TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA HỒ CHÍ MIN H( 1890 1969 ).

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 114 - 117)

1. Sơ lược tiểu sử :

Chủ Tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, đi học có tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác. Từ tháng 8/1942 trở đi lấy tên là Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh sinh ngày 19. 05. 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước. Người theo học trường Quốc học Huế (1905 - 1910) và sớm có chí làm cách mạng. Từ năm 15 tuổi, Nguyễn Tất Thành đã tham gia công tác bí mật. Đầu năm 1911, Nguyễn Tất Thành bỏ học và tìm đường ra nước ngoài để kiếm một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước. Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp. Sau Cách mạng tháng 10 Nga, Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ Nghĩa Mác-Lênin và kết hợp nó chặt chẽ với chủ nghĩa yêu nước. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc gia nhập quốc tế cộng sản, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Từ đầu 1921 đến 6/1923 tại Pháp, Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo “Người cùng khổ” và viết bài cho nhiều báo khác. Năm 1925 xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Từ tháng 6 - 1923 đến cuối 1924, Người nghiên cứu và hoạt động ở Liên Xô và tư tưởng giải phóng dân tộc của người đã hình thành cơ bản. Tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (6 -1925), xuất bản báo, đào tạo cán bộ và viết tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927). Tháng 4 -1927 sau vụ phản biến của bọn Tưởng Giới Thạch ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô, rồi sang Thái Lan. Mùa thu năm 1929, Người từ Thái Lan về Hương

Cảng để tổ chức hội nghị thành lập Đảng CSVN họp từ 3/2/1930 đến 7/2/1930. Hoảng sợ trước cao trào cách mạng 1930 - 1931 và ảnh hưởng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với các nước Đông Nam Á, tháng 6 - 1931 đế quốc Anh đã bắt giam Người dưới tên gọi là Tống Văn Sơ tại Hương Cảng và tới mùa xuân 1933 mới được thả ra. Sau khi nối lại liên lạc với Đảng cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô vào học Đại học Lênin và sau đó công tác ở Viện nghiên cứu những vấn đề dân tộc và thuộc địa của quốc tế cộng sản. Mùa Đông năm 1938, Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc, vừa hoạt động trong đơn vị bát lộ quân Trung Quốc vừa tìm cách liên lạc với các đồng chí trong nước. Trong thời gian này Người đã gởi thư chỉ đạo về đường lối chiến lược và sách lược trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939 ). Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Với tên gọi là Hồ Quang, Người về đến Hoa Nam (Trung Quốc) để bắt liên lạc với Trung ương Đảng và chuẩn bị điều kiện về nước hoạt động, đồng thời giữ vững liên lạc quốc tế. Cuối tháng 12 năm 1940, Người trở về nước, sống tại một làng ở biên giới Việt Trung. Ngày 08 tháng 02 năm 1941 về Pắc - Bó, chủ trì các hội nghị của Đảng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 8 năm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng chống Nhật của người Việt Nam ở đó, nhưng đã bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam hơn một năm, giải qua 13 huyện và khoảng 30 nhà lao tỉnh Quảng Tây. Cuộc sống rất cơ cực, khắc nghiệt nhưng không lay chuyển được ý chí sắt đá của Người. Ghi lại thời gian này, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù”. Tháng 9 - 1943, sau khi được trả lại tự do, Người tìm cách trở về nước lãnh đạo phong trào. Tháng 7 - 1944 khi liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng tổ chức các cuộc họp để chuẩn bị ngày giờ khởi nghĩa thì Hồ Chí Minh về đến Pắc - Bó và Người đã hoãn cuộc khởi nghĩa.Từ đó Người đã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để chuẩn bị cho khởi nghĩa. Tháng 05 - 1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Ngày 25-8 -1945, Người từ Tân Trào trở về Hà Nội để cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng 8. Thắng lợi của cách mạng tháng 8 đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thay mặt chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn độc lập do Người soạn thảo. Để giữ vững chính quyền cách mạng trước sự quay trở lại của thực dân Pháp, ngày 06 tháng 01- 1946 cuộc tổng tuyển cử đã được tiến hành thắng lợi trong cả nước. Ngày 02-03-1946 tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó, trên cương vị lãnh tụ cao nhất của Đảng và của cả dân tộc, Hồ Chủ Tịch đã bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, dũng cảm và dày dạn kinh nghiệm đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh nguy hiểm để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Nhưng giữa lúc nhân dân cả hai miền Nam - Bắc đang tập trung sức bước vào giai đoạn mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ thì Hồ Chủ Tịch lâm bệnh và qua đời lúc 9g 47 phút ngày 02-09-1969 để lại lòng tiếc thương vô hạn trong cả nước và trong lòng bạn bè khắp năm châu.

2.Các tác phẩm - Thế giới quan và phương pháp luận :

+ Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của mình, Hồ Chủ Tịch để lại một số tác phẩm được đánh giá cao và rất nhiều bài báo, bài phát biểu về sau này được tập hợp lại trong tuyển tập Hồ Chí Minh. Các tác phẩm tiêu biểu của Người là : “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Đường cách mệnh” (1924); “Nhật ký trong tù”.

+ Qua các tác phẩm, bài báo, bài phát biểu... Hồ Chủ Tịch thể hiện thế giới quan duy vật biện chứng và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.

+ Quan điểm giai cấp: Người bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và suốt đời hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc.

+ Phương pháp luận: kết hợp phương pháp biện chứng và phương pháp lịch sử trong một văn phong đơn giản, dễ hiểu nhưng thâm thúy và có tính thuyết phục cao. Nhờ đó Người đã dễ dàng truyền bá học thuyết Mác -Lênin sâu rộng trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng.

3.Nội dung tư tưởng kinh tế - chính trị chủ yếu:

a) Tư tưởng về chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

CNXH là gì ? Theo Hồ Chủ Tịch, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no, sống một đời hạnh phúc.

Tất cả đường lối, phương châm, chính sách của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.

Xác định đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

+ Phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo CNXH, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.

+ Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm chính, làm gốc. Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế... phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh.

+ Trong nền kinh tế quốc gia có ba mặt quan trọng : nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau.

+ Lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý cả các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế... (Bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hải Dương ngày 15 - 02 - 1965. Báo Nhân dân ngày 15 - 02 - 1965).

b)Khẳng định các trọng điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

+ Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.

+ Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng.

( Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 của BCH TW khoá III ).

c)Đề ra các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế.

+ Phải xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, phẩm chất và năng lực tương ứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Muốn xây dựng CNXH, phải bồi dưỡng con người XHCN.

Đó là con người có đạo đức : cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng không dối trá.

Mọi đảng viên ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng cố lập trường giai cấp vô sản, cố nắm vững những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam.

Cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên môn. + Giải quyết một số vấn đề mấu chốt trong quản lý kinh tế.

Khẳng định trong công cuộc xây dựng nước nhà, việc quản lý tài chính là cực kỳ quan trọng

Muốn quản lý tốt thì cần phải :

- Dân chủ, công khai, sổ sách minh bạch.

- Theo kế hoạch : nhìn xa, thấy rộng, tỷ mỷ, chu đáo, thật sát cơ sở.

- Nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn cân đối. Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế.

- Tổ chức tốt phong trào thi đua vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất vừa thực hành tiết kiệm. + Chú trọng các giải pháp tạo động lực cho sự phát triển.

( Phải coi trọng nhân tố con người, nhân tố sức lao động. ( Chú trọng phát triển khoa học - kỹ thuật.

( Dựa vào quần chúng chống tham ô, lãng phí

4.Nhận xét :

+ Tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng các quan điểm kinh tế cơ bản, đơn giản, dễ hiểu nhưng súc tích, do đó dễ đi vào lòng người và được quần chúng nhân dân đón nhận một cách sâu sắc.

+ Hồ Chí Minh đã phổ thông hóa các tư duy lý luận cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam sao cho dân chúng hiểu được dễ dàng để vận dụng vào hoạt động thực tiễn với hiệu quả cao nhất có thể có.

+ Nội dung cốt yếu trong tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh là: Tìm cách phát triển sản xuất trong sự thống nhất biện chứng giữa công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp dựa trên nền tảng phát huy tính chủ động, sáng tạo, hiệu quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật cao của người lao động thông qua bộ máy quản lý nhà nước trong sạch, chí công, vô tư và triệt để tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Đề cương học thuyết kinh tế nâng cao (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w