0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Yếu tố truyền thống pháp lý

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 34 -36 )

Lịch sử phát triển của đất nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành hệ thống pháp luật. Nguồn gốc thuộc địa để lại dấu ấn sâu sắc trong hệ thống pháp luật của các nước đã từng là thuộc địa. Chẳng hạn như hệ thống pháp luật của các nước như Mỹ, Australia chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh. Các nước này không chỉ kế thừa cắc quy phạm pháp luật cụ thể mà còn cả các quan điểm nền tảng của hệ thống pháp luật. Việc nghiên cứu lịch sử pháp luật cho phép tìm hiểu nguồn gốc của hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật ở đây được hiểu theo hai nghĩa:

- Thứ nhất: đó là hệ thống pháp luật của quốc gia như hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống pháp luật Mỹ,...

- Thứ hai: hệ thống pháp luật được hiểu là tập hợp một số hệ thống pháp luật quốc gia có nhiều điểm tương đồng, theo những tiêu chí nhất định như hệ thống pháp luật Châu âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ,…Theo nghĩa này hệ thống pháp luật đôi khi còn được hiểu là truyền thống pháp luật.

Hiện nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về cách phân chia các truyền thống pháp luật. Theo tôi có bốn hệ thống pháp luật cơ bản là:

- Hệ thống pháp luật Châu âu lục địa đại diện là hệ thống pháp luật nước Pháp, Đức.

- Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, đại diện là hệ thống pháp luật nước Anh, nước Mỹ.

- Hệ thống pháp luật tôn giáo, điển hình là hệ thống pháp luật các nước hồi giáo.

- Hệ thống pháp luật XHCN, đại diện là hệ thống pháp luật Liên Xô cũ và hệ thống pháp luật của các nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như Việt Nam, Trung Quốc.

Không một hệ thống pháp luật của nước nào lại chỉ thuần nhất các dấu hiệu của một truyền thống pháp luật. Những nước đã từng là thuộc địa, đã bị thực dân nước ngoài xâm lược thì hệ thống pháp luật của quốc gia đó có thể áp dụng nhiều truyền thống pháp luật. Tương ứng với mỗi một truyền thống tư pháp thì địa vị pháp lý của Thẩm phán lại có những điểm khác nhau.

Trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, do đặc điểm nguồn luật là luật bất thành văn. Các nước theo hệ thống này chấp nhận án lệ là nguồn luật chủ yếu. Nên các Thẩm phán được giao quyền sáng tạo luật thông qua hoạt động xét xử.

Đối với hệ thống luật Châu âu lục địa Thẩm phán chỉ xác định sự thật của vụ án và tìm ra căn cứ pháp luật để áp dụng.

Trong truyền thống pháp luật XHCN có những đặc trưng riêng. Pháp luật trao quyền cho Toà án tối cao được theo dõi, tổng kết thực tiễn xét xử của các Toà án cấp dưới. Trên cơ sở đó ban hành các Thông tư, Nghị quyết hướng dẫn xét xử. Do đó, Thẩm phán ngoài nhiệm vụ xét xử ở một mức độ nào đó còn thực hiện nhiệm vụ lập pháp. Còn đối với hệ thống luật Hồi giáo, Thẩm phán được quyền độc lập giải thích kinh Koran và Sunna dựa trên sự hiểu biết của mình để áp dụng vào vụ án cụ thể.

Sự khác biệt chính của các truyền thống pháp luật lại là lĩnh vực tố tụng hình sự. Như phân tích ở phần trên, trong quá trình hình thành và phát triển cho đến nay các nhà khoa học pháp lý đã phân ra hai mô hình tố tụng gồm: mô hình tố tụng xét hỏi thường được áp dụng trong truyền thống pháp luật Châu âu lục địa, mô hình tố tụng tranh tụng thường áp dụng trong truyền thống pháp luật Anh - Mỹ, ngoài ra còn có mô hình tố tụng hỗn hợp (pha trộn) thường được áp dụng trong hệ thống pháp luật tôn giáo và hệ thống pháp luật XHCN. Còn về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong tố tụng hình sự phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn mô hình tố tụng đối với các quốc gia. Đối với các nước lựa chọn mô hình tố tụng tranh tụng thì quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán được tập trung tại giai đoạn xét xử. Trong phiên toà Thẩm phán không có quyền xét hỏi, không có quyền đưa ra quan điểm của mình mà chỉ là người điều khiển bên buộc tội và bên bào chữa sao cho phiên toà diễn ra theo đúng trình tự luật định. Thẩm phán giữ vai trò thụ động hơn luật sư. Vai trò chính của Thẩm phán trong khi xét xử là đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục tố tụng. ở Anh có câu thành ngữ "Thẩm phán nào mở miệng nói thì không

còn suy nghĩ được"[27, tr96]. Còn ở Pháp, Thẩm phán đóng vai trò quyết

định trong quá trình xét xử. Thẩm phán có trong tay toàn bộ tài liệu về quá trình điều tra, là người đặt ra câu hỏi cho những người tham gia phiên toà. Vị trí của luật sư gỡ tội rất lu mờ. Luật sư chỉ được phát biểu khi Thẩm phán chủ toạ phiên toà cho phép.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 34 -36 )

×