như bộ phận tư bản bất biến lưu động nói trên, nên cũng được xếp vào tư bản lưu động.
VI. Các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư (phân phối giá trị thặng dư) thặng dư)
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận ,tỷ suất lợi nhuận
a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa.
b. Lợi nhuận (ký hiệu là p)
Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư khi nó được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.
c. Tỷ suất lợi nhuận
Khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư (m’) chuyển thành tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước (ký hiệu P’)
P’ = x 100 %
- Về lượng, tỷ suất lợi nhuận bao giờ cũng nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư vì < - Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động, còn tỷ suất lợi nhuận chỉ đơn thuần phản ánh mức lời lãi của việc đầu tư tư bản.
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
-Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận
-Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi,cấu tạo hữu cơ càng cao lợi nhuận càng thấp, và ngược lại.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh, khối lượng giá trị thặng dư càng lớn, do đó tỷ suất lợi nhuận càng cao.
2. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các ngành trong chủ nghĩa tư bản
a.Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
- Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra để phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.
- Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường lại cho nhà tư bản thương nghiệp.
b.Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
- Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp dưới hình thức tư bản tiền tệ tách rời khỏi quá trình tuần hoàn của nó. Sự tách rời đó là một tất yếu.
- Lợi tức cho vay là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay (nhà tư bản hoạt động) trả cho nhà tư bản cho vay (nhà tư bản sở hữu) do việc sử dụng tư bản của người đó.
c. Địa tô tư bản chủ nghĩa
Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình quân (tức là lợi nhuận siêu ngạch) của tư bản kinh doanh nông nghiệp, do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ do việc sử dụng ruộng đất mà người đó thuê.
Thực chất đó là giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.
Các hình thức cơ bản của địa tô:
- Địa tô chênh lệch 1 là địa tô thu được từ những ruộng đất tốt, màu mỡ gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông.
- Địa tô chênh lệch 2 là địa tô thu được từ những ruộng đất do thâm canh mà có. - Địa tô tuyệt đối là địa tô cơ bản mà bất cứ ruộng tốt hay xấu đều phải nộp cho địa chủ.