Vai trò của Nhà nước – bàn tay hữu hình trong lý thuyết kinh tế của Keynes

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 74 - 75)

- Mối quan hệ giữa nhân tố bên trong với nhân tố bên ngoài, giữa nội lực với ngoại lực Từ lâu ta đã nhấn mạnh "nội lực là quyết định, ngoại lực là quan

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.5. Vai trò của Nhà nước – bàn tay hữu hình trong lý thuyết kinh tế của Keynes

John Maynard Keynes (1883-1946), sinh tại Anh. Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ. Ông từng làm cố vấn cho chính phủ Anh về ngân khố quốc gia và là chủ bút tạp chí “ Nhà kinh tế”. Ông viết nhiều tác phẩm, trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm “ Học thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ ” (1936). Các tác phẩm của ông đã góp phần làm phong phú thêm lý thuyết kinh tế học và là cơ sở cho các chính sách kinh tế nhằm điều tiết nền kinh tế của nhiều chính phủ.

Học thuyết kinh tế của Kynes ra đời trong hoàn cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm phá sản học thuyết tự điều chỉnh kinh tế của trường phái cổ điển và tân cổ điển. Ông đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. Theo ông, cần phải có sự tác động điều tiết của nhà nước để kích thích tổng cầu của nền kinh tế bằng nhiều cách : tác động tăng nhu cầu nhà nước; tăng nhu cầu đầu tư nhà nước để tạo công ăn việc làm cho khu vực công cộng nhằm cải thiện phúc lợi xã hội; in thêm tiền cho lưu thông để hạ lãi suất nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân; tạo ra lạm phát có mức độ để kích thích tiêu dùng….

Ông chỉ ra rằng, tổng cầu bao gồm cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Do tác động của khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập, làm cho tiêu dùng giảm tương đối. Mặt khác, hiệu quả giới hạn của tư bản giảm gây mất lòng tin của doanh nghiệp vào thu nhập tương lai, do vậy, họ từ bỏ việc đầu tư, làm khả năng thu hút việc làm giảm, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng. Ngoài ra cầu đầu tư còn phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất, khối lượng tiền tệ lưu thông. Tất cả các yếu tố này ảnh hưởng tới tổng cầu , từ đó ảnh hưởng tới việc làm. Do vậy, để hạn chế thất nghiệp phải tác động tới tổng cầu, điều này cần tới “ bàn tay” của nhà nước, không thể phó mặc cho thị trường.

Kynes đã đưa ra các biện pháp, chính sách điều chỉnh tổng cầu như sau:

• Đối với cầu đầu tư : nhà nước cần tăng thêm các đơn đặt hàng đối với các công ty, đặc biệt là công ty xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tăng tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và cầu lao động để tăng việc làm

Đối với các doanh nghiệp lớn, nhà nước cần giảm lãi suất, thực hiện ưu đãi tín dụng, giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư.

Thực hiện “lạm phát có mức độ nhằm kích thích thị trường nhưng không nguy hiểm: Giảm lãi suất và tăng thêm lượng tiền vào lưu thông. Khi nền kinh tế đạt tới trạng thái cân bằng với mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát sẽ tự động dừng lại.

Tăng thuế để điều tiết một phần thu nhập trong dân cư đưa vào ngân sách tạo điều kiện tăng chi cho mục đích đầu tư, mở rộng , khuyến khích các hình thức đầu tư nhằm giải quyết nạn thất nghiệp.

• Đối với cầu tiêu dùng: ông cho rằng nên thực hiện các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân, đặc biệt là tiêu dùng của tầng lớp giàu có, quân sự hóa nền kinh tế.

Học thuyết bàn tay hữu hình của Kynes có một ý nghĩa nhất định đối với việc vạch ra chính sách kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Đầu tiên, việc tạo thêm công ăn việc làm cho người dân giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, kinh tế, xã hội. Thứ hai, việc đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng cũng tạo việc làm, tạo điều kiện cho lưu thông trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho dân cư. Thứ ba, việc mở rộng đẩu tư thu hút lao động, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Thứ tư, chính sách tiền tệ mở rộng nhằm giảm lãi suất kích thích đẩu tư và tiêu dùng.

Tuy nhiên, học thuyết này còn một số hạn chế: việc gia tăng tổng cầu trong nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng có thể gây ra việc tăng giá dẫn tới lạm phát. Ngoài ra, thực tế khó tính toán một cách chính xác liều lượng của việc tăng giàm chi tiêu, thuế khóa. Việc giảm lãi suất để kích thích đầu tư dẫn đến hiện tượng rút vốn đầu tư ở một nước để đầu tư vào những nước có lãi suất cao hơn làm cho đầu tư trong nước không tăng mà lại sụt giảm và ngược lại.

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w