SỰ XUẤT HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 112 - 114)

TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TRONG XÂY DỰNG XÃ HỘI MỚI

I- SỰ XUẤT HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM. NAM.

1. Sự xuất hiện :

Trong gần một thế kỷ bị thực dân Pháp thống trị và chịu ách hà khắc của chế độ phong kiến, nhân dân Việt Nam phải vùng dậy đấu tranh giành độc lập tự do cho tổ quốc. Nhưng các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều lần lượt thất bại. Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do cách mạng Việt Nam chưa có được lý luận đúng đắn để dẫn đường và chưa tập hợp sức mạnh của cả dân tộc, chưa có được một chính đảng phản ánh và đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân lao động.

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc đó đang đặt ra các yêu cầu nóng bỏng : - Phải đánh đổ chủ nghĩa đế quốc giành độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân

dân.

- Phải xóa bỏ chế độ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ giàu mạnh.

- Phải có một giai cấp tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động và các thành phần giai cấp khác để thực hiện cách mạng.

Trước yêu cầu bức xúc của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đã rời tổ quốc từ tháng 6 năm 1911 để tìm đường cứu nước và Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, với cách mạng vô sản. Người khẳng định : “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (HCM toàn tập, NXB ST, 1980, tập I, tr 4,10). Năm 1920, tại đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tours, Nguyễn Ái Quốc

- Hồ Chí Minh đứng về phía đa số của đại hội, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng Cộng Sản Pháp.

Sau khi trở thành người chiến sĩ cộng sản. cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực vận động phong trào cách mạng ở thuộc địa, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng tư tưởng chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc để truyền về Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân.

Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công - nông theo con đường cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ hơn, mang tính thống nhất trong cả nước. Và trong vòng không đầy bốn tháng, từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929, đã có ba tổ chức đảng Cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời. Sự ra đời nhanh chóng của các tổ chức đảng lúc bấy giờ phản ánh xu thế tất yếu của phong trào dân tộc ở Việt Nam. Nhưng sự tồn tại ba đảng hoạt động biệt lập có nguy cơ dẫn đến một sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Đáp ứng yêu cầu đó, Hồ Chí Minh đã chủ trì hội nghị thống nhất Đảng tại Cửu Long, gần Hương Cảng (Trung Quốc) và ngày 03 tháng 02 năm 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.

Sự ra đời của Đảng CSVN năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng giai cấp ở Việt Nam, đó là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX. Sau khi xuất hiện cho đến ngày nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã luôn giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam và phục vụ cho lợi ích chung toàn dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có vai trò to lớn trong sự nghiệp của nhân dân Việt Nam.

2.Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam:

Hơn 60 năm qua, Đảng CSVN đã đóng góp những công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng đất nước :

+ Lãnh đạo cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( 2. 9. 1945 )

+ Thực hiện thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ 07/05/1954 buộc Pháp phải ký hiệp định Genève rút quân khỏi Miền Bắc Việt Nam (22/07/1954).

+ Động viên, cổ vũ toàn quân, toàn dân bẻ gãy cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc và buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris (23/01/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút quân Mỹ về nước.

+ Thực hiện thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc giải phóng hoàn toàn miền Nam ( 30/04/1975 ) và thống nhất đất nước.

+ Đang thực hiện khá thành công quá trình đổi mới nền kinh tế, đưa Việt Nam hòa nhập trở lại nền kinh tế thế giới với uy tín và địa vị quốc tế ngày càng được củng cố.

Vai trò to lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện cán bộ cho đảng.

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w