Đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế:

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 36)

VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG VÀO THỰC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2.Đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế:

Đối với những doanh nghiệp nhà nước cần đẩy mạnh việc cổ phần hóa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường quyết định. Việc mua – bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con; tích cực chuẩn bị để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh do tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài. Xúc tiến việc phân định rõ quyền của cơ quan nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu việc thành lập công ty đầu tư tài chính của nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện thống nhất và có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thuộc mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Khẩn trương xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước kiểm soát, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp có thị phần lớn, có thể khống chế thị trường, trước hết là thị trường hàng hoá, dịch vụ thiết yếu đối với an sinh xã hội. Nhà nước thực hiện phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu đối với sản phẩm công ích. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế khác đầu tư và các hoạt động công ích và dịch vụ công, tham gia nhiều hơn trong đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội và các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế , thể dục thể thao…

Tạo môi trường, điều kiện để phát triển có hiệu quả hơn kinh tế tập thể; tổng kết nhân tố mới, các mô hình kinh tế tập thể làm ăn có hiệu quả để phổ biến, nhân rộng phù hợp với điều kiện của từng ngành nghề; hỗ trợ tốt hơn việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ tài chính, kế toàn cho hợp tác xã. Tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc và có chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiếp cận và mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực… để phát triển mạnh và có hiệu quả hơn nữa kinh tế tư nhân, kể cả doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn; chú trọng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhất là của các tập đoàn xuyên quốc gia, hướng mạnh hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn. Mở rộng các lĩnh vực đầu tư và đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy nhanh việc giải ngân và sử dụng có hiệu quả vốn ODA. Nâng cao hiệu quả đầu tư bằng vốn ngân sách, xác định đầy đủ trách nhiệm và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, vai trò chủ đầu tư và chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt quy chế đầu tư và xây dựng, đặc biệt là quy chế đấu thầu, quy chế giám sát đầu tư.

Nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó cần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Muốn nâng cao sức cạnh tranh cần phải nghiên cứu, vận động và triển khai khoa học công nghệ (KHCN). Bởi vậy, việc vận dụng KHCN làm giảm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh. Mặt khác kích thích việc nghiên cứu KHCN bằng nhiều cách khác nhau. Các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế cần tự chủ hạch toán giá thành, giá cả, lợi nhuận trên cơ sở giá trị.

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 36)