0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Yếu tố văn hoá pháp lý

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 36 -39 )

Văn hoá pháp lý là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá nói chung. Văn hoá pháp lý là sự thống nhất của các yếu tố: kiến thức pháp lý, đánh giá và xử sự phù hợp với pháp luật. Là hình thức đặc thù của văn hoá, văn hoá pháp lý liên hệ mật thiết với văn hoá đạo đức, văn hoá chính trị và văn hoá nói chung. “ở các nước phương Tây, tôn trọng pháp luật là một truyền thống.

Đối với họ không có khái niệm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật”[9,tr

để nhằm mục đích bảo vệ chính lợi ích của mình tại Toà án. Còn ở Việt Nam lại khác. Người Việt rất trọng tình cảm. Họ cho rằng luật pháp chứa đựng những nguyên tắc cứng nhắc nhiều khi là hà khắc. Do vậy tâm lý của người Việt là sợ pháp luật, "vạn bất đắc dĩ mới phải ra chốn công đường".[9, tr

183]. Hơn nữa, chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo về đạo đức. Con người bị ràng buộc bởi rất nhiều nghĩa vụ như nghĩa vụ làm con, nghĩa vụ làm cha, làm chồng. Cái tôi, cái cá nhân không được đề cao. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành địa vị pháp lý của Thẩm phán trong pháp luật tố tụng hình sự và trong xã hội. Bởi vì ban hành một đạo luật không khó bằng việc đưa đạo luật đó vào cuộc sống. Chúng ta có thể căn cứ vào yếu tố chính trị, vào truyền thống pháp luật để quy định về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán. Nhưng nếu không tính đến yếu tố văn hoá thì những quy định đó chỉ là lý thuyết, sách vở mà thôi. Bởi vì bản thân Thẩm phán cũng được giáo dục những truyền thống đạo đức chung nhất như mọi người trong xã hội. Do đó, không thể tách biệt hẳn họ ra khỏi đời sống xã hội. Không thể không tính đến những yếu tố văn hoá đạo đức chi phối cách sống, cách làm việc của họ. Các quy tắc xử sự của họ trong xã hội chính là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng pháp luật, xây dựng địa vị pháp lý cho chính bản thân họ.

Ngoài các yếu tố trên, để hình thành địa vị của Thẩm phán trong tố tụng hình sự còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới quá trình này. Tuy nhiên theo chúng tôi đây là ba yếu tố cơ bản nhất.

Tiểu kết chương 1: Thẩm phán là một chức danh tư pháp có vai trò rất

quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Lao động của thẩm phán là lao động trí não, đầy khó khăn, phức tạp đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt

của xã hội, của công dân. [15, tr16]. Thẩm phán hoạt động trên cơ sở pháp

Pháp luật tố tụng bao gồm một tổng thể các quy định về thẩm quyền, chức năng, nghĩa vụ của từng cơ quan tố tụng, các quy định về địa vị, tư cách pháp lý của từng cá nhân, chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng. Thẩm phán là một trong các chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Địa vị pháp lý của Thẩm phán là tổng thể các quy định của

pháp luật về vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ pháp lý của Thẩm phán khi tiến hành các hành vi tố tụng được pháp luật quy định.

Việc nghiên cứu đặc điểm của các mô hình tố tụng hình sự giúp chúng ta có cơ sở khoa học để tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán. Trong mỗi một mô hình tố tụng, vị trí, vai trò, quyền hạn của Thẩm phán khác nhau. Tuy nhiên, qua phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy vai trò trung tâm của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự. Vị trí trung tâm này còn được thể hiện thông qua mối quan hệ với những người tiến hành tố tụng khác.

Để xây dựng địa vị pháp lý của thẩm phán phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, chúng ta phải hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán, các yếu tố ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của Thẩm phán. Ngoài các yếu tố pháp lý thì yếu tố văn hoá, yếu tố con người cũng ảnh hưởng tới quá trình hình thành quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán.

Chương 2. Pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam về địa vị pháp lý của thẩm phán và thực tiễn áp dụng

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 36 -39 )

×