Đánh giá chung về tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại trƣờng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 68 - 71)

5. Kết cấu của đề tài

3.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại trƣờng

Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

3.3.1. Những kết quả đạt được

Từ khi thành lập và hoạt động, trƣờng luôn đƣợc sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Công Thƣơng và các vụ chức năng của Bộ Công Thƣơng trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó việc thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã thực sự tạo điều kiện các trƣờng công lập nói chung và trƣờng cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên nói riêng thực hiện đa dạng hóa các hoạt động, khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Do đó trong thời gian qua trƣờng đã hoàn thành những nhiệm vụ đƣợc giao và đạt đƣợc các kết quả tích cực. Về phƣơng diện quản lý tài chính những kết quả đạt đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

Một là, tích cực quản lý khai thác nguồn thu

Mỗi khoa phòng ban đều tích cực trong việc khai thác nguồn thu nhằm mang lại lợi ích cho Trƣờng trên nhiều mặt. Đảm bảo thu đúng, thu đủ đối với khoản thu học phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, đơn vị đẩy mạnh khai thác các khoản thu sự nghiệp khác và thu dịch vụ theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích lũy. Các phòng chuyên môn của Trƣờng nhƣ phòng đào tạo, trung tâm chủ động liên kết đào tạo với các trƣờng, các cơ sở tại các tỉnh Hà Nội, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thái Bình, Cao Bằng…, đào tạo liên thông.

Trƣờng luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở giáo dục trong cả nƣớc. Qua đó, trƣờng có thể trao đổi kinh nghiệm về các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng; Tạo cơ hội cho giảng viên, cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm, thu nghiệm những trải nghiệm thực tế về quản lý giáo dục phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Trƣờng cũng đẩy mạnh hợp tác với các trƣờng cao đẳng, đại học nhằm phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng, tham quan khảo sát, tăng cƣờng cơ sở vật chất.

Hai là, Trường đã tích cực trong việc tiết kiệm chi góp phần tăng thêm thu nhập cho cán bộ giảng viên trong đơn vị

Quy chế chi tiêu nội bộ quy định cụ thể, rõ ràng định mức chi, khá phù hợp với tình hình thực tế và khả năng tài chính của đơn vị. Do đƣợc tự chủ về tài chính, đối với các khoản chi thƣờng xuyên, hiệu trƣởng trƣờng đƣợc quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định. Trong quá trình áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị chủ động tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ viên chức để sửa đổi, hoàn thiện Quy chế. Điều này giúp cho kế toán phản ánh chính xác hơn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạn chế tiêu cực trong thu chi và công tác thanh toán.

Bên cạnh đó, sau một thời gian thực hiện tự chủ tài chính, trƣờng đã phát huy hiệu quả quyền tự chủ sắp xếp và sử dụng nhân lực, tiết kiệm chi thƣờng xuyên, năng động trong khai thác các nguồn thu…bổ sung nguồn kinh phí hoạt động từ đó có nguồn kinh phí trả TNTT cho ngƣời lao động ngày một tăng.

Ba là, sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm theo đúng quy định của pháp luật

Công thức xác định kết quả hoạt động tài chính và trình tự phân phối kết quả theo đúng quy định của Nhà nƣớc, đồng thời đảm bảo tính cân đối, hợp lý của nguồn vốn, an toàn tài chính. Thu nhập bình quân của cán bộ, giảng viên ngày càng tăng lên đã có tác dụng khuyến khích cán bộ, giảng viên chuyên tâm hơn với công tác giảng dạy, gắn bó với trƣờng.

Trƣờng chủ động sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị học tập cần thiết nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạo, nhờ đó quy mô đào tạo của trƣờng đƣợc mở rộng, số lƣợng sinh viên đăng ký tuyển sinh vào trƣờng do đó tăng lên.

Bốn là, cơ chế quản lý tài chính khuyến khích sắp xếp, tổ chức bộ máy gọn nhẹ.

Từ đề xuất về nhu cầu cán bộ của các khoa phòng ban, trƣờng chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng và tổ chức thi tuyển hàng năm để lựa chọn đội ngũ cán bộ, giảng viên có nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, năng động, nhiệt tình trong công việc. Từ nhu cầu thực tế, Trƣờng chủ động bố trí, điều động cán bộ và bố trí sự phối hợp giữa các phòng ban để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Cơ chế quản lý của Trƣờng đã có nhiều đổi mới tích cực, áp dụng cơ chế khoán việc (trông xe, quản lý nhà khách) nhằm tiết kiệm chi phí cho đơn vị và hiệu quả cao.

Công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện khá hiệu quả. Bộ phận tài chính kiểm soát chi theo đúng văn bản, chế độ pháp luật hiện hành.

Năm là, việc xây dựng tiêu chí để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động đã gắn với hiệu quả công việc.

Trƣờng đã xây dựng đƣợc hệ thống chỉ tiêu thống nhất về đánh giá hiệu suất công tác của ngƣời lao động để làm căn cứ bình xét thi đua, chi trả thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc ngƣời nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp cho tăng thu, tiết kiệm chi thì đƣợc chi trả nhiều hơn. Cơ chế này phản ánh toàn diện sự đóng góp của mỗi cá nhân, tạo động lực khuyến khích cán bộ nâng cao hiệu suất lao động.

, thực hiện tự chủ cũng góp phần tăng cơ sở vật chất nhằm phục vụ quá trình giảng dạy, quản lý và học tập

Bên cạnh nguồn NSNN cấp cho đầu tƣ xây dựng cơ bản, thông qua việc tự chủ, trƣờng cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên đã tạo ra nguồn thu để đầu tƣ mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, đáp ứng đƣợc phần nào quá trình giảng dạy, quản lý và học tập trong giai đoạn vừa qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả của cơ chế tự chủ về tài chính tại Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)