TƯ TƯỞNG, KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CSVN.

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 117 - 120)

1. Tư tưởng về con đường phát triển theo định hướng XHCN của nền kinh tế Việt Nam: Nam:

+ Cách mạng Việt Nam sẽ trải qua cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến lên cách mạng vô sản, xây dựng CNXH ở Việt Nam. ( Luận cương chính trị 10/1930).

+ Cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, là một thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển thành cách mạng XHCN. CMVN không thể đi con đường nào khác ngoài con đường tiến lên CNXH (Chính cương Đảng lao động Việt Nam 02/1951).

+ Đẩy mạnh cách mạng XHCN ở Miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam. (Báo cáo CT của ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 - 5 /9/1960 ).

+ Nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. (Báo cáo CT tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 - 12/1976 ).

+ Tiếp tục thực hiện đường lối CMXHCN và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN do đại hội Đảng CS toàn quốc lần thứ 4 đề ra (3/1982 và 12/1986 ).

+ Kiên trì con đường XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn (6/1991).

+ Cách mạng XHCN chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với mục tiêu biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh ( Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 : 28 - 06 - 1996 ).

2.Lý luận về cơ cấu kinh tế và chiến lược kinh tế:

+ Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền. (Luận cương chính trị 10/1930) + Chú trọng phát triển nông nghiệp, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp đồng thời xây dựng kỷ nghệ, phát triển thương nghiệp. Phát triển nền tài chính theo nguyên tắc: tài chính dựa vào sản xuất và đẩy mạnh sản xuất. ( Chính cương của Đảng lao động Việt Nam

)

+ Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. (Báo cáo chính trị tại Đại hội III)

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ; kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp. ( Báo cáo chính trị tại Đại hội IV )

+ Tập trung sức phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN, trong một cơ cấu kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng (Đại hội V )

+ Trong những năm tới, chúng ta thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Công nghiệp nặng trong bước này hướng trước hết và chủ yếu là phục vụ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ với quy mô và trình độ thích hợp ( Đại hội VI )

+ Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Trong sản xuất nông nghiệp đặt trọng tâm vào chương trình lương thực thực phẩm. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Phát triển một số ngành CNN trước hết phục vụ cho sản xuất nông lâm, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đồng thời tạo cơ sở cho các bước phát triển tiếp theo; coi trọng khai thác các tài nguyên, góp phần tạo nguồn tích luỹ ban đầu. (Đại hội VII)

+ Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng, làm cho mỗi vùng đều có chuyển biến rõ rệt, giảm sự chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng. Phát triển nhanh một số ngành công nghiệp có lợi thế, có sức cạnh tranh trên thị trường, hướng mạnh về xuất khẩu, hình thành một số ngành và sản phẩm mũi

nhọn trong các lĩnh vực như chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu.

1.9. ( Đại hội VIII )

3. Lý luận về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần:

+ Hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức trung nông để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Lợi dụng hay trung lập hóa phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản. ( Chính cương Đảng Lao động Việt Nam )

+ Lấy cải tạo XHCN làm trọng tâm, đồng thời tiến hành một bước việc xây dựng CNXH. Sử dụng, hạn chế, cải tạo và thực hiện chính sách chuộc lại và trả dần đối với tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh (Đại hội III )

+ Kết hợp chặt chẽ thành phần quốc doanh với thành phần tập thể và thành phần cá thể theo hướng ra sức phát triển thành phần quốc doanh, tăng cường thành phần tập thể, hướng dẫn tốt thành phần cá thể, lấy thành phần quốc doanh làm lực lượng nồng cốt và lãnh đạo ( Đại hội IV )

+ Cần phải có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Chính sách đó phải vừa củng cố và tăng cường được kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể làm cho kinh tế XHCN đủ sức giữ vai trò chủ đạo, vừa cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với những quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông, nhằm khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế trong mối liên kết với nhau ( Đại hội VI )

+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác ( Đại hội VII )

+ Phải chăm lo đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, làm cho kinh tế nhà nước thực sự làm ăn có hiệu quả, phát huy tốt vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã phấn đấu dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển rộng rãi các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ( Đại hội VIII )

4.Lý luận về phân phối và các nguồn thu nhập:

+ Nâng cao không ngừng mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. Xây dựng tỷ lệ thích đáng giữa tích lũy và tiêu dùng. ( Đại hội III )

+ Thi hành chế độ tiền lương theo nguyên tắc “phân phối theo lao động” đi đôi với việc mở rộng phúc lợi tập thể. ( Đại hội IV )

+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. ( Đại hội VII )

+ Công bằng xã hội không chỉ được thực hiện trong phân phối kết quả sản xuất, mà còn được thực hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, ở việc tạo ra các điều kiện cho mọi

người phát huy tốt năng lực của mình. Khuyến kích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi với chăm lo xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư.

1.10. ( Đại hội VIII )

5. Lý luận về vai trò của ngành giáo dục và của nguồn nhân lực:

+ Cùng với khoa học và công nghệ, “giáo dục và đào tạo phải được coi là quốc sách hàng đầu” để “phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của nhà nước và năng lực lãnh đạo của Đảng” để “phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển”. ( Đại hội V ) + Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. ( Đại hội VIII )

6.Lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế:

+ Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. ( Đại hội IV )

+ Chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. ( Đại hội V )

+ Chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. ( Đại hội VII ) + Chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, thông qua thương lượng để tìm những giải pháp phù hợp giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển. ( Đại hội VIII )

1.11. NHẬN XÉT :

+ Tư tưởng kinh tế và quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phản ánh đúng sự vận động hiện thực của cách mạng Việt Nam, vì vậy đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam, tập hợp và phát huy sức mạnh của mọi thành viên xã hội.

+ Các tư tưởng kinh tế và quan điểm chính trị của Đảng CSVN cũng phản ánh sự kế thừa có phê phán, sáng tạo các tư tưởng, quan điểm chính trị của các trường phái khác nhau trong đó trường phái KTCT vô sản với học thuyết kinh tế Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w