- Mối quan hệ giữa nhân tố bên trong với nhân tố bên ngoài, giữa nội lực với ngoại lực Từ lâu ta đã nhấn mạnh "nội lực là quyết định, ngoại lực là quan
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.6. Vai trò của Nhà nước trong nền KTTT qua lý thuyết kinh tế hỗn hợp
1.6.1. Khái niệm lý thuyết kinh tế hỗn hợp
“Nền kinh tế hỗn hợp” là nền kinh tế kết hợp kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
1.6.2. Vai trò của Nhà nước trong nền KTTT qua lý thuyết kinh tế hỗn hợp
Theo lý thuyết kinh tế hỗn hợp, Nhà nước có bốn vai trò chính trong nền kinh tế thị trường như sau:
• Thiết lập khuôn khổ pháp luật:
Chức năng đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường là thiết lập khuôn khổ pháp luật. Chính phủ cần phải xây dựng một hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, ngay cả người tiêu dùng và Chính phủ cũng phải tuân theo quy tắc này. Nó bao gồm các quy định, chế tài cho quá trình sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ… và các ngành kinh tế khác. • Đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế:
o Hạn chế độc quyền, đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động cạnh tranh. Đảm bảo cho thị trường duy trì ở mức cạnh tranh hoàn hảo – thị trường có đủ số lượng doanh nghiệp hoặc không doanh nghiệp nào có thể ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn vấn đề cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền trong nền kinh tế – một vài doanh nghiệp có khả năng tác động đến giả cả hàng hóa trong thị trường. Khi tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền xảy ra, giá cả hàng hóa trong thị trường sẽ bị bóp méo, thị trường không phản ánh được cung, cầu vốn có của nó.
o Ngăn ngừa và khắc phục các hoạt động tiêu cực từ bên ngoài: khi một doanh nghiệp hay một cá nhân có tác động tới một doanh nghiệp hay một cá nhân khác tạo ra lợi ích hoặc chi phí mà doanh nghiệp hay cá nhân đó không đáng được hưởng. Chính phủ cần sử dụng luật pháp điều hành nhằm ngăn ngừa và khắc phục các hoạt động tiêu cực đó.
o Sản xuất các loại hàng hóa công cộng: hàng hóa công cộng có những đặc thù riêng như: ích lợi của hàng hóa công cộng đối với xã hội và tư nhân là khác nhau. Đối với xã hội, hàng hóa công cộng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên đối với tư nhân thì sản xuất hàng hoá công cộng mang lại ít lợi nhuận.
Ngoài ra còn có những hàng hóa công cộng liên quan đến các lĩnh vực quốc gia như quân sự, quốc phòng… vì vậy, để đảm bảo an toàn cũng như ổn định thì việc sản xuất cũng như quản lý các loại hàng hóa này không thể giao cho các doanh nghiệp tư nhân.
o Thuế: để duy trì hoạt động, nguồn thu quan trọng và chủ yếu nhất của Chính phủ là từ thuế. Chính phủ phải ban hành và duy trì một chính sách thuế công bằng và phù hợp với người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thông qua thuế, Nhà nước sẽ điều tiết được tiêu dùng và đầu tư. • Đảm bảo sự công bằng: Tuy nền kinh tế thị trường có những ưu điểm vượt trội nhưng nó vẫn có thể gây ra tình trạng mất bình đẳng trong xã hội do chênh lệch về thu nhập. Chính vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách nhằm phân phối lại thu nhập. Các công cụ giúp Nhà nước phân phối lại thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội bao gồm:
o Thuế thu nhập: tùy thuộc vào thu nhập của cá nhân hay từng doanh nghiệp mà có mức thuế thu nhập khác nhau. Thuế thu nhập thường áp dụng thời điểm hiện tại là thuế thu nhập lũy tiến, đánh vào người có thu nhập cao nhiều hơn người có thu nhập thấp.
o Bảo hiểm xã hội: dựa vào nguyên tắc chia sẻ rủi ro, Chính phủ thiết lập các chính sách bảo hiểm xã hội như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chi trả lương hưu...
o Phúc lợi xã hội: trợ cấp cho những người có điều kiện khó khăn, cho những gia đình có công với đất nước...
• Ổn định kinh tế vĩ mô:
Sự phát triển kinh tế thị trường luôn đi kèm theo các vấn đề tất yếu như lạm phát, thất nghiệp. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học, nền kinh tế một quốc gia, trong dài hạn, không thể duy trì đồng thời ba yếu tố: kinh doanh tự do, tỷ lệ lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp (bộ ba bất khả thi). Tuy nhiên, để duy trì các tỷ lệ này sao cho phù hợp và có lợi cho nền kinh tế nhất, Chính phủ có thể sử dụng một cách thận trọng quyền lực về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
o Chính sách tiền tệ: được Ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị trường tài chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả. Các công cụ mà Nhà nước thường sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ bao gồm:
Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại.
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số tiền cần giữ lại để dự trữ, giảm thiểu rủi ro thanh toán trên tổng số tiền gửi huy động.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ.
Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, nhưng vẫn có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất.
Công cụ hạn mức tín dụng: là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước.
o Chính sách tài khóa: Đây là những chính sách quan trọng nhất vì nó không chỉ tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế mà còn có ý nghĩa dẫn dắt, định hướng thị trường. Chính sách tài khóa thường rất linh hoạt để điều chỉnh kịp thời các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Các công cụ mà Nhà nước thường sử dụng để thực hiện chính sách tài khóa bao gồm:
Thuế: Thông qua chính sách thuế, Nhà nước có thể điều tiết được chi tiêu, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư; khuyến khích hoặc hạn chế các hoạt động kinh doanh. Một chính sách thuế phù hợp có thể tác động tích cực đến nền kinh tế, phân bổ lại thu nhập cũng như các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, một chính sách thuế không phù hợp sẽ kìm hãm nền kinh tế, gây bất bình trong xã hội.
Chi tiêu của Chính phủ: Thông qua chi tiêu, Nhà nước có thể điều tiết được hoạt động của thị trường kinh tế. Để khuyến khích phát triển một ngành nghề kinh tế, Nhà nước có thể thúc đẩy, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành...
Kết luận: Bản chất của lý thuyết kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế thị trường giúp xác định giá cả và sản lượng. Trong khi đó, Chính phủ thông qua các chính sách của mình giúp nền kinh tế có định hướng, phát triển ổn định và đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà nước cũng có những hạn chế (như sai lầm trong định hướng, hoạt động kém hiệu quả, hiện tượng tham nhũng...) dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, không phù hợp với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị trường. Vì vậy theo Samuelson, sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn “trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh”.