong điều 15 BLTTHS 2003: "Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của TAQS có

Hội thẩm quân nhân tham gia, theo quy định của bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán."

Bản chất của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử tạo điều kiện để hoạt động xét xử được khách quan vô tư, công bằng, chính xác. Kinh nghiệm cuộc sống của Hội thẩm cùng với kiến thức chuyên môn của Thẩm phán kết hợp và bổ sung cho nhau để xác định sự thật khách quan của vụ án đảm bảo cho công tác xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Theo điều 38 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 thì Hội thẩm Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, Hội thẩm TAQS cấp quân khu do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam cử, Hội thẩm TAQS khu vực do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử.

Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Mọi vấn đề phải được Thẩm phán và Hội thẩm thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Sự ngang quyền này thể hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án từ khâu nghiên cứu hồ sơ đến việc xét xử vụ án tại phiên toà. Thẩm phán và Hội thẩm cùng tiến hành trao đổi bàn bạc những vấn đề cần thiết như kế hoạch xét hỏi, dự tính các tình huống có thể xảy ra tại phiên toà. Sự ngang quyền thể hiện rõ nét nhất tại phiên toà. Hội thẩm cũng có quyền như Thẩm phán trong việc xét hỏi để làm rõ nội dung của vụ án, giải quyết tất cả mọi vấn đề phát sinh như thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng, quyết định hoãn phiên toà, quyết định bản án. Thẩm phán không thể lấy kinh nghiệm xét xử và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình để áp đặt Hội thẩm. Nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm. Sự ngang quyền trong xét xử cũng thể hiện tính độc lập giữa bản thân những thành viên của HĐXX. Nếu không có sự độc lập, Hội thẩm rất dễ bị phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của Thẩm phán. Do đó, Thẩm phán sẽ có quyền lực tối cao làm cho hoạt động xét xử của Toà án trở nên độc đoán chuyên quyền.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 29 -30 )

×