5. Kết cấu của đề tài
4.3.6. Nâng cao năng lực và ý thức đội ngũ cán bộ, giảng viên về tự chủ
chủ tài chính
Năng lực của đội ngũ cán bộ là nhân tố ảnh hƣởng tới mọi hoạt động của bất cứ đơn vị nào. Để thực hiện tốt việc tự chủ về tài chính tại Trƣờng đòi hỏi mỗi cá nhân đều phải có ý thức phấn đấu, rèn luyện bất kể ở vị trí nào, đảm nhận công việc nào, từ khối cán bộ phục vụ, cán bộ quản lý, cán bộ kế toán, khối giảng viên. Với đội ngũ cán bộ phục vụ tốt, hoạt động dịch vụ chất lƣợng cao sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại uy tín cho Trƣờng. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tài chính kế toán giỏi, năng động sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính kế toán đƣợc tốt với đội ngũ giảng viên giỏi sẽ nâng cao chất lƣợng giảng dạy của Trƣờng, nâng cao vị thế của Trƣờng từ đó có ảnh hƣởng đến nguồn thu và tình hình chi tiêu của đơn vị.
Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên cần có kế hoạch tổng thể lâu dài với nhiều phƣơng thức để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ. Theo đó, Trƣờng cần phải đào tạo 3 nhóm đối tƣợng chính là:
- Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ quản lý: Nhằm nắm bắt, cập nhật, hoàn thiện kiến thức quản lý về tài chính, nhân lực, nghiệp vụ chuyên môn… Để tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của mỗi cá nhân, có kiến thức về tài chính để quản lý tài chính đơn vị đúng theo những quy định của Nhà nƣớc, triển khai cơ chế tài chính mới hiệu quả. Những cán bộ quản lý chuyên môn thì phải đƣợc đào tạo kiến thức chuyên ngành.
- Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tài chính kế toán: Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán sẽ quyết định chất lƣợng, hiệu quả của công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính. Vì vậy nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán là yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một đơn vị nào trƣớc yêu cầu của cơ chế tài chính mới, và cũng là vấn đề quan trọng của Trƣờng. Trong cơ chế mới đòi hỏi cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải nắm bắt cập nhật, hoàn thiện kiến thức tài chính kế toán, áp dụng chính xác, có hiệu quả cơ chế quản lý tài chính, kế toán mới của Nhà nƣớc phù hợp với hoạt động thực tiễn của đơn vị, linh hoạt, năng động xử lý các vấn đề về tài chính đảm bảo sự vận hành bộ máy của đơn vị có kết quả tốt, đồng thời tham mƣu cho thủ trƣởng đơn vị, cung cấp thông tin tài chính chính xác cho Thủ trƣởng đơn vị để ra quyết định về phƣơng hƣớng hoạt động của đơn vị. Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính kế toán cần:
+ Tạo điều kiện để cán bộ phòng Tài chính - kế toán theo học các lớp tập huấn, bồi dƣỡng chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính, đặc biệt là các văn bản về tự chủ tài chính giúp cán bộ tài chính cập nhật và nghiên cứu thực hiện đúng, hiệu quả các văn bản quản lý của Nhà nƣớc.
+ Đào tạo, bồi dƣỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ tài chính kế toán nhằm phục vụ tốt công tác chuyên môn và hội nhập quốc tế.
+ Hỗ trợ kinh phí, điều kiện học tập để cán bộ kế toán theo học các lớp nghiệp vụ, các khóa học cung cấp chứng chỉ kiểm toán trong nƣớc và quốc tế.
- Đào tạo bồi dƣỡng cho giảng viên: Nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy, tạo uy tín cho Trƣờng, từ đó tạo cơ hội mở rộng nguồn thu cho Trƣờng. Đội ngũ giáo viên cần đƣợc tạo điều kiện học tập và nâng cao trình độ trong và ngoài nƣớc, có kiến thức ngoại ngữ, tin học để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Bên cạnh đó cần nâng cao hơn nữa nhận thức tự chủ theo tinh thần của Nghị định 43 và thông tƣ 71 trong Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên về tự
chủ tài chính. Thực tế cho thấy, thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với trƣờng đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Những mục tiêu, yêu cầu của Nghị định 43/2006/NĐ-CP về cơ bản đã đạt đƣợc. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới công tác quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, vẫn còn có một số bộ phận, cá nhân còn muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi đƣợc tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, thậm chí có ngƣời băn khoăn về chất lƣợng hoạt động của đơn vị sẽ giảm, sự không công bằng trong phân phối thu nhập. Lý do này đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng của việc thực hiện quản lý tài chính theo hƣớng tự chủ. Vì vậy, lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, giáo viên và đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính cần tham mƣu cho Ban giám hiệu quán triệt thống nhất về nhận thức trong việc thực hiện tự chủ về tài chính, đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu vì thực hiện mục tiêu chung. Muốn vậy, Lãnh đạo nhà trƣờng phải tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng, ý thức chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ cho cán bộ công nhân viên thông qua hội nghị, tập huấn, hội thảo… làm cho họ nhận thức đƣợc việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính là biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của nhà trƣờng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao nguồn thu, nâng cao ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, tạo điều kiện cho tăng thu nhập, tăng phúc lợi cho ngƣời lao động.
4.3.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn nhằm giảm chi phí
Tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin với tốc độ phát triển mạnh mẽ đã có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực và hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Do vậy, quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng cũng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự đầu tƣ lớn cả về chất xám và năng lực của trang thiết bị. Quá trình thu nhận, xử lý thông tin và ra quyết định quản lý
sẽ thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và mang lại hiệu quả cao nếu áp dụng công nghệ hiện đại. Với khối lƣợng thông tin cần xử lý ngày càng lớn, nếu áp dụng phƣơng pháp thủ công, quản lý tài chính tại trƣờng sẽ không đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, gây cản trở cho quá trình tự chủ tài chính. Hiện nay, trƣờng đã và đang áp dụng công nghệ trong công tác tài chính kế toán. Tuy nhiên, với việc thu học phí và các khoản phải thu khác của học sinh sinh viên, so với một số trƣờng khác thì đây là một khâu rất lạc hậu và chậm cải tiến của trƣờng, nhà trƣờng vẫn còn sử dụng theo phƣơng pháp thủ công, tức là khi học sinh sinh viên đến thu tiền, nhân viên phòng Tài chính kế toán sẽ viết phiếu thu, chuyển cho học sinh sinh viên liên hai, còn lại liên một sẽ làm căn cứ để thống kê cho công tác thu học phí tại phòng, làm cho việc thống kê số lƣợng học sinh sinh viên chƣa đóng học phí còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi không chính xác, không đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý, đôi khi có những quyết định không chính xác đến cho học sinh sinh viên. Với thực trạng nhƣ vậy, nhà trƣờng cần có sự tham khảo từ các trƣờng bạn để có sự đầu tƣ hợp lý xây dựng phần mềm quản lý vấn đề thu học phí kết hợp với việc ứng dụng tin học trong việc quản lý học sinh sinh viên nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong công tác quản lý học sinh sinh viên trên nhiều mặt. Có nhƣ vậy mới giúp cho việc xử lý thông tin kịp thời, từ đó đƣa ra quyết định chính xác.
4.4. Một số kiến nghị
4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thực hiện tự chủ tài chính là một cuộc cải cách có quy mô lớn, lại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, do vậy cần hội đủ các điều kiện về tài chính, ngân sách về đổi mới cơ chế quản lý biên chế, hệ thống thang, bậc lƣơng để định ra bƣớc đi thích hợp. Tuy nhiên một số quy định của Chính phủ lại thể hiện tính lỗi thời đặc biệt là khoản thu học phí. Với tốc độ trƣợt giá nhƣ hiện nay thì có thể nói các trƣờng thu khó bù đƣợc chi để đảm bảo các hoạt động và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, giáo viên, khó đảm bảo tính tự chủ cho các trƣờng.
Nhƣ vậy, Chính phủ cần có quy định mới đối với thu học phí của các trƣờng cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.
4.4.2. Kiến nghị với Bộ Công Thương
Trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trực thuộc Bộ Công Thƣơng, toàn bộ ngân sách đƣợc cấp là ngân sách của Trung Ƣơng. Một mặt, trƣờng tăng cƣờng chủ động khai thác các nguồn thu, mặt khác trong thời gian tới để đạt đƣợc mục tiêu trƣờng đã đề ra đề nghị ngân sách Trung Ƣơng cấp cho trƣờng nhiều hơn nữa để đầu tƣ xây dựng cơ bản, đầu tƣ trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập. Bên cạnh đó, Bộ Công Thƣơng đã đặt mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo làm mục tiêu ƣu tiên vì vậy trong thời gian tới đề nghị Bộ Công Thƣơng sẽ tăng nguồn kinh phí đầu tƣ cho trƣờng để đơn vị sẽ thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đƣợc giao.
4.4.3. Kiến nghị với Bộ Giáo dục đào tạo
Đối với các trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay, công tác tự chủ tài chính chủ yếu chỉ căn cứ vào nguồn thu từ chỉ tiêu đào tạo chính quy nhƣng loại hình đào tạo tại các trƣờng lại rất đa dạng từ đào tạo chính quy đến đào tạo tại chức, sau đại học, liên thông, liên kết. Do đó việc xây dựng kế hoạch tự chủ tài chính cũng nhƣ việc xây dựng dự toán phải đƣợc mở rộng cho các hệ đào tạo và các đơn vị theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao.
Ngoài ra, bên cạnh quy định của Nhà nƣớc về mức học phí khung thì hàng năm Bộ Giáo dục và đào tạo còn quy định về số lƣợng tuyển sinh đầu vào cho mỗi trƣờng. Nhƣ vậy, hiện nay các trƣờng vừa bị giới hạn về mức thu học phí lại vừa bị giới hạn quy mô đào tạo dẫn đến không tăng đƣợc nguồn thu. Một số trƣờng lập kế hoạch liên kết đào tạo với các trƣờng nƣớc ngoài nhƣng thủ tục rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Vì vậy, nên chăng Bộ Giáo dục đào tạo cũng cần phải xem xét khi đƣa ra chỉ tiêu tuyển sinh cho các trƣờng, có thể dựa trên cơ sở hạ tầng của các trƣờng để đƣa ra chỉ tiêu một cách hợp lý, tránh tình trạng thừa phòng học hay giáo viên thiếu việc làm…
Để thực hiện đƣợc các biện pháp kể trên, ngoài sự nỗ lực từ phía Ban Giám hiệu, lãnh đạo nhà trƣờng cũng nhƣ sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trƣờng thì về phía Nhà nƣớc và Bộ Giáo dục đào tạo cũng càn có một vài sự điều chỉnh cho phù hợp để giúp các trƣờng đại học, cao đẳng, đào tạo nghề… tăng đƣợc phần tự chủ về tài chính cũng nhƣ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế nhƣ sau:
Hiện nay, việc thu học phí của các trƣờng áp dụng theo quy định thu học phí của Nhà nƣớc từ năm 2010, những hƣớng dẫn này đã cũ không còn phù hợp điều kiện thực tế là giá cả đã tăng quá nhiều, nguồn thu không nhiều nhƣng các tỷ lệ phải để lại để chi tăng cƣờng cơ sở vật chất, cải cách tiền lƣơng… lại rất lớn. Tự chủ về tài chính tại các trƣờng hiện nay chủ yếu mới chỉ căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo chính quy nhƣng loại hình đào tạo tại các trƣờng lại rất đa dạng từ đào tạo chính quy đến đào tạo tại chức, sau đại học, liên thông, liên kết. Do đó việc xây dựng kế hoạch tự chủ tài chính phải đƣợc mở rộng cho các hệ đào tạo và các đơn vị theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp giáo dục đào tạo nƣớc ta trong hơn 20 năm đổi mới đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung sự nghiệp đổi mới đất nƣớc của toàn Đảng, toàn dân ta; đồng thời cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết tiếp tục tự đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nƣớc.
Việc tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đã tăng cƣờng tính tự chủ của các đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị phát huy mọi khả năng của mình, tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động.
Qua 06 năm triển khai áp dụng tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt, chứng tỏ việc giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công là hƣớng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế. Trƣờng có điều kiện phát huy khả năng của mình, tăng thu, tiết kiệm chi, từ đó chi trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. Tuy nhiên cơ chế mới không tránh khỏi những vƣớng mắc cần phải giải quyết, do vậy đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với hoạt động thực tiễn của đơn vị.
Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu và thực tiễn áp dụng tính tự chủ tài chính tại trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tổng quan về giáo dục đại học, cao đẳng tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Thứ hai, trên cơ sở khảo sát thực tế tại trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, luận văn đã nêu đƣợc thực trạng tự chủ về tài chính tại Trƣờng. Từ đó, đánh giá những mặt đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc tự chủ về tài chính tại trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhƣng hy vọng những giải pháp trên nếu đƣợc quan tâm và thực hiện sẽ góp phần hoàn thiện việc tự chủ về tài chính đối với trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phù hợp với định hƣớng phát triển giáo dục đại học, cao đẳng ở nƣớc ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2011-2013, theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
2. Báo cáo nhiệm vụ và phƣơng hƣớng nhiệm vụ các năm 2011, 2012, 2013 của Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
3. Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Dự thảo chiến lƣợc giáo dục 2009-2020 5. Bộ nội vụ (2003), Thông tƣ số 89/2003/TT-BTC ngày 24/12/2003
hƣớng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính sự nghiệp Nhà nƣớc.
6. Bộ tài chính (2002), Thông tƣ số 25/2002TT-BTC ngày 21/03/2002 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.