Tình hình kết quả và phân phối kết quả hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 59)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3.Tình hình kết quả và phân phối kết quả hoạt động tài chính

Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị đƣợc sử dụng theo trình tự sau:

- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 65% - Trích lập Quỹ khen thƣởng 10%

- Trích lập Quỹ phúc lợi 20%

- Trích lập Quỹ dự phòng ổn định sự nghiệp 5%

- Trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên bình quân 10% 12 % so với tổng quỹ lƣơng cấp bậc chức vụ trong năm của trƣờng.

* Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp là nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ. Để có nguồn thu tài chính thực hiện chi thu nhập tăng thêm thì đơn vị phải mở rộng, khai thác đƣợc nguồn thu và tiết kiệm chi. Do vậy, thu nhập tăng thêm (TNTT) của cán bộ, giảng viên trong đơn vị là chi tiêu phản ánh rõ nét hiệu quả cơ chế tự chủ của đơn vị. Việc chi trả thu nhập tăng thêm của trƣờng đƣợc quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ.

Đối tƣợng đƣợc hƣởng: Cán bộ, công nhân viên, giáo viên và hợp đồng lao động dài hạn có thời gian công tác tại trƣờng từ 01 năm trở lên (không tính thời gian thử việc) nếu trong tháng không bị xử lý kỷ luật đủ điều kiện bình xét thi đua.

Thu nhập tăng thêm của từng cá nhân phụ thuộc vào tổng mức thu nhập tăng thêm của trƣờng đƣợc xác định trong năm, khả năng hoàn thành nhiệm vụ công tác và mức độ trách nhiệm của từng cá nhân. Việc xác định khả năng hoàn thành nhiệm vụ và hiệu suất công tác của cán bộ viên chức đƣợc phân

loại theo bình xét A, B, C, D. Từ đó xác định hệ số trả thu nhập tăng thêm cho từng chức danh cụ thể. Hệ số tăng thêm theo hệ số 1 là 400.000đ.

Việc xác định hệ số theo phân loại lao động đƣợc cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.4. Hệ số theo phân loại lao động Công xét Chức vụ A B C D Hiệu trƣởng 2,3 2,0 1,7 1,3 Phó hiệu trƣởng 2,0 1,7 1,3 1,1 Trƣởng phòng khoa 1,7 1,3 1,1 1,0 Phó phòng khoa 1,3 1,1 1,0 0,8 Tổ trƣởng, trƣởng ban 1,1 1,0 0,8 0,6

Viên chức, giáo viên 1,0 0,8 0,6 0,4

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính trường CĐ Công nghiệp Thái Nguyên)

Ngoài hệ số phân loại theo bảng trên có các trƣờng hợp đƣợc cộng thêm vào hệ số sau khi đã phân loại

- Tiến sĩ: Cộng 0,2 - Thạc sĩ: Cộng 0,1

- Trƣởng ban thanh tra nhân dân, trƣởng ban thanh tra giáo dục: Cộng 0,2. - Ủy viên ban thanh tra nhân dân, ủy viên thanh tra giáo dục: Cộng 0,1 Ngoài ra công tác đoàn thể đƣợc hƣởng hệ số thu nhập tăng thêm theo bảng sau:

Bảng 3.5. Hệ số thu nhập tăng thêm đối với công tác đoàn thể Công tác đảng Công tác công đoàn Công tác thanh niên Chức vụ Hệ số Chức vụ Hệ số Chức vụ Hệ số

Bí thƣ đảng ủy 0,3 Chủ tịch CĐ 0,25 Bí thƣ đoàn TN 0,2 Phó BT, T.vụ 0,25 Phó CTCĐ, T.v 0,2 Phó BT, T.vụ 0,15 Ủy viên BCH 0,2 Ủy viên BCH 0,1 Ủy viên BCH 0,1

Đối với cán bộ không chuyên trách tham gia nhiều chức vụ đoàn thể chỉ đƣợc hƣởng phụ cấp chức vụ cao nhất.

Số tiền chi trả thu nhập tăng thêm giai đoạn 2011-2013 nhƣ sau:

Bảng 3.6. Thu nhập tăng thêm giai đoạn 2011-2013

Năm TNTT (triệu đồng) Quỹ lƣơng cấp bậc, chức vụ (triệu đồng) 2011 787 7.749 2012 930 9.613 2013 1.196 10.182

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2013 - Trường CĐ công nghiệp Thái Nguyên)

Qua bảng 3.6 cho thấy chi tiền lƣơng tăng thêm ở trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên tăng dần qua các năm. Điều này chỉ rõ sự phụ thuộc của thu nhập tăng thêm chi cho cán bộ, viên chức tại trƣờng với kết quả hoạt động của đơn vị. Năm 2013 trƣờng tăng cƣờng khai thác nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và đem lại kết quả rõ rệt. Tuy nhiên kết quả này vẫn chƣa cao, đời sống cán bộ giảng viên vẫn còn nhiều khó khăn.

Việc áp dụng tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên vừa là nhu cầu khách quan vừa tạo cơ hội để trƣờng phát huy nội lực để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tăng thu nhập cho cán bộ viên chức của đơn vị. Kết quả hoạt động sự nghiệp của trƣờng ngày càng nâng cao. Tình hình tiền lƣơng, thu nhập của cán bộ, giảng viên, viên chức đƣợc cải thiện một bƣớc.

Mặt khác, nhìn vào việc xác định thu nhập tăng thêm hàng tháng thì mức chi trả của nhà trƣờng đã vận dụng đƣợc nguyên tắc: “người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn” theo nghị định 43/2006/NĐ-CP.

* Tình hình trích lập quỹ của Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên:

Bảng 3.7. Tình hình trích lập và sử dụng các quỹ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung 2011 2012 2013 Số trích lập Số sử dụng Số trích lập Số sử dụng Số trích lập Số sử dụng 1 Quỹ khen thƣởng 65 57 216 45 132 53 2 Quỹ phúc lợi 626 592 648 547 780 710 3 Quỹ dự phòng ổn định thu nhập 50 32 216 65 135 25

4 Quỹ phát triển hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động sự nghiệp 3.846 3.648 3.238 1.688 2087 2.576

Tổng cộng 4.587 4.329 4.318 2.345 3.134 3.364

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2013 - Trường CĐ Công nghiệp Thái Nguyên)

Mức trích lập quỹ cũng chính là một khía cạnh phản ánh kết quả hoạt động của các đơn vị tự chủ tài chính nói chung và khối các cơ sở giáo dục đào tạo nói riêng, bởi phải tăng thu, tiết kiệm chi và có chênh lệch thu, chi thì mới có nguồn để trích lập các quỹ. Trích lập quỹ là yêu cầu trong cơ chế quản lý tài chính nhằm đảm bảo sử dụng chênh lệch thu chi.

Trong những năm qua, nguồn thu của trƣờng không tăng

tiết kiệm chi và nỗ lực trong quản lý điều hành hoạt động của đơn

vị nên mức trích lập các quỹ cơ quan .

thực hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ cũng nhƣ hoạt động nội bộ của Trƣờng. rƣờng luôn quan tâm đến đời sống cán bộ, giảng viên, tạo ra sự đoàn kết, gắn bó giữa các cán bộ với nhau và với trƣờng.

Việc sử dụng quỹ do Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

3.2.4. Tình hình thực hiện cơ chế quản lý tài sản của nhà nước.

Việc quản lý tài sản của Nhà nƣớc tại đơn vị bao gồm:

- Có kế hoạch xây dựng, tu bổ, chống xuống cấp, bảo quản, sử dụng TSCĐ.

- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, mua sắm, tu bổ, bảo quản, sử dụng và thanh toán TSCĐ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, quy định hiện hành.

- Triệt để thi hành chế độ tiết kiệm và huy động mọi tiềm năng của TSCĐ trong đơn vị để sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hoạt động của đơn vị.

- Kiểm tra việc thực hiện các quá trình xây dựng mua sắm, tu bổ, bảo quản, sử dụng TSCĐ trong đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, chống tham ô, lãng phí.

- Tổ chức kiểm kê định kỳ và thực hiện chế độ báo cáo TSCĐ theo quy định hiện hành.

- Tổ chức thực hiện quyết định thanh lý, điều động TSCĐ của cơ quan quản lý cấp trên.

Đối với sửa chữa lớn TSCĐ, đơn vị lập kế hoạch sửa chữa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức đấu thầu theo NĐ số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

Đối với mua sắm TSCĐ đơn vị lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản trình cấp có thẩm quyền (theo phân cấp) phê duyệt, tổ chức đấu thầu, mua sắm tài sản theo thông tƣ 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 04 năm 2012 Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

Việc phân cấp trong mua sắm, sửa chữa tài sản hiện nay đã tạo điều kiện cho đơn vị phát huy tính tự chủ của mình, tinh giản các thủ tục hành chính và tăng cƣờng trách nhiệm cho đơn vị.

3.2.5. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ

Xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ: Trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên, thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, đƣợc tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP, Trƣờng đã chủ động xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình, căn cứ hƣớng dẫn xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của Bộ Tài chính tại Thông tƣ 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 09/08/2006 hƣớng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ 113/2007/TT- BTC ngày 24/09/2007 sửa đổi bổ sung Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 và các văn bản pháp quy liên quan.

Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị, trƣờng chủ động xây dựng tiêu chuẩn định mức và chế độ chi tiêu nội bộ về các khoản chi tiêu trên cơ sở các quy định của Nhà nƣớc và phù hợp với đặc thù của đơn vị. Đây là cơ sở pháp lý để trƣờng điều hành việc sử dụng kinh phí phục vụ các hoạt động trên tinh thần minh bạch hóa theo hƣớng công khai, dân chủ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển.

Các điều khoản trong quy chế này bao gồm: Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính, ngân sách áp dụng thống nhất trong toàn trƣờng, sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính và tăng cƣờng công tác quản lý nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của trƣờng.

Quy chế chi tiêu nội bộ của trƣờng đƣợc thảo luận dân chủ, công khai rộng rãi, với sự tham gia của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong trƣờng nhằm khai thác, huy động các khả năng tăng nguồn thu trên cơ sở phát triển hoạt động sự nghiệp, triệt để thực hành tiết kiệm, đảm bảo thu bù đắp chi, từng bƣớc có tích lũy, phấn đấu không ngừng cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ viên chức.

Quy chế chi tiêu nội bộ của trƣờng đã thực sự nhƣ một cuốn cẩm nang về quản lý tài chính ở trƣờng, là hành lang pháp lý để kiểm tra, giám sát và bình xét thi đua hàng năm. Quy chế đƣợc phổ biến đến toàn bộ cán bộ, giảng viên trong trƣờng đã công khai minh bạch định mức chi, quy trình thủ tục thanh toán, quyền lợi của ngƣời lao động đƣợc hƣởng, qua đó đã có những đóng góp tích cực cho hoạt động của đơn vị.

Về tự chủ tổ chức bộ máy: Theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, thì các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, viên chức phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao. Hàng năm, căn cứ và nhu cầu tuyển dụng cán bộ của các phòng ban, các khoa, Trƣờng tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển để bố trí nguồn nhân lực cho phù hợp với nhu cầu công việc.

Về hạch toán và báo cáo tài chính: Trƣờng đang áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Quyết định số 19/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ tài chính ban hành kèm theo thông tƣ 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính. Công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, lập báo cáo tài chính đƣợc thực hiện trên phần mềm kế toán, tiết kiệm thời gian và cơ bản đảm bảo yêu cầu.

Là đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, theo quy định trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đƣợc phép xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở pháp lý cho các nội dung chi hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị. Đơn vị có thể xây dựng các

định mức chi đảm bảo các hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức chi hiện hành của Nhà nƣớc. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến nay quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên ban hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2013 theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Hiện nay, quy chế đang đƣợc tiếp tục biên soạn lại và sửa đổi để phù hợp hơn với thực trạng công tác thu chi của trƣờng. Quy chế chi tiêu nội bộ này đƣợc đơn vị sử dụng trong việc kiểm soát các khoản chi hiện nay của đơn vị. Nội dung chủ yếu của quy chế chi tiêu nội bộ nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5.1.Định mức chi thanh toán cá nhân a) Tiền lương

Tiền lƣơng của mỗi cán bộ công nhân viên nhà trƣờng bao gồm 2 phần: Tiền lƣơng cơ bản và thu nhập tăng thêm.

- Tiền lƣơng cơ bản nhà trƣờng đảm bảo mức tiền lƣơng cơ bản theo cấp bậc, chức vụ, vị trí công tác và các khoản phụ cấp lƣơng theo chế độ hiện hành cho các đối tƣợng là cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong biên chế Nhà nƣớc và giáo viên, nhân viên hợp đồng dài hạn từ 3 tháng trở lên.

- Thu nhập tăng thêm: Đƣợc phân phối theo nguyên tắc ngƣời nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì đƣợc hƣởng nhiều hơn.

b)Tiền công

Tiền công tại đơn vị đã đƣợc xây dựng định mức bao gồm:

- Định mức chi trả tiền công cho các loại lao động và các loại công do cán bộ công nhân viên nhà trƣờng trực tiếp thực hiện ngoài giờ hành chính và ngày chủ nhật.

- Định mức thanh toán tiền công của các chuyên viên cao cấp đến làm việc giúp trƣờng giải quyết các công việc cụ thể trong các lĩnh vực đầu tƣ phát triển, mở rộng đào tạo, tạo thêm việc làm cho nhà trƣờng.

- Định mức chi tiền công quản lý do tăng quy mô đào tạo.

3.2.5.2. Định mức chi quản lý hành chính

Định mức chi quản lý hành chính bao gồm: - Định mức về chế độ công tác phí.

- Định mức chi tiêu hội nghị, lễ khai giảng, lễ bế giảng do trƣờng tổ chức. - Định mức chi tiếp khách

- Định mức sử dụng điện thoại - Định mức sử dụng điện, nƣớc. - Quy định sử dụng xe ô tô.

- Định mức sử dụng văn phòng phẩm. - Định mức chi phí chuyên môn nghiệp vụ.

- Định mức chi hỗ trợ cán bộ viên chức đi học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ thu hút giáo viên có trình độ tiến sĩ.

- Định mức một số khoản chi khác.

3.2.5.3. Định mức về trích lập và sử dụng các quỹ * Định mức về trích lập các quỹ:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 2006 nđ CP về tự tài chính tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 59)